6. Kết cấu đề tài
2.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu tài liệu:
Thu thập các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương, chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê. Sau khi thu thập các tài liệu có thể tiến hành phân tích và trình bày tóm tắt các nội dung nghiên cứu trước đó.
Kết quả của việc thu thập và nghiên cứu các tài liệu đã hình thành nên khung lý thuyết như đã viết ở Chương 1.
Việc thu thập các số liệu và thực trạng ở Chi cục thuế Ba Đình làm căn cứ nội dung Chương 3.
2.2.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
- Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
- Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
2.2.3 Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những
mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. - Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. - Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận
dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác.
- Khái quát những ý nhỏ thành ý lớn mang tính tổng quát bao trùm và có thể rút ra quy luật.
2.2.4 Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được.
Thông qua các số liệu thu thập được ở Chị cục thuế Quận Ba Đình giai đoạn 2014-2016, tác giả đã tóm tắt về thực trạng quản lý thuế TNDN giai đoạn 2014 – 2016 tại Chi cục thuế Quận Ba Đình.
2.2.5 Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.
So sánh số tương đối:
- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Rk (%) = (Yk/Y) x 100% Trong đó:
+ Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp.
+ Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.
R∆y (%) = [(Yt - Yt-1)/ Yt-1] x 100 Trong đó:
+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
Các tính huống áp dụng cụ thể:
Cả hai phương pháp so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối được tác giả sử dụng để tính toán các chỉ số qua số liệu từ “Bảng 3.1” đến “Bảng 3.8” từ nhận xét về thực trạng, dự đoán xu hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể.
Các chỉ số tính toán theo phương pháp so sánh tuyệt đối: Số doanh nghiệp kiểm tra quyết toán, số doanh nghiệp vi phạm; Số chênh lệch giữa số liệu doanh nghiệp kê khai và số liệu kiểm tra; Số nợ thuế TNDN (Chương 3). Số liệu kỳ gốc là các năm 2014, 2015, kỳ hiện tại là 2016. Thông qua các chỉ tiêu tính toán sự thay đổi số liệu của các năm 2016 so với 2015, 2014 từ đó tìm ra xu hướng và đưa ra giải pháp cho các năm tiếp theo.
Các chỉ số tính toán theo phương pháp so sánh tuyệt đối: Tỷ lệ số thu
NSNN; Tỷ lệ thuế TNDN (Chương 3). Số liệu kỳ gốc là năm 2014, kỳ phân tích là 2015, 2016. Dựa vào tốc độ thay đổi giữa tỷ lệ năm 2015 so với 2014 và 2016 so với 2014 từ đó đưa ra các phân tích, nhận định và các giải pháp cho các năm tiếp theo.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BA
ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI