Những hạn chế trong công tác đánh giá kinh tế dự án dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 83 - 85)

- Đối với dự án có điều kiện đặc biệt về chính trị thì không cần thỏa mãn các điều kiện về hiệu quả đầu tư, tuy nhiên phải có phương án triển khai cụ thể,

3.3.2.1 Những hạn chế trong công tác đánh giá kinh tế dự án dầu khí

Quy trình xem xét, đánh giá và phê duyệt dự án kéo dài.

Theo quy trình hiện nay của Tổng Công ty, để có thể hoàn thành 1 báo cáo (với đầy đủ các nội dung kỹ thuật-kinh tế), từ khi lập đến khi được cấp có thẩm quyền PVEP/PVN phê duyệt cần tối thiểu 2 tháng. Chi tiết kế hoạch tiến độ được mô tả tại hình 3.11 dưới đây.

Tuy nhiên thời gian thực tế tính từ khi bắt đầu lập báo cáo đến khi báo cáo được phê duyệt thường kéo dài (trên 90 ngày).

Theo các quy định nội bô ̣, thời hạn muộn nhất để NĐH trình các Báo cáo đầu tư hiệu chỉnh/ Đề xuất gia hạn/chuyển giai đoạn là 90 ngày trước khi kết thúc giai đoạn. Tuy nhiên thời gian thực tế để PVEP xem xét, thực hiện báo cáo để có thể trả lời NĐH thường kéo dài (trên 90 ngày) nên trong 1 số trường hợp phải xin lùi thời hạn trả lời quyết định đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án.

Kết quả đánh giá kinh tế trong một số trường hợp có sai số tương đối giữa Báo cáo ban đầu và Báo cáo sau thẩm định.

Theo quy trình của Tổng Công ty, sau khi Hội đồng Thành viên Tổng Công ty nhận được báo cáo đệ trình, sẽ thành lập Hội đồng Thẩm định nhằm xem xét, thẩm định và kiến nghị về các nội dung của báo cáo. Qua đó giúp Hội đồng Thành viên Tổng Công ty trong việc đưa ra quyết định phê duyệt hay không phê duyệt dự án. Báo cáo sau thẩm định sẽ được hiệu chỉnh/ cập nhật để hoàn thiện, tuy nhiên một số trường hợp kết quả sau thẩm định lại làm thay đổi hoàn toàn quyết định đầu tư trong khi các thông số đầu vào không thay đổi, điều đó cho thấy có sai số tương đối trong quá trình lập và tính toán hiệu quả dự án.

Các tiêu chí đánh giá kinh tế cần tiếp tục được xem xét hoàn thiện

Hiện nay PVN đã ban hành Quy định về các chỉ tiêu trong phân tích tài chính dự án dầu khí. Các chỉ tiêu phân tích tài chính chủ yếu được sử dụng trong phân tích là NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn. Khi đánh giá độ rủi ro của dự án, cán bộ lập dự án mới chỉ chủ yếu xem xét, phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế (EMV, NPV, IRR…) thông qua sự biến động của 1, hoặc 2 yếu tố đầu vào đồng thời, chứ chưa được đánh giá khi có sự biến động đồng thời của 3 yếu tố trở lên. Trong khi đó hiệu quả dự án dầu khí chịu sự tác động đồng thời của nhiều biến động về sản lượng, về chi phí, về thị trường (lạm phát, trượt giá, lãi suất, tỷ giá…). Do đó đánh giá độ nhạy hiệu quả dự án thông qua 1 hoặc 2 yếu tố đồng thời chưa

thực sự mang lại cái nhìn tổng quan nhất đối với những rủi ro/lợi nhuận mà dự án mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí (Trang 83 - 85)