QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực hải quan hà tĩnh (Trang 84 - 88)

Hình 2.2 Sơ đồ nguồn nhân lực theo cơ cấu ngạch

3.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HẢ

3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển của Hải quan Hà Tĩnh định hƣớng phát triển của Hải quan Hà Tĩnh

Quan điểm định hƣớng phát triển của Hải quan Hà Tĩnh không tách rời quan điểm phát triển của ngành hải quan nói chung và quan điểm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, theo đó:

(1) Đảm bảo hài hòa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc của Tổng cục Hải quan và UBND tỉnh Hà Tĩnh; tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và chƣơng trình cải cách hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(2) Tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại đồng thời tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về hải quan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo quy định của pháp luật.

(3) Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tƣ để hiện đại hóa Hải quan Hà Tĩnh, đồng thời tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của ngành Hải quan và tỉnh Hà Tĩnh để phát triển nhanh, bền vững.

(4) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa phƣơng mà trong đó ngành Hải quan và tỉnh Hà Tĩnh là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện của cộng đồng tổ chức và nhân dân.

3.2.2. Tổ chức bộ máy phải khoa học, xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hải quan tỉnh chức năng, nhiệm vụ của Hải quan tỉnh

Tổ chức bộ máy: kiện toàn hệ thống tổ chức hải quan đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, có quy mô phù hợp với khối lƣợng công việc và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, theo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả.

Đối với cơ quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh kiện toàn bộ máy các đơn vị đảm bảo chức năng tham mƣu, hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Tiến hành rà soát, giảm bớt các đầu mối trung gian theo hƣớng Cục Hải quan Hà Tĩnh

tập trung vào nhiệm vụ quản lý hành chính, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, kiểm tra giám sát việc thực thi nghiệp vụ của các đơn vị cấp dƣới.

Đối với các Chi cục Hải quan, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống tổ chức theo hƣớng phù hợp với khối lƣợng công việc và đặc điểm địa lý của từng đơn vị; đối với những địa bàn trọng điểm, hình thành Chi cục Hải quan có quy mô quản lý rộng, khối lƣợng công việc lớn, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

3.2.3. Đào tạo phải gắn với sử dụng, đãi ngộ nhân lực

Phân tích nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức Hải quan và tiến hành chuẩn hóa giáo trình, nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ hải quan; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; xây dựng và áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức tích cực đi học để nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế đánh giá kết quả đào tạo để nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Xây dựng kế hoạch và triển khai một số chƣơng trình đào tạo trọng điểm nhằm phục vụ cho công tác hiện đại hóa ngành. Tăng cƣờng đào tạo phổ cập nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra sau thông quan cho toàn lực lƣợng trong ngành.

Tập trung lực lƣợng cho hoạt động phòng, chống ma túy tại cấp Chi cục Hải quan, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm thƣờng diễn ra hoạt động buôn bán, vận chuyển các chất ma túy qua biên giới.

Kết hợp đào tạo trong nƣớc với đào tạo ngoài nƣớc bằng nhiều hình thức, nguồn lực khác nhau.

Tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính và đảm bảo liêm chính hải quan. Hoàn chỉnh các quy định về kỷ luật, kỷ cƣơng nội bộ với một hệ thống quy định chặt chẽ, định rõ các hành vi, tính chất của từng nhóm hành vi cùng với các biện pháp, hình thức chế tài, xử lý nghiêm khắc tƣơng xứng. Kết hợp tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức với thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định về liêm chính hải quan, đồng thời xây dựng kế hoạch từng bƣớc đảm bảo các yếu tố vật chất và tinh thần để thực hiện liêm chính hải quan. Tổ

chức tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về liêm chính hải quan.

Xây dựng và từng bƣớc đƣa vào áp dụng phƣơng pháp quản lý NNL hiện đại thông qua việc phân tích công việc, xây dựng mô tả chức danh công việc chung, bộ tiêu chuẩn năng lực; xây dựng cơ chế quản lý, cập nhật và sử dụng các bảng mô tả công việc, bộ tiêu chuẩn năng lực; thực hiện việc rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu chức danh công việc; triển khai việc xây dựng các hệ thống trợ giúp hoạt động quản lý NNL trong toàn Ngành Hải quan.

Sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định về quản lý cán bộ, nhƣ: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, phân loại, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… theo phƣơng thức quản lý NNL hiện đại dựa trên năng lực.

Đổi mới cơ chế quản lý biên chế đảm bảo thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của pháp luật. Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với những chuyên gia giỏi, có cơ chế thu hút, tuyển dụng nhân tài và xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với công chức làm nhiệm vụ ở biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự Cục Hải quan Hà Tĩnh theo hƣớng tự động hóa một số công việc nhằm quản lý NNL sau khi tổ chức, sắp xếp lại Cục Hải quan Hà Tĩnh.

3.2.4. Tạo lập các điều kiện tốt nhất cho phát triển nguồn nhân lực

Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với

phát triển bền vững: Làm cho mọi ngƣời thấy rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và

sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực (số lƣợng đông, tay nghề thấp, chƣa có tác phong công nghiệp…) thành lợi thế (chủ yếu qua đào tạo), là nhiệm vụ của tổ chức và ngƣời lao động. Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con ngƣời, phát triển kinh tế - xã hội vì con ngƣời và do con ngƣời, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi ngƣời hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực: Hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo …; vận động các tổ chức tích cực tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lƣợng ngày càng cao.

Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực: Căn cứ vào nhu cầu phát triển nhân

lực nói chung, quy mô đào tạo và dạy nghề nói riêng, sơ bộ dự báo nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020. Huy động các nguồn vốn đảm bảo cho yêu cầu phát triển nhân lực: Tăng ngân sách nhà nƣớc cho phát triển nhân lực. Về cơ bản, ngân sách nhà nƣớc vẫn là nguồn lực chủ yếu đóng góp vào công cuộc phát triển nhân lực đến năm 2020 bên cạnh một số nguồn lực khác.

Phát triển hệ thống đào tạo trong tổ chức nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực

phù hợp với nhu cầu của tổ chức hoặc tăng nguồn kinh phí của tổ chức cho đào tạo nhân lực. Mở rộng hình thức đào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng của tổ chức.

Đẩy mạnh hợp tác với các nƣớc có trình độ đào tạo hiện đại, tiên tiến trong

khu vực để từng bƣớc tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lƣợng cao của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực hải quan hà tĩnh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)