KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực hải quan hà tĩnh (Trang 45)

Hình 2.2 Sơ đồ nguồn nhân lực theo cơ cấu ngạch

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN

NGUỒN NHÂN LỰC HẢI QUAN

1.3.1. Tình hình phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải Quan Hà Nội

Cục Hải quan Thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện phát luật của Nhà nƣớc về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hòa Bình. Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Tổng cục Hải Quan đồng thời cũng chịu sự quản lý của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và phối kết hợp với các tỉnh thuộc địa bàn quản lý về thực hiện đƣờng lối, chính sách, nghị quyết Đảng, pháp luật nhà nƣớc và các hoạt động khác có liên quan ở địa phƣơng.

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ quy định, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đƣợc giao 832 ngƣời (theo QĐ số 2064/QĐ-TCHQ ngày 19/9/2012 của Tổng cục Hải quan). Số biên chế công chức hiện có tại đơn vị là 823 ngƣời, ít hơn 9 ngƣời so với tổng biên chế công chức đƣợc giao, tuy nhiên, để đảm bảo nhân lực thực hiện nhiệm vụ Cục Hải quan TP Hà Nội phải sử dụng thêm tới 121 lao động diện hợp đồng lao động. Nhƣ vậy, tổng số NNL là 944 ngƣời/832 chỉ tiêu định biên.

Số nhân lực trên đƣợc phân bổ tại 24 đơn vị thuộc Cục và trực thuộc. Qua đây có thể thấy Cục Hải quan TP Hà Nội là một trong những Cục hải quan lớn nhất trong cả nƣớc, với địa bàn trải rộng và số đơn vị trực thuộc lớn. Đây là một trong những khó khăn trong công tác quản lý sử dụng cũng nhƣ phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, trong những năm qua công tác quản lý và sử dụng NNL đƣợc triển khai tƣơng đối tốt, việc thực hiện các nội dung về luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm; tuyển dụng; quản lý hồ sơ về cơ bản đảm bảo theo đúng các quy định liên quan của nhà nƣớc.

Việc triển khai các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển NNL theo các mô hình hiện đại mặc dù đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm, nhƣng do khó khăn có cả khách quan và chủ quan, nội dung này chƣa có đƣợc những chuyển biến khởi sắc. Đặc biệt với số lƣợng nhân lực vƣợt tới 14% trên tổng số định biên đƣợc giao sẽ gây khó khăn lớn cho việc bố trí kinh phí trả lƣơng, cũng nhƣ thực hiện các chế độ phúc lợi; không có tỷ lệ dự phòng cho phát triển nguồn nhân lực.

1.3.2. Tình hình nhân lực hải quan tại Cục Hải quan Quảng Bình

Cục Hải quan Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện phát luật của Nhà nƣớc về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa tỉnh Quảng Bình. Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Tổng cục Hải Quan đồng thời cũng chịu sự quản lý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình về thực hiện đƣờng lối, chính sách, nghị quyết Đảng, pháp luật nhà nƣớc và các hoạt động khác có liên quan ở địa phƣơng.

Để thực hiện chức năng nhiệm vụ quy định, Cục Hải quan Quảng Bình đƣợc giao 115 định biên (theo QĐ số 810/QĐ-TCHQ ngày 12/4/2012 của Tổng cục Hải quan). Số biên chế công chức hiện có tại đơn vị là 144 ngƣời/115 chỉ tiêu định biên, nhƣ vậy, tổng số NNL hiện tại của Cục Hải quan Quảng Bình cũng vƣợt so với chỉ tiêu định biên là 25%. Điều này cũng dẫn tới những khó khăn tƣơng tự nhƣ tại Cục Hải quan TP Hà Nội, tuy ở mức độ thấp hơn.

Tuy nhiên, công tác phát triển NNL tại Cục Hải quan Quảng Bình lại là một điểm sáng ngay từ năm 2008, khi lực lƣợng lao động tại Cục mới ở khoảng 92 ngƣời, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy; đào tạo, phát triển NNL Cục Hải quan Quảng Bình giai đoạn 2008 – 2010, định hƣớng đến năm 2020 (phê duyệt theo QĐ số 107/QĐ-HQQB ngày 02/10/2008 của Cục trƣởng Cục Hải quan Quảng Bình). Trong đó thực hiện đánh giá thực trạng NNL nói chung, phân tích theo cơ cấu, nhiệm vụ, đánh giá việc tổ chức bộ máy,.. để rút ra các bài học kinh nghiệm và giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. mặc dù đề án còn tƣơng đối sơ sài, các nội dung đánh giá chƣa bám sát với lý thuyết phát triển NNL hiện đại, nhƣng với quyết tâm thực hiện, NNL tại Cục Hải quan Quảng Bình hiện tại đã có cơ cấu tƣơng đối tốt với tỷ trọng ngạch Kiểm tra viên hải quan chiếm gần 60% nhân lực.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Hải quan Hà Tĩnh

Qua nghiên cứu, tìm hiểu tình hình NNL tại hai Cục hải quan địa phƣơng, một là đơn vị Hải quan có quy mô NNL lớn trong cả nƣớc, hai là một Cục hải quan tại miền trung, với quy mô vừa phải, khá tƣơng đồng với phạm vi nghiên cứu của Luận văn, cho thấy một số bài học kinh nghiệm sau:

- Các Cục Hải quan địa phƣơng đều tuân thủ và thực hiện tƣơng đối tốt các quy định của Nhà nƣớc về tuyển dụng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chính sách tiền lƣơng theo ngạch bậc,…

- Thực tiễn cho thấy, các đơn vị đã quan tâm xây dựng định hƣớng chiến lƣợc hoặc đề án phát triển NNL đã chứng tỏ đƣợc hiệu quả tốt trong việc phát triển nguồn nhân lực mặc dù còn nhiều vấn đề cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Phát triển NNL là tổng thể các hoạt động có kế hoạch, có tính hệ thống nhằm nâng cao năng lực thực hiện, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nhiệm vụ trong hiện tại và tƣơng lai của tổ chức. Sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển NNL, Chƣơng 1 chỉ ra một số nội dung chủ yếu của phát triển NNL trong một tổ chức, đó là: Đánh giá NNL hiện tại và tổ chức quản lý; hoạch

định phát triển NNL; thực hiện phát triển NNL theo mô hình dựa trên năng lực và đào tạo có hệ thống.

Trên cớ sở lý luận và đặc điểm của ngành Hải quan, Chƣơng 1 cũng đã làm rõ các nội dung, yếu tố ảnh hƣởng chủ yếu đến phát triển NNL trong một tổ chức hải quan. Đồng thời nghiên cứu về NNL của hai tổ chức hải quan để xác định sự đúng đắn về mặt thực tiễn cho việc triển khai áp dụng lý luận, tìm ra các bài học kinh nghiệm cho phát triển NNL tại Cục Hải quan Hà Tĩnh.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HẢI QUAN HÀ TĨNH 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẢI QUAN HÀ TĨNH

2.1.1. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển Hải quan Hà Tĩnh

2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Cục Hải quan Hà Tĩnh là cơ quan trung ƣơng đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đƣợc tổ chức theo hệ thống ngành dọc, là đơn vị hành chính hoạt động theo nguyên tắc “Tập trung thống nhất”. Có Trụ sở tại địa chỉ: Số 154 đƣờng Trần Phú, TP.Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; Điện thoại: 039.3858156; Fax: 039.3855467; Website: www.htcustoms.gov.vn

Thực hiện chủ trƣơng của nhà nƣớc về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có quyết định số 107/TCHQ-TCCB ngày 06/6/1992, tách Hải quan Nghệ Tĩnh, thành lập Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh (nay là Cục Hải quan Hà Tĩnh). Trong thời kỳ đầu, Hải quan Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ: cơ sở vật chất không có phải thuê trụ sở để làm việc tạm thời, biên chế ít với 44 cán bộ công chức đƣợc chuyển từ Hải quan Nghệ Tĩnh về, nhƣng phần lớn trong số đó là thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành, năng lực chuyên môn yếu, trình độ văn hoá còn thấp, chƣa đồng đều, không đáp ứng yêu cầu công tác.

Tuy quân số lúc mới thành lập rất mỏng nhƣng Hải quan Hà Tĩnh vẫn phải bố trí chia thành 06 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm: Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính, Hải quan trạm trả hàng Hồng Lĩnh, Hải quan cửa khẩu Cầu Treo, Hải quan cảng Xuân Hải và Đội Kiểm soát Hải quan. Ngày đầu triển khai nghiệp vụ, phần lớn các tổ chức của Cục đều gặp khó khăn, bỡ ngỡ với công việc mới mẻ của mình. Song với quyết tâm cao, Hải quan Hà Tĩnh đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, vừa ổn định tổ chức, vừa công tác, vừa học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn và dần dần đã bắt nhịp đƣợc với nhiệm vụ.

Hơn 20 năm so với lịch sử một đơn vị chƣa phải là dài, nhƣng Hải quan Hà Tĩnh đã phát triển và trƣởng thành, lớn mạnh về nhiều mặt. Từ khi cơ sở vật chất ngày đầu không có, đến nay đƣợc trang bị, đầu tƣ xây dựng thêm 6 khu nhà cao tầng, rộng rãi, khang trang, tiện nghi hiện đại đủ điều kiện phục vụ tốt cho CBCC khối Văn phòng Cục và các đơn vị trực thuộc Cục nghỉ ngơi và làm việc. Từ chỗ chỉ có 44 CBCC, hiện nay con số đó đã trên 200. Từ chỗ chỉ có 6 đơn vị, đến nay đã có 13 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục (gồm 05 phòng tham mƣu là : Phòng Nghiệp vụ, Phòng Thanh tra, Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng; 06 chi cục là : Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Xuân Hải, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng và Chi cục Kiểm tra sau thông quan; 02 đội là : Đội Kiểm soát Hải quan, Đội Kiểm soát phòng chống ma túy) nhƣng điều đáng nói là chất lƣợng của đội ngũ CBCC ngày càng đƣợc nâng lên. Tính đến năm 2013, toàn Cục đã có 84,8% CBCC trình độ đại học và trên đại học, 15,2% đạt trình độ cao đẳng và trung cấp.

Cục Hải quan Hà Tĩnh có chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định tại Quyết định số 1027/QĐ/BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nƣớc về Hải quan, thực thi Luật Hải quan và các pháp luật khác liên quan trên địa bàn, đồng thời có những nhiệm vụ sau:

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

1. Tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

- Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật;

- Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan;

- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng chống ma tuý trong phạm vi địa bàn hoạt động.

- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống ma túy ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện Pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

- Áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

-Thống kê Nhà nƣớc về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

2. Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy định của pháp luật.

4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan những vƣớng mắc phát sinh, các vấn đề vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phƣơng pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

7. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

8. Tuyên truyền và hƣớng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn.

9. Hƣớng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Pháp luật.

10. Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của Pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trƣởng Tổng Cục Hải quan.

11.Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

13. Quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài liệu, ấn chỉ, thuế; quản lý, sử dụng phƣơng tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trƣởng Tổng Cục Hải quan giao theo quy định của pháp luật.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

- Cục trƣởng: Lƣơng Trƣờng Thọ

- Phó Cục trƣởng: Trần Đình Lục, Đinh Văn Hòa, Nguyễn Đình Long - Chánh Văn Phòng: Lê Dũng.

- Trƣởng phòng TCCB: Nguyễn Thị Kim Oanh. - Trƣởng phòng Thanh tra: Đào Xuân An. - Trƣởng phòng Nghiệp vụ: Phạm Tiến Thành. - Phó phòng CBL&XLVP: Nguyễn Chí Dũng.

- Đội trƣởng Đội Kiểm soát phòng chống ma túy: Võ Quang Chí. - Đội trƣởng Đội Kiểm soát Hải quan: Bùi Thúc Ninh.

- Phó Chi cục trƣởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Trần Thanh Phúc. - Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Xuân Hải: Nguyễn Mạnh Hƣớng.

- Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng: Nguyễn Bá Trung.

- Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh: Bùi Văn Phú.

- Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Nguyễn Hồng Linh.

- Chi cục trƣởng Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo: Nguyễn Tiến Sâm.

Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Hà Tĩnh

Nguồn: Văn phòng Cục Hải quan Hà Tĩnh (2014)

CHÁNH VĂN PHÕNG

Lê Dũng

TRƢỞNG PHÕNG TCCB

Nguyễn Thị Kim Oanh

TRƢỞNG PHÕNG NGHIỆP VỤ Phạm Tiến Thành T/PHÕNG THANH TRA Đào Xuân An P.TRƢỞNG P. CBL&XLVP Nguyễn Chí Dũng ĐỘI TRƢỞNG ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực hải quan hà tĩnh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)