Công tác quản lý thu nộp tiền thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty cổ phần tại chi cục thuế quận ba đình, hà nội (Trang 68 - 71)

6. Kết cấu đề tài

3.2.3 Công tác quản lý thu nộp tiền thuế

Có thể khẳng định, công tác quản lý căn cứ tính thuế là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thuế TNDN đối với các công ty cổ phần còn công tác quản lý thu nộp có ý nghĩa quyết định và giúp hoàn thiện công tác quản lý thuế.

Mặc dù ý thức chấp hành pháp luật của các công ty cổ phần là chưa cao nhưng các cán bộ thuế đã chủ động đôn đốc các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình, theo dõi tình hình thu nộp của các doanh nghiệp thường xuyên.

Tuy nhiên, trong công tác đôn đốc thu nộp vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.8 Số liệu tình hình nợ đọng thuế TNDN của các công ty cổ phần qua các năm 2015, 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Nợ khó thu 3.512 4.425 913 26% Nợ chờ xử lý 5.924 6.450 526 8,9% Nợ khả năng thu 17.524 20.145 2.621 15% Tổng nợ 26.960 31.020 4.060 15,06%

(Nguồn số liê ̣u : Chi cục Thuế quận Ba Đình )

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số thuế TNDN nợ đọng của các công ty cổ phần vẫn còn lớn, nợ năm sau cao hơn năm trước nhiều, đây là tín hiệu không tốt trong công tác quản lý và thu hồi nợ đọng, mặc dù Chi cục đã thường xuyên phân loại và phân tích nguyên nhân các khoản nợ, đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cụ thể: năm 2015 tổng nợ về thuế TNDN của công ty cổ phần là 26.960 triệu đồng, đến năm 2016 tăng lên 31.020 triệu đồng, tăng 4.060 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 15,06%. Con số này không hề nhỏ so với số thu từ công ty cổ phần.

Do tình hình kinh tế trong những năm qua nói chung và trong năm 2016 nói riêng vô cùng khó khăn. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không hiệu quả thậm chí phá sản hoặc bị một số cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn kéo dài dẫn đến tình trạng không có vốn để tiếp tục duy trì hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong năm có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh bỏ địa điểm kinh doanh không kê khai với cơ quan thuế và có nhiều đơn vị xin nghỉ

hoạt động kinh doanh dẫn đến nợ khó thu tăng lên. Cụ thể: năm 2015 nợ khó thu về thuế TNDN của công ty cổ phần là 3.512 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 4.425, tăng 913 triệu đồng tương ứng tăng 26%.

Nợ chờ xử lý trong năm tăng là do người nộp thuế kê khai sai dẫn đến số tiền thuế nợ bị sai, hoặc do sai sót trong việc nộp tiền vào NSNN như: nộp nhầm tiểu mục, nộp nhầm đối tượng, nộp sai tài khoản của chi cục quản lý hay nộp sai mã số thuế. Ngoài ra đơn vị thu NSNN sai sót trong quá trình lập chứng từ thu ngân sách dẫn đến việc sai tiểu mục thu ... Và trong năm 2016 số nợ chờ xử lý đã tăng lên so với năm 2015 là 526 triệu đồng, tương ứng tăng 8,9%.

Trong năm 2016, Công tác quản lý nợ tại Chi cục thuế quận Ba Đình đã được tăng cường tập trung rà soát, đối chiếu, kiểm tra để xác định cụ thể số nợ thuế với doanh nghiệp; phát hiện rất nhiều khoản nợ chờ điều chỉnh do sai sót trong quá trình kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp. Đội QLN & CC nợ thuế cùng các đội kiểm tra và Đội kê khai kế toán thuế và tin học đã phối hợp để quản lý và đôn đốc thu hồi nợ trên địa bàn, phân loại về đúng tính chất nợ của doanh nghiệp.

. Tuy nhiên, trong công tác cưỡng chế hiện nay, cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc xác định ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Theo qui định hiện hành, một doanh nghiệp có quyền mở tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau. Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ làm thủ tục đăng ký kê khai với cơ quan thuế lần đầu tiên mở tài khoản, còn từ lần thứ hai trở đi không phải kê khai bổ sung với cơ quan thuế. Vì vậy việc cưỡng chế bằng cách trích tiền từ tài khoản ngân hàng không đạt hiệu quả như mong muốn.

Với biện pháp cưỡng chế bằng hình thức kê biên tài sản phải phối hợp thẩm tra, xác minh với nhiều cơ quan nên thời gian kéo dài, trong khi đó việc kê biên tài sản là rất khó thực hiện do cơ quan thuế không có nhân lực và kho tàng để quản lý tài sản kê biên, do đó không thể thực hiện được biện pháp này. Biện pháp dừng làm thủ tục hải quan hay thu hồi giấy phép kinh doanh để thu nợ thì hiện nay lại chưa có quy chế phối hợp giữa ngành Thuế và ngành Hải quan, giữa

ngành Thuế và cơ quan cấp giấy phép đầu tư nên hầu hết chưa thể thực hiện. Đây cũng là một bất cập cần được xem xét để giải quyết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty cổ phần tại chi cục thuế quận ba đình, hà nội (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)