CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
4.1.1. Dự báo tình hình thị trường điện
Sau gần 4 năm thực hiện Quy hoạch điện VII, ngành điện đã đạt được những thành tựu quan trọng như sản lượng điện thương phẩm tăng bình quân gần 11%/năm; công suất nguồn điện tăng nhanh, trong giai đoạn 2011-2014 đưa vào vận hành trên 13,000 MW, nâng tổng công suất nguồn điện hiện nay của cả nước lên trên 34,000 MW.
Mặc dù vậy, trong quá trình phát triển, ngành điện cũng bộc lộ một số tồn tại, như: một số nguồn điện và cung cấp khí không đáp ứng tiến độ, dẫn đến công suất nguồn điện không được phân bố đều giữa các vùng; phát triển lưới truyền tải điện 220 kV đạt thấp, dẫn đến một số thành phố lớn, khu vực trung tâm phụ tải bị quá tải, ảnh hưởng đến đến độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng.
Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Tại Quyết định số 428/QĐ-TT). Theo đó, mục tiêu là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2030.
Theo quy hoạch phát triển ngành điện – Tổng sơ đồ 7, điều chỉnh khoảng quý đầu năm 2016, nhu cầu tiêu thụ điện thương mại đến năm 2020 dự kiến đạt 234-245 tỷ kWh, khoảng 352-379 tỷ kWh vào năm 2020 và 506- 559 tỷ kWh đến năm 2030. Trong đó, khu vực miền Nam sẽ dẫn đầu tiêu thụ điện và cũng là khu vực thiếu điện trầm trong, nhất là trong bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo tiếp tục gia tăng ở khu vực này sẽ thúc đẩy sản lượng
tiêu thụ điện.
Thị trường điện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước nhằm chuyển ngành điện theo cơ chế thị trường, tăng tính minh bạch và cạnh tranh, bên cạnh đó sẽ đảm bảo sự phát triển vững mạnh của ngành, phục vụ nhu cầu cung cấp điện cho các hoạt động sản xuất và đời sống chính trị xã hội của đất nước, Để chuyển đổi cơ cấu thị trường, ngày 08/11/2013. Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg được ban hành, quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam, hướng đến năm 2023 thị trường điện bán lẻ cạnh tranh sẽ được vận hành
Như vậy, điện lực được đánh giá là ngành thiết yếu của nền kinh tế quốc dân, phục vụ sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Sự phát triển của ngành điện có ý nghĩa nền tảng đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung,