Hướng đề suất mở rộng mô hình dự báo: Kết hợp CAPM đa biến và APT trong

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 165)

APT trong dự báo

Tổng rủi ro của một cổ phiếu được chia thành hai phần: rủi ro thị trường và rủi ro vốn có của cổ phiếu. Rủi ro thị trường theo mô hình CAPM được thể hiện thông qua hệ số Bêta, các rủi ro vốn có (riêng có ) của một cổ phiếu được đo lường bằng các chỉ số như : EP, PB,ROE,...các biến này theo kết quả kiểm định của tác giả hiện tại chỉ có hai biến gồm EP và PB là có ý nghĩa kiểm định. Trong khi nhân tố Bêta lại chịu tác động bởi nhiều nhân tố vĩ mô như : tình hình kinh tế, lãi suất, lạm phát, niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Mô hình APT đã chi tiết hóa các loại rủi ro thị trường mà trong mô hình CAPM gọi là nhân tố Bêta. Trong tình hình có nhiều biến động và khó dự báo như hiện nay thì vấn đề kết hợp giữa hai mô hình này trong dự báo là một hướng mở rộng trong nghiên cứu.Mô hình kết hợp này

sẽ chi tiết hóa các rủi ro thị trường và các rủi ro vốn có của công ty, mô hình có thể biểu diễn như sau :

E(ri) = a0 + a1×G(GDP)+a2×Ir+a3×Ip+a4×βi×Rm +a5×P/E +a6×ROE + ei Trong đó :

+ ao : tung độ gốc

+ a1, a2,....là các hệ số hồi quy trong mô hình. + Eri : tỷ suất sinh lời của cổ phiếu thứ i

+ G(GDP) : tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hoặc có thể là tốc độ tăng trưởng của ngành mà cổ phiếu đang được xem xét

+ Ir : lãi suất huy động vốn của hệ thống ngân hàng + Ip : tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

+ βi : bêta cổ phiếu i

+ Rm: Suất sinh lời theo thời kỳ của thị trường chứng khoán + P/E : chỉ số giá thị trường so với thu nhập mỗi cổ phiếu. + ROE: chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ đông.

Kết luận chương 4

Một trong những điều kiện cần thiết trong phân tích thị trường chứng khóan đó là tính công khai minh bạch của thị trường, tiếp theo là chuẩn hóa trình độ cho các nhà đầu tư. Các biện pháp này phần nào khắc phục hiện tượng thông tin bất đối xứng trên thị trường. Để làm được điều này, tức là nâng cao hiệu quả cho thị trường thì cần có sự kết hợp của nhiều đơn vị và tổ chức : từ nhà nước mà đại diện là UBCKNN, các công ty chứng khoán, các tổ chức niêm yết,...Minh bạch hóa thông tin trên thị trường xem như điều kiện tiên quyết hướng thị trường chứng khoán phát triển hòan hảo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho tất cả các nhà đầu tư khi muốn tham gia vào thị trường, đặt biệt là trong phân tích và lựa chọn mô hình dự báo

Vì tính cấp thiết nhằm phục vụ cho nhà đầu tư trong thời gian tới hẳn cần một “trung tâm” phân tích và lưu trữ dữ liệu trên thị trường , giúp các nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu được tiếp cập thông tin tài chính một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này góp phần minh bạch hóa và chuẩn hóa thông tin trên thị trường. Qua kết quả nghiên cứu ta cũng có thể thấy được rằng mô hình phân tích và dự báo định lượng cũng có những yếu điểm của nó. Đặt biệt là trong điều kiện mà thị trường chưa thật sự đi vào ổn định, còn có nhiều biến động như hiện nay thì việc kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng là một cách tiếp cận mang tính khoa học và khách quan.

Hướng mở rộng trong nghiên cứu mà tác giả đề suất là kết hợp giữa hai mô hình CAPM và APT. Việc kết hợp hai mô hình này trong dự báo giúp hạn chế được các sai sót ngẫu nhiên, tăng tính hiện thực trong dự báo khi nhân tố bêta được chi tiết bằng các nhân tố như: tăng trưởng kinh tế, lãi suất,lạm phát.

KẾT LUẬN

Tỷ suất sinh lợi và rủi ro là hai phạm trù luôn tồn tại song song không những trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán mà hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì thế, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động thì các công cụ và kiến thức về phòng ngừa rủi ro cũng cần phải được phổ biến và phát triển theo.

Việc ứng dụng các mô hình tài chính nói chung và mô hình CAPM đa biến nói riêng để đánh giá rủi ro từ một cơ hội đầu tư tiềm năng và ước lượng tỉ suất sinh lợi mong đợi mà nhà đầu tư đòi hỏi khi đầu tư là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư mang tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, những diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua là bằng chứng hiển nhiên cho việc thiếu vắng các công cụ dự báo như thế này. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đều thực hiện quyết định đầu tư một cách cảm tính, hơn nữa TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế để có thể trở thành một thị trường hiệu quả. Cho nên, việc ứng dụng lý thuyết của mô hình CAPM đa biến vào thực tiễn còn khá khó khăn, tuy nhiên nó vẫn có một số giá trị và ý nghĩa nhất định trong việc đánh giá rủi ro.

Mô hình CAPM mở rộng đã phần nào khắc phục một số hạn chế của mô hình CAPM nguyên thủy. Mô hình này, và sau đó là sự phát triển của lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) đã khẳng định rằng : một mô hình mà trong đó có nhiều nhân tố sẽ được chấp nhận hơn mô hình chỉ với một nhân tố. Việc xác định chi phí vốn cổ phần theo mô hình này sẽ cung cấp thêm cho các nhà đầu tư và các nhà quản trị trong công ty một phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty thông qua dữ liệu của lịch sử trên thị trường.

Các lý thuyết tài chính hiện đại được trình bày trong phạm vi đề tài này là những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng, đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi tại các TTCK phát triển trên thế giới. Do đó, các nhà đầu tư trong nước càng nên nghiên cứu và tìm cách vận dụng chúng vào thực tế. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO,

TTCK VN sẽ có thể đón nhận một dòng vốn lớn từ các quỹ đầu tư, các tập đoàn tài chính lớn mạnh và cả các nhà đầu tư cá nhân của nước ngoài, những người đã rất dày dạn kinh nghiệm trong việc kinh doanh chứng khoán.

Chúng ta hy vọng rằng thị trường tài chính của nước ta sẽ hoạt động ngày càng lành mạnh và hoàn hảo, trong tương lai không xa sẽ xuất hiện các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thông tin về các thông số thị trường để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cổ đông.

ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ LUẬN VĂN

1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Với mục tiêu giúp nhà đầu tư tìm kiếm một mô hình có thể mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng và để ước lượng tỉ suất sinh lợi mong đợi mà nhà đầu tư đòi hỏi khi đầu tư vào các cổ phiếu ngành thủy sản, đề tài đã đạt được một số kết quả nghiên cứu chủ yếu như sau :

Về mặt lý thuyết :

 So sánh việc dự đoán suất sinh lời chứng khoán bằng 2 mô hình: CAPM thuần túy và CAPM mở rộng.

 Phân tích tổng quan về TTCK VN và những rủi ro trong đầu tư chứng khoán.

 Phân tích tổng quan về ngành Thủy sản Việt Nam và thực trạng cổ phiếu Thủy sản hiện nay.

 Phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến suất sinh lời và rủi ro chứng khoán thông qua mô hình CAPM mở rộng.

 Đề xuất cách tính toán và ứng dụng hệ số beta trên TCCK VN như là một công cụ để đo lường sự biến động của cổ phiếu hoặc của một nhóm ngành cụ thể.

 Áp dụng tính toán chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu trên cơ sở lý thuyết mô hình CAPM mở rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về mặt thực tiển : Luận văn đã vận dụng được các cơ sở lý thuyết vào thực tế và đạt được các kết quả như sau :

 Tính toán được hệ số Beta của từng công ty trong ngành Thủy sản, hệ số Beta của toàn ngành qua từng thời kỳ

 Kiểm định sự phù hợp khi dự đoán tỷ suất lợi nhuận và rủi ro của ngành Thủy sản bằng mô hình CAPM đa biến.

 Kết quả kiểm định cho thấy suất sinh lời cổ phiếu hiện tại phụ thuộc vào : hệ số Bêta, chỉ số P/E và ROE; các nhân tố khác như PB và DE chưa thấy có sự liên hệ.

 Đề xuất được chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cho nhóm ngành Thủy sản.  Đưa ra các kết quả dự đoán thông qua mô hình CAPM đa biến.

2. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

 Thứ nhất, đề tài có hạn chế về mặt cơ sở dữ liệu. Do TTCK nước ta chỉ mới hoạt động được gần 12 năm nên vẫn còn non trẻ về mặt thời gian, vì vậy bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được còn tương đối hạn chế, số mẫu quan sát chỉ được 36 mẫu (chưa đủ lớn). Điều này sẽ làm kết quả hồi quy chưa cho được độ chính xác cao. Đồng thời việc công bố BCTC của các công ty thủy sản có niêm yết trên TTCK vẫn còn chưa được minh bạch và đầy đủ. Chính vì vậy trong quá trình làm đề tài tác giả không thể có đủ dữ liệu để tính toán trực tiếp và đã phải thu thập số liệu qua nguồn trung gian là các website của các công ty chứng khoán, tài chính.

 Thứ hai, cũng bởi việc tra cứu thông tin của các thông số tài chính tại Việt Nam vẫn còn tương đối khó khăn nên mô hình mà tác giả đề cập đến chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL và rủi ro của ngành Thủy sản trong phạm vi vi mô là chủ yếu, trong khi các biến vĩ mô như : lãi suất, lạm phát, tăng trưởng GDP,... cũng có ảnh hưởng đến TTCK nói chung và các cổ phiếu niêm yết nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH, GIÁO TRÌNH, BÀI BÁO:

A. Tiếng việt:

1. Phạm Trí Cao (2009), Kinh tế lượng ứng dụng, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính.

3. Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Nguyễn Ngọc Vũ (2000), Hệ số bêta trong phân tích rủi ro khi đầu tư chứng khoán,

Tạp chí Chứng khoán Việt Nam.

5. Nguyễn Ngọc Vũ (2004), Phân tích rủi ro của các Cty niêm yết qua các tham số của mô hình hồi quy, Kỷ yếu Hội nghị khoa học lần thứ 3 (II) , Đại học Đà Nẵng.

B. Tiếng Anh:

1.Andreas Sauer, Austin Murphy (1992), An empirical comparison of alternative models of capital asset pricing in Germany, Journal of Banking and Finance 16 (183- 196). North-Holland.

2.Fernandez, P. and Campo, J. D. (2010), Market Risk Premium used in 2010 by Analysts and Companies: a survey with 2,400 answers, IESE Business School.

3.McGraw-Hill/Irwin (2007), Fundamentals of Corporate Finance, fifth edition.

II. WEBSITE 1. www.asianbondsonline.adb.org 2. www.agifish.com.vn 3. www.bloomberg.com 4. www.cafef.vn 5. www.cophieu68.com 6. www.gso.gov.vn 7. www.giaiphapexcel.com 8. www.hastc.org.vn

9. www.hsx.vn 10. www.itrade.vn 11. www.laisuat.vn. 12. www.saga.vn 13. www.vasep.com.vn 14. www.vietfish.org 15. www.vietstock.vn

Ngày Giá cổ phiếu VN-Index TSSL CP theo tuần TSSL VN- INDEX theo tuần 06/05/2002 14,95 214,2 13/05/2002 15,22 209,6 0,0179 -0,0217 20/05/2002 14,79 208,1 -0,0287 -0,0072 27/05/2002 15,07 206,3 0,0188 -0,0087 03/06/2002 15,31 207,8 0,0158 0,0072 10/06/2002 15,1 204,9 -0,0138 -0,0141 17/06/2002 14,65 197,8 -0,0303 -0,0353 24/06/2002 14,46 200,5 -0,0131 0,0136 01/07/2002 14,3 200,3 -0,0111 -0,0010 08/07/2002 14,22 200,2 -0,0056 -0,0005 15/07/2002 13,77 197,4 -0,0322 -0,0141 22/07/2002 13,54 193,4 -0,0168 -0,0205 29/07/2002 14,09 195,2 0,0398 0,0093 05/08/2002 13,99 193,7 -0,0071 -0,0077 12/08/2002 13,77 191,5 -0,0159 -0,0114 19/08/2002 14,02 192,7 0,0180 0,0062 26/08/2002 13,99 190 -0,0021 -0,0141 03/09/2002 14,07 191,4 0,0057 0,0073 10/09/2002 14,02 189,9 -0,0036 -0,0079 17/09/2002 13,9 186,9 -0,0086 -0,0159 24/09/2002 13,77 179,9 -0,0094 -0,0382 01/10/2002 13,87 183 0,0072 0,0171 08/10/2002 13,62 180 -0,0182 -0,0165 15/10/2002 13,77 180,6 0,0110 0,0033 22/10/2002 13,58 179,4 -0,0139 -0,0067 29/10/2002 13,7 177,9 0,0088 -0,0084 05/11/2002 13,62 175 -0,0059 -0,0164 12/11/2002 13,66 175,3 0,0029 0,0017 19/11/2002 13,46 175,5 -0,0147 0,0011 26/11/2002 13,51 176,5 0,0037 0,0057 03/12/2002 13,99 183,6 0,0349 0,0394 10/12/2002 14,09 184,8 0,0071 0,0065 17/12/2002 14,3 185,4 0,0148 0,0032 24/12/2002 14,14 184,2 -0,0113 -0,0065 31/12/2002 14,19 183,3 0,0035 -0,0049 08/01/2003 13,98 179,8 -0,0149 -0,0193 Ngày Giá cổ phiếu VN-Index TSSL CP theo tuần TSSL VN- INDEX theo tuần 15/01/2003 13,89 176,4 -0,0065 -0,0191 22/01/2003 13,85 170,6 -0,0029 -0,0334 10/02/2003 13,23 170,9 -0,0458 0,0018 17/02/2003 13,14 168,5 -0,0068 -0,0141 24/02/2003 12,88 165,5 -0,0200 -0,0180 03/03/2003 13,55 165,6 0,0507 0,0006 10/03/2003 13,38 163,6 -0,0126 -0,0122 17/03/2003 13,38 160,7 0,0000 -0,0179 24/03/2003 12,98 153,9 -0,0304 -0,0432 31/03/2003 12,55 145,4 -0,0337 -0,0568 07/04/2003 13,27 149,4 0,0558 0,0271 14/04/2003 13,1 149 -0,0129 -0,0027 21/04/2003 13,35 152 0,0189 0,0199 28/04/2003 13,47 152,8 0,0089 0,0052 08/05/2003 13,76 155,9 0,0213 0,0201 15/05/2003 14,07 155,7 0,0223 -0,0013 22/05/2003 13,76 153,2 -0,0223 -0,0162 29/05/2003 13,89 152,3 0,0094 -0,0059 05/06/2003 13,81 151,7 -0,0058 -0,0039 12/06/2003 13,81 152,4 0,0000 0,0046 19/06/2003 13,55 152 -0,0190 -0,0026 26/06/2003 13,52 151,9 -0,0022 -0,0007 03/07/2003 13,69 151,8 0,0125 -0,0007 10/07/2003 13,6 151,2 -0,0066 -0,0040 17/07/2003 13,52 150,3 -0,0059 -0,0060 24/07/2003 13,03 149,9 -0,0369 -0,0027 31/07/2003 12,54 146,3 -0,0383 -0,0243 06/08/2003 12,64 142,7 0,0079 -0,0249 13/08/2003 12,64 141,9 0,0000 -0,0056 20/08/2003 12,66 142,2 0,0016 0,0021 27/08/2003 12,72 142,7 0,0047 0,0035 05/09/2003 12,82 141,8 0,0078 -0,0063 12/09/2003 12,89 140,9 0,0054 -0,0064 19/09/2003 12,59 139,9 -0,0235 -0,0071 26/09/2003 12,84 139,9 0,0197 0,0000 03/10/2003 13,11 138,6 0,0208 -0,0093

Phụ lục 3.1: 24 cặp TSSL của từng chứng khoán và của danh mục thị trường tương ứng qua 36 kỳ quan sát.

Ngày Giá cổ phiếu VN-Index TSSL CP theo tuần TSSL VN- INDEX theo tuần 10/10/2003 12,99 136,6 -0,0092 -0,0145 17/10/2003 12,82 134,5 -0,0132 -0,0155 24/10/2003 12,82 130,9 0,0000 -0,0271 31/10/2003 13,2 136,2 0,0292 0,0397 07/11/2003 13,42 137,3 0,0165 0,0080 14/11/2003 15,21 155,7 0,1252 0,1258 21/11/2003 15,08 160 -0,0086 0,0272 28/11/2003 14,99 163,9 -0,0060 0,0241 05/12/2003 14,96 162,5 -0,0020 -0,0086 12/12/2003 14,99 162,1 0,0020 -0,0025 19/12/2003 15,27 167,9 0,0185 0,0352 26/12/2003 15,04 166 -0,0152 -0,0114 06/01/2004 15,61 170,3 0,0372 0,0256 13/01/2004 15,61 175,2 0,0000 0,0284 28/01/2004 17,74 200,8 0,1279 0,1364 04/02/2004 18,72 208,3 0,0538 0,0367 11/02/2004 19,25 212,8 0,0279 0,0214 18/02/2004 19,73 222 0,0246 0,0423 25/02/2004 20,61 255,1 0,0436 0,1390 03/03/2004 20,38 269,9 -0,0112 0,0564 10/03/2004 18,84 255,5 -0,0786 -0,0548 17/03/2004 19,73 260,7 0,0462 0,0201 24/03/2004 19,28 257,3 -0,0231 -0,0131 31/03/2004 19,73 277,4 0,0231 0,0752 07/04/2004 19,91 269,5 0,0091 -0,0289 14/04/2004 19,73 251,2 -0,0091 -0,0703 21/04/2004 19,96 256,4 0,0116 0,0205

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 165)