Mô hình CAPM mở rộng (đa biến)

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 32)

1.3.1.Những hạn chế của mô hình CAPM

Trong các giả định về mô hình CAPM, có một vài giả định có vẻ như không hợp lý trong thực tế, nhưng những kiểm định thống kê về các hành vi quan sát được trên thị trường chứng khoán có khuynh hướng ủng hộ cho các kết quả ứng dụng từ mô hình này. Mô hình này đã được sử dụng rộng rãi về phương diện khái niệm lẫn thực tiễn khi xem xét sự đánh đổi giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro mà nhà đầu tư yêu cầu trên thị trường chứng khoán . Tuy vậy mô hình vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét :

 Đánh giá tỷ suất sinh lợi thị trường trong tương lai trong khi sử dụng danh mục thị trường trong quá khứ, mà danh mục này thường được lựa chọn từ rất nhiều các tài sản có rủi ro trên thị trường. Việc chọn một danh mục chuẩn hóa đại diện cho cả thị trường là một vấn đề khó khăn.

 Xác định đánh giá thích hợp nhất đối với lãi suất phi rủi ro. Mô hình CAPM đơn biến đòi hỏi nhà đầu tư phải đưa ra lãi suất hoàn toàn không có rủi ro, điều này trong thực tế xét trên bản chất là có thể không tồn tại một lãi suất hoàn toàn không có rủi ro ngay cả lãi suất của trái phiếu hay tín phiếu kho bạc của Nhà nước nhất là trong điều kiện thị trường có nhiều biến động.

 Xác định đánh giá tốt nhất bêta tương lai của tài sản, bêta thường cũng không ổn định, vấn đề dự báo cũng phải dự báo cả bêta của cổ phiếu cần ước lượng.

Bêta thay đổi theo thời gian do vậy trong dự báo cần tính toán hệ số bêta sao cho phù hợp cũng là một vấn đề khó khăn.

 Có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy còn có các nhân tố khác ngoài lãi suất phi rủi ro và rủi ro hệ thống được sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi mong đợi của hầu hết chứng khoán.

Chúng ta đã đề cập đến hai loại rủi ro: rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống (hay rủi ro thị trường), điều này hàm ý rằng đo lường rủi ro của một cổ phiếu đòi hỏi phải đo lường cả hai loại rủi ro này. Mô hình CAPM đơn biến khi xét đoán lợi nhuận và rủi ro chủ yếu dựa vào lãi xuất phi rủi ro, bêta của cổ phiếu và suất sinh lời kỳ vọng của thị trường có nghĩa là mô hình này xét đoán chủ yếu là dựa vào loại rủi ro của thị trường hay nói cách khác xét đoán dựa trên xu hướng của thị trường: thị trường đánh giá cao hay thị trường đánh giá thấp mà từ đó làm ảnh hưởng đến suất sinh lời của cổ phiếu mà bỏ quên đi các yếu tố từ nội tại của cổ phiếu như: EPS, ROE, ROA,…mà các nhân tố này được biểu hiện bằng các chỉ số như P/E, P/B,..

Trong những nghiên cứu gần đây, mô hình CAPM đã được bổ sung những nhân tố khác nhằm có thể dự báo tỷ suất sinh lợi một cách chính xác hơn. Những bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngoài bêta còn có các biến như tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B). Đặt biệt trong thị trường các nước mới nổi, sự tác động của tỷ số giá trên thu nhập (P/E) và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là khá rõ nét. Cùng với mô hình CAPM, P/E và P/B được dùng như là các công cụ dự báo tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường các nước mới nổi. Điều này hàm ý một mô hình CAPM đa biến trong dự báo là cần thiết.

  0 1 2 3 4 5 1 17 ( ) / / / . i i M i i i i i E ri    R  P E  P B  D E  ROE 

1.3.2.Xây dựng mô hình dự kiến

Từ các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, qua kết quả khảo sát điều tra thực tế mô hình mà tác giả dự kiến đưa ra là :

Trong đó :

+ E(ri) : Tỷ suất lợi nhuận dự báo của cổ phiếu i (biến phụ thuộc) + 0: hằng số cố định (hay tung độ của hàm hồi quy)

+ 1,2,3,4,5: các hệ số của các biến độc lập

+ i : Hệ số Bêta của cổ phiếu i (đo lường theo mô hình CAPM)

+ RMi : suất sinh lời danh mục thị trường-chỉ số VN-index (tương ứng với khoảng thời gian tính toán hệ số Beta của cổ phiếu i tại thời gian t)

+ P/Ei: chỉ số giá trên thu nhập của cổ phiếu i

+ D/Ei: chỉ số đòn bẩy tài chính của công ty niêm yết cổ phiếu i. + P/Bi: chỉ số giá trị thị trường so với thư giá của cổ phiếu i + ROEi: chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ đông.

+ i: sai số ngẫu nhiên.

Sau đây, tác giả sẽ đi vào phân tích sâu các biến độc lập được đưa vào mô hình :

1.3.2.1.Bêta của cổ phiếu i tại thời điểm t (βit)

Bêta là độ nhạy cảm của chứng khoán i so với danh mục thị trường, được tính dựa vào phương trình đường đặc trưng của cổ phiếu i :

i

i i i M

R   R 

Dựa vào sự biến động về tỷ suất lợi nhuận của danh mục thị trường và cổ phiếu đang xem xét. Chỉ số bêta cho biết rằng khi suất sinh lời của danh mục thị trường thay đổi 1% thì suất sinh lời của cổ phiếu sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm.

Chỉ số Bêta có thể được tính theo các cách sau :

 Cách 1: Dùng phương pháp hồi quy :

Ri = α + β*Rm (1.18)

Trong đó: Ri là chuỗi dữ liệu về tỷ suất sinh lời của cổ phiếu đang xem xét. Rm là chuỗi dữ liệu tỷ suất sinh lời của danh mục thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng phần mềm Ms.Excel hoặc Eview hồi quy (1.18) sẽ cho ta được kết quả của bêta.

 Cách 2: Theo lý thuyết CAPM, độ nhạy cảm (β) được tính bởi công thức: 2 ( ,i M) M COV k k    (1.19) Trong đó: + kilà TSSL của chứng khoán i. + kMlà TSSL thị trường.

+ COV k k( ,i M): Hiệp phương sai giữa TSSL của CK i và TSSL thị trường

+ 2

M

 là phương sai của TSSL thị trường

 Cách 3: Sử dụng hàm Slope(array1,array2) trong phần mềm Ms. Excel ta cũng sẽ dễ dàng có được giá trị hệ số Beta một cách nhanh chóng và chính xác.

Trong đó:

+ Array 1 là chuỗi dữ liệu suất sinh lời của cổ phiếu xem xét.

+ Array 2 là chuỗi dữ liệu của suất sinh lợi thị trường tương ứng với cổ phiếu mà ta đang xem xét.

1.3.2.2.Suất sinh lời của thị trường (RMit)

Suất sinh lời của danh mục thị trường tính bằng công thức sau :

Trong đó PM(t) và PM(t-1) là chỉ số giá thị trường (VN-Index) tại các thời điểm t và thời điểm trước đó (t-1), có thể tính theo ngày, tuần, tháng, quý hay năm.

PM(t)-PM(t-1)

RMit = --- (1.20) PM(t-1)

Thu nhập ròng của cổ đông thường EPS=

Số lượng cổ phần thường đang lưu hành

Nhân tố Bêta nhân với RMi thể hiện rủi ro thị trường và suất sinh lời của thị trường ảnh hưởng như thế nào đến suất sinh lời riêng có của từng cổ phiếu.

1.3.2.3.Tỷ số giá trên thu nhập –P/Et (Earning-Price ratio)

Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:

Trong đó:

+ P0t : Giá thị trường mỗi cổ phần thời điểm t

+ EPSt (Earning per share): Thu nhập mỗi cổ phần thời điểm t

Với: (1.22)

Hệ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.

Nếu P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 32)