Chiến lược kinh tế tri thức ở Mỹ thường được công bố dưới dạng các gợi ý khuôn khổ chính sách do các cá nhân, tổ chức, viện nghiên cứu xây dựng trong sự phối hợp cộng tác lẫn nhau. Mặc dù vậy việc xem xét các chiến lược này cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho việc nhận diện nền kinh tế này.
Viện nghiên cứu phát triển chính sách (Progressive Policy Institute – PPI ) đưa ra mười nguyên tắc chủ yếu trên con đường tiến đến nền kinh tế mới (Rules of the Road: Governing Principles for the New Economy) như là những bảng hiệu hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách của địa phương, bang và cấp liên bang khi họ lập cơ cấu chính sách cho nền kinh tế mới. Các nguyên tắc đó là:
Nguyên tắc 1: Chính phủ phải thúc đẩy đổi mới để nâng cao mức sống.
Những nghiên cứu cho thấy rằng đổi mới đóng vai trò trung tâm làm tăng năng lực sản xuất trong nền kinh tế mới làm cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống. Dó đó, Chính phủ phải ủng hộ những chính sách đẩy mạnh đổi mới và tăng năng lực sản xuất, tạo điều kiện cho tiến trình thay đổi, hiện đại hoá nền kinh tế vì những thay đổi này tạo cơ hội việc làm , tăng thu nhập cho người dân Mỹ. Đồng thời Chính phủ cũng đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp lực lượng thực thi và các tổ chức có đủ năng lực dẫn dắt nền kinh tế vượt qua những khó khăn đem đến thịnh vượng.
Nguyên tắc 2: Mở rộng phạm vi cho người chiến thắng ( Expand the Winners’ circle ).
Điều này nghĩa là Chính phủ phải đảm bảo cho tất cả người dân Mỹ, kể cả những ai chưa tham gia hoặc thu lợi từ nền kinh tế mới có thể tiếp cận
những công cụ và nguồn tài nguyên họ cần để vươn lên dẫn đầu và duy trì vị trí đó.
Nền kinh tế mới có nền tảng tri thức và biến chuyển nhanh nên sự thành công của con người , tổ chức, cộng đồng là do khả năng học hỏi và thích ứng. Do vậy Chính phủ cần phải định hướng xã hội vào việc nâng cao kỹ năng và đào tạo đồng thời với việc cung cấp hệ thống giáo dục dài hạn.
Vì Công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhân tố quan trọng dẫn dắt nền kinh tế, là công cụ thiết yếu để tiếp cận thông tin và tham gia vào đời sống đô thị nên Chính phủ cần làm cho việc tiếp cận công nghệ trở nên rộng rãi và dễ dàng bằng cách đảm bảo các thư viện công cộng, trường học, trung tâm giới thiệu việc làm , mọi nơi trên toàn quốc đều được nối mạng.
Nguyên tắc 3 : Đầu tư vào tri thức và đào tạo kỹ năng sử dụng tri thức
Để thúc đẩy đổi mới và đảm bảo cho người dân thu nhận được ích lợi từ nền kinh tế mới, Chính phủ nên đầu tư nhiều vào cơ sơ hạ tầng cho tri thức của thể kỷ 21 như: giáo dục ở cấp quốc tế, đào tạo và học tập suốt đời, khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và hàng hoá công cộng hữu hình. Đây có thể coi là những yếu tố cần thiết dẫn dắt tiến trình kinh tế.
Đồng thời, Chính phủ nên khuyến khích nghiên cứu trong khu vực kinh tế tư nhân thông qua hỗ trợ tín dụng và hợp tác nhiều bên. Ngoài ra, trong nền kinh tế nơi mà sự thành công trong cạnh trạnh là nhờ tiêu chuẩn công nghiệp thì chính phủ cần ủng hộ việc đặt ra các tiêu chuẩn.
Chính phủ cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo, bao gồm cả khoa học và kỹ thuật nhằm đảm bảo sẵn có công nhân có kỹ năng cho các công ty cũng như làm cho họ có đủ điều kiện thành công trong nền kinh tế mới.
Nguyên tắc 4: Tăng sử dụng mạng ( Grow the net )
Chính phủ phải tránh ra các chính sách và qui định cản trở việc phát triển Internet hoặc làm giảm tiến trình này bằng việc bảo hộ lợi ích kinh doanh bị đe doạ bởi khía cạnh số hoá của nền kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách nên đưa ra một cơ sở nguyên tắc và khuôn khổ hỗ trợ cho việc phát triển rộng rãi của mạng, thông tin bằng băng thông tốc độ cao trong nhiêu ngành như thuế, mã hóa, khu vực tư nhân, chứ ký số... Tuy nhiên, Chính phủ cần lưu ý thực hiện việc này trên cơ sở công bằng và hợp lý. Chính phủ có thể giúp mở rộng mạng bằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thông tin, gồm Internet thế hệ sau ( Next Generation Internet / NGI) , nối mạng hơn 100 trường đại học ở Mỹ giúp phát triển liên kết mạng và ứng dụng tiên tiến trong nghiên cứu học tập. Internet là đặc biệt quan trọng cũng có nghĩa là phải phổ biến nó đến mọi người dân Mỹ.
Nguyên tắc 5: Để thị trường định giá
Trong nền kinh tế cũ, khi thị trường quốc gia bị thống trị bởi độc quyền thì chính phủ thường định giá. Trong trường hợp như thế này, chi phí do sự tham gia của chính phủ là tính được. Nhưng trong nền kinh tế mới, nền kinh tế toàn cầu có tính cạnh tranh hơn, giá cả không ổn định làm cho người tiêu dùng và sản xuất quyết định không hiệu quả về việc phân bổ tài nguyên. Do đó, xét trên khía cạnh thất bại của thị trường, thì thị trường nên định giá hàng hoá và dịch vụ chứ không phải là chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm giải quyết những vấn đề do thất bại thị trường gây ra và đảm bảo cơ hội công bằng, dân chủ. Cùng với việc ra các quy định đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, Chính phủ cần ủng hộ các chính sách giúp người dân tiếp cận thông tin họ cần để ra những quyết định đúng đắn.
Nguyên tắc 6: Mở cửa các thị trường bị điều tiết để cạnh tranh
Nền kinh tế mới tạo ra những điều kiện cho cạnh tranh dẫn đến đổi mới và tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Chính phủ vẫn nên tiếp tục cung cấp y tế cộng đồng, đảm bảo an ninh và đưa ra các qui định về môi trường. Tuy nhiên, nên bãi bỏ những qui định trong cạnh tranh giữa các hãng và thay thế bằng sự khuyến khích để đạt mục tiêu lợi ích công cộng như chi phí thấp, sản phẩm mới và sự lựa chọn tiêu dùng. Các chính sách công cộng nên đảm bảo cho người tiêu dùng tiếp cận đầy đủ thông tin họ cần để có quyết định đúng, giúp người tiêu dùng không bị lừa gạt trên thị trường.
Nguyên tắc 7: Khuyến khích cạnh tranh đổi mới công nghệ
Trong nền kinh tế mới, công nghệ không chỉ đóng vai trò như là : “thung lũng Silicon” mà nó là chất xúc tác có ảnh hưởng lớn đến thay đổi kinh tế xã hội. Đổi mới công nghệ đang được hướng vào những mục tiêu chính sách xã hội, gồm nâng cao chăm sóc y tế cộng đồng, bảo vệ môi trường, đổi mới hệ thống an ninh quốc phòng, nâng cao giáo dục đào tạo và thay đổi tổ chức chính phủ. Để giải quyết các vấn đề xã hội nên tìm kiếm các giải pháp bằng ( giấy phép ) công nghệ. Nhưng có một vấn đề là những người thành công hôm nay lại không bỏ chi phí ra cho đổi mới trong tương lai. Ví dụ như vào năm 1980, Chính phủ Pháp quyết định cung cấp miến phí máy tính Minitel tới hộ dân . Tuy nhiên, bởi vì các máy tính hệ Minitel này không được cài đặt công nghệ mạng hiện đại nên những người Pháp đã không sử dụng mạng và nước Pháp bị tụt lại trong vấn đề này.
Nguyên tắc 8: Giúp người dân tiếp cận thông tin
Trong nền kinh tế cũ ,việc tiếp cận thông tin là rất khó. Còn trong nền kinh tế mới, nhờ đổi mới liên tục trong công nghệ thông tin với chi phí thấp, việc tiếp cận thông tin đã trở nên dễ dàng và phổ biến, giúp các cá nhân có sự
lựa chọn thông tin. Chính phủ nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi co mọi công dân Mỹ có khả năng tiếp cận thông tin họ cần để nâng cao ích lợi xã hội cũng như dân chủ các hoạt động xã hội, chính trị của quốc gia.
Nguyên tắc 9: Yêu cầu đổi mới các hoạt động của chính phủ (Demand High-Performance Government)
Chính phủ cần trở nên nhanh nhạy, có trách nhiệm, đáp ứng tích cực các đòi hỏi của nền nền kinh tế và xã hội trong mối tương quan lẫn nhau. Mô hình tổ chức chính quyền kiểu mới có tính phi tập trung, không quan liêu, định hướng dựa trên phân tích kết quả và có đủ quyền hành ( được dân trao quyền ). Trong một số trường hợp, các cơ quan chính quyền nên trở thành tổ chức trên cơ sở thực thi ( Perormance-based organizations - PBOs) để đạt được những mục tiêu xã hội đã định. Một số dịch vụ công nên để cho các tổ chức xã hội và tư nhân cung cấp. Khi đưa ra các giải pháp cho vấn đề xã hội như là giảm ô nhiễm công nghiệp hoặc cung cấp giáo dục công cấp quốc tế, Chính phủ nên để các tổ chức và cá nhân tự chịu trách nhiệm , cho phép họ năng động để đạt được mục tiêu của mình.
Chính phủ cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức lại cơ cấu cũng như cung cấp các dịch vụ công để làm tăng chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí. Trong việc tổ chức lại chính phủ thì Chính phủ điện tử chính là bước tiếp theo.
Nguyên tắc 10: Thay thế bộ máy quan liêu bằng hoạt động mạng Nhận xét
Mười nguyên tắc cơ bản trên là một trong những công bố chính thức của Dự án công nghệ và nền kinh tế mới của Viện nghiên cứu phát triển chính sách (PPI). Nhiệm vụ của dự án là hướng dẫn liên bang, các bang, người làm chính sách địa phương những vấn đề dẫn dắt nền kinh tế tri thức cũng như
phát triển chính sách khuyến khích ưu thế công nghệ, đổi mới kinh tế và tinh thần kinh doanh.
Nội dung của các nguyên tắc trên cho thấy quan niệm về nền kinh tế mới ở Mỹ hiện nay có sự thay đổi so với trước đây, kể từ khi tổng thống Bill Clinton đã chính thức sử dụng tên gọi kinh tế tri thức theo định nghĩa của OECD trong “Thông điệp về tình hình đất nước” vào tháng 2 năm 1997. Trước năm 2000, tại Mỹ thường hiểu kinh tế tri thức đồng nghĩa với khoa học công nghệ cao đặc biệt là máy tính hóa và công nghệ thông tin với sự bùng phát của thương mại điện tử cũng như các ứng dụng trong dịch vụ bảo hiểm, tài chính, truyền thông... Do đó các tổ chức tư nhân, nhà nước đều có chiến lược đầu tư sâu giành ưu thế khoa học – công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh vươn lên dẫn đầu để chiếm lĩnh thị trường và coi đây là cách tạo ra nền kinh tế mới với tên gọi là kinh tế số. Nhưng đến nay nước Mỹ coi kinh tế số chỉ là một lĩnh vực của nền kinh tế mới với cách hiểu nó là môi trường văn hóa xã hội thuận lợi cho việc tạo ra, phổ biến và sử dụng tri thức có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường.