Các hình thức hợp đồng dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 38 - 40)

Trong lĩnh vực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí, các dự án dầu khí được kí kết giữa chính phủ của 1 quốc gia sở hữu tài nguyên (thông thường là công ty dầu khí quốc gia được chính phủ giao nhiệm vụ ) và công ty hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên quốc gia đó.

Khác với các hình thức đầu tư thông thường, dự án dầu khí được thực hiện theo những hợp đồng mang tính đặc trưng riêng của ngành. Hợp đồng dầu khí được thiết lập trên cơ sở luật dầu khí, các qui định hiện hành liên quan của quốc gia đó, các quy định, thông lệ quốc tế về hợp đồng và các kết quả đàm phán về các điều khoản kỹ thuật, kinh tế, tài chính…Mỗi một quốc gia có thể lựa chọn sử dụng loại hợp đồng dầu khí phù hợp với tiềm năng dầu khí cũng như với các lợi thế khác. Nội dung hợp đồng cũng thay đổi theo từng công ty khác nhau.

Có 3 loại hợp đồng chính thường được áp dụng trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí: Hợp đồng tô nhượng ( hợp đồng địa tô), hợp đồng dịch vụ và hợp đồng phân chia sản phẩm.

Hợp đồng tô nhượng

Hợp đồng tô nhượng là loại hợp đồng áp dụng phổ biến nhất đối với các khu vực có tiềm năng dầu khí thấp hoặc những vùng có điều kiện khai thác khó khăn (nước sâu, xa bờ…), tài liệu địa chất không có.

Chính phủ nước chủ nhà giao toàn quyền điều hành thăm dò và phát triển trên các khu vực cụ thể để tìm ra bất kì phát hiện dầu khí nào. Đây là loại hình có sớm nhất có nhiều lợi thế làm tăng hấp dẫn cho nhà đầu tư. Với dạng hợp đồng này, nhà đầu tư được toàn quyền quyết định khối lượng công việc, kế hoạch triển khai, lượng vốn đầu tư cho việc thăm dò khai thác dầu khí. Nước chủ nhà chỉ thu các loại thuế.

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ được một số quốc gia có tiềm năng dầu khí lớn (Trung Đông ) áp dụng. nhà thầu làm dịch vụ phát triển và khai thác mỏ cho nước chủ nhà, đổi lại nhà thầu được thu hồi toàn bộ chi phí và một khoản lãi nhất định được xác định trong hợp đồng. Nhà điều hành có thể mua dầu thô với giá thị trường hoặc được giảm giá. Phần dầu thu hồi chi phí của nhà điều hành tuỳ thuộc vào điều kiện của hợp đồng.

Hợp đồng chia sản phẩm (PSC)

Đây là hình thức hợp đồng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam, trong khuôn khổ nội dung của nghiên cứu sẽ tập trung phân tích dòng tiền cho hình thức hợp đồng này.

Hợp đồng phân chia sản phẩm phân định sản lượng khai thác giữa nhà điều hành và nước chủ nhà, thường là các công ty dầu khí quốc gia. So với 2 hình thức hợp đồng tô nhượng và hợp đồng dịch vụ, mức độ tham gia và giám sát quá trình đầu tư của nước chủ nhà cao hơn nhiều. Mặc dù toàn quyền điều hành, song nhà đầu tư phải thực hiện theo chương trình công việc và ngân sách được nước chủ nhà phê duyệt hàng năm. Phương pháp tính toán sự phân chia thay đổi theo phần trăm

của mỗi bên tham gia. Các thang chia thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia nhận đầu tư, vào từng vị trí khu vực và từng thời điểm.

Những mặt ưu điểm của hợp đồng PSC :

- Nước chủ nhà ít chịu rủi ro trong công tác tìm kiếm thăm dò. Trong giai đoạn TKTD, nhà thầu sẽ bỏ toàn bộ vốn, nếu không có phát hiện dầu khí mang tính thương mại, nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn rủi ro những chi phí này. - Có quy định về tỷ lệ thu hồi chi phí tối đa.

- Nhà thầu phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế.

- Nước chủ nhà được chia sản phẩm lãi với tỷ lệ nhất định được quy định trong hợp đồng.

- Nước chủ nhà có quyền nhất định trong việc giám sát Nhà thầu trong quá trình triển khai các hoạt động khai thác.

- Có thể đánh giá tiềm năng dầu khí của đất nước với chi phí thấp. - Học hỏi các công nghệ hiện đại tiên tiến nước ngoài.

- Đào tạo nhân lực trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 38 - 40)