Tốc độ biến đổi cao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 26 - 29)

Đặc điểm quan trọng bậc nhất của kinh tế tri thức là tốc độ biến đổi cực kỳ cao. Đặc điểm này thể hiện ở các khía cạnh:

Thứ nhất, tốc độ sản sinh tri thức tăng theo cấp số nhân. Theo một số

tính toán, hiện nay lượng tri thức của loài người được nhân đôi sau mỗi một 15 năm và với cấp độ chất lượng khác hẳn.

Thứ hai, cùng với sự tăng lên của tốc độ sản sinh tri thức, chi phí trong

các hoạt động sản xuất, dịch vụ giảm rất nhanh.

Bảng so sánh dưới đây cho thấy sự giảm giá của máy tính hay chi phí tính toán là nhanh nhất và cũng quan trọng nhất bởi vì công nghệ thông tin giúp rút ngắn thời gian giao dịch, giảm chi phí, tăng hiệu quả, dẫn dắt quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2. Chi phí giao thông, truyền thông và máy tính (USD, 1990) Cước vận tải

biển vượt đại dương và phí cảng/tấn Cước hàng không (doanh thu 1 dặm/hành khách) Cuộc điện thoại (3 phút từ New York tới Luân đôn)

Máy tính (chỉ số 1990=100) 1930 60 0,68 245 1940 63 0,46 189 1950 34 0,30 53 1960 27 0,24 46 12.500 1970 27 0,16 32 1.947 1980 24 0,10 5 362 1990 29 0,11 3 100 So sánh giá 1990 và 1930

giảm hơn 1/2 giảm 6 lần giảm 82 lần giảm 125 lần

Nguồn: UNDP , Báo cáo phát triển con người 1999.

Thứ ba, tốc độ ứng dụng của phát minh khoa học vào thực tiễn. Từ phát

hiện khoa học đến phát minh kỹ thuật trước đầu thế kỷ 20 mất khoảng 30 năm. Trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ là 10 năm và đến cuối thế kỷ rút lại còn khoảng 5 năm. Kết quả này làm cho khoảng cách giữa phát hiện khoa học và phát minh kỹ thuật ngày càng thu hẹp hơn, nhiều kết quả nghiên cứu được đưa vào thực tế.

Đặc điểm biến đổi cao đặt ra các vấn đề. Thứ nhất, sự phát triển diễn ra với độ bất định cao và việc dự đoán khả năng xảy ra các biến cố trong tương lai trở nên cực kỳ khó khăn. Thứ hai, khả năng bắt kịp các nước đi trước cũng lớn như khả năng bị tụt hậu xa hơn. Mức độ hiện thực hoá mỗi một khả năng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, trong đó trước hết phải kể đến tính hợp lý của mô hình và chiến lược "đi tắt" được lựa chọn cũng như quyết tâm theo

đuổi nó. Thứ ba, khả năng phát triển "rút ngắn" để chuyển sang kinh tế tri

thức là rất cao. Điều này thể hiện trong bản thân logic của quy trình hiện thực hoá tri thức gồm năm công đoạn là tạo ra, thu nhận, đồng hóa, sử dụng, truyền bá [1, 101] và khả năng "nhảy vọt cơ cấu" theo nguyên lý chu kỳ sản phẩm của kinh tế học.

Bảng 3. Thời gian từ phát hiện khoa học đến phát minh kỹ thuật Phát hiện khoa học Năm Phát minh kỹ thuật Năm Khoảng

thời gian

Nguyên lý chụp ảnh 1782 Máy ảnh 1838 56 năm

Nguyên lý máy điện 1831 Máy phát điện 1872 41 năm

Nguyên lý máy đốt trong 1862 Máy diezen 1883 21 năm

Nguyên lý thông tin sóng

điện từ 1895

Đài phát thanh công cộng

thứ nhất 1921 26 năm

Nguyên lý máy tuabin 1906 Máy phát động tuabin 1935 29 năm

Phát hiện chất kháng sinh 1910 Chế tạo chất kháng sinh 1940 30 năm

Nguyên lý radar 1925 Chế tạo radar 1935 10 năm

Phát hiện phân chia hạt

Uranium 1938 Chế ra bom nguyên tử 1945 7 năm

Phát hiện chất bán dẫn 1948 Sản xuất đài bán dẫn 1954 6 năm Nêu ra ý tưởng thiết kế

mạch IC 1952 Sản xuất mạch IC 1959 7 năm

Nguyên lý thông tin cáp

quang 1966 Chế tạo ra cáp quang 1970 4 năm

Nêu ra ý tưởng thông tin

di động vô tuyến 1974

Hệ thống điện thoại di

động 1978 4 năm

Nguồn: Ngô Quý Tùng, Kinh tế tri thức – Xu thế mới của thế kỷ 21, Nxb CTQG, 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh tế tri thức và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)