Đòn bẩy tài chính –Debt to Equity ratio (D/Et)

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 39)

Trong kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp thường quan tâm đến hai loại đòn bẩy : đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên khi sử dụng đòn bẩy tài chính đồng thời nó cũng làm tăng rủi ro thông qua độ nghiêng của đòn bẩy tài chính

P0t

P/Et = --- (1.21) EPSt

Tổng nợ dài hạn

Đòn bẩy tài chính = (1.23) Tổng vốn chủ sở hữu

Giá cổ phiếu hiện tại

P/Bt = (1.24) Thư giá

(DFL), mặc dù khi sử dụng nợ thì doanh nghiệp được hưởng lợi ích từ “tấm chắn thuế”.

Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều trong cấu trúc vốn làm gia tăng rủi ro và nhà đầu tư có thể đòi hỏi một suất sinh lời cao hơn khi đầu tư vào cổ phiếu một công ty có sử dụng nợ cao và ngược lại.

1.3.2.5.Giá thị trường trên giá trị sổ sách (Price to Book ratio –P/Bt)

Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức tính như sau:

Thư giá = Tổng tài sản – (Tài sản vô hình + Nợ)

Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.

 Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.

 Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.

Lợi nhuận ròng kỳ t(sau thuế)

ROEt = (1.25) Vốn cổ đông

Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.

1.3.2.6.Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ đông (ROEt)

Hệ số này được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác trên thị trường .Thông thường chỉ số này càng lớn thì cổ phiếu càng hấp dẫn nhà đầu tư, kết quả là giá giao dịch trên thị trường có xu hướng ở mức cao. Nó là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Nhà đầu tư mua cổ phần của một công ty với mong muốn thu được lợi nhuận cao. Khi công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả làm lãi ròng tăng lên và ROE cũng tăng rủi ro đầu tư giảm, ngược lại khi công ty làm ăn thua lỗ ROE<0 tức rủi ro từ công ty tăng theo, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một mức sinh lợi cao khi đầu tư vào cổ phiếu như vậy. Kết quả làm chi phí sử dụng vốn tăng lên.

1.4.Hồi quy và dự báo bằng hồi quy

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài này là đi sâu vào dự báo lý thuyết bằng hồi quy tuyến tính và kiểm định sự phù hợp của mô hình, từ đó đưa ra mô hình dự báo tối ưu cho các cổ phiếu niêm yết. Do đó tác giả xin đề cập trong phần này một số vấn đề về phân tích và dự báo bằng hồi quy tuyến tính.

1.4.1.Các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính

 Phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau : giả định này yêu cầu bất kỳ giá trị nào của biến độc lập thì phân phối của biến phụ thuộc là phân phối chuẩn và có phương sai không đổi. Giả định này hàm ý rằng không phải tất cả các tỷ suất sinh lời của chứng khoán bằng nhau cũng có tỷ suất sinh lời của danh mục thị trường bằng nhau, mà sẽ có một phân phối chuẩn của tỷ suất sinh lợi chứng khoán tại mỗi mức tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường dù rằng các phân phối này có trung bình khác nhau nhưng chúng đều có phương sai bằng nhau.

 Các biến phụ thuộc là độc lập trong thống kê, tức là các quan sát không bị chi phối bởi các yếu tố khác, quan sát này không bị chi phối bởi quan sát khác. Hay có thể nói rằng tỷ suất sinh lời của chứng khoán ở thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của chứng khoán ở thời điểm khác.

 Phân phối tuyến tính : tất cả các giá trị trung bình đều phân bổ trên một đường thẳng đường này gọi là đường hồi quy tổng thể.

1.4.2.Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Vấn đề kiểm định trong thống kê là chúng ta xem xét số liệu thu thập từ thực tế có “phù hợp” với giả thiết đã đưa ra hay không. Có nhiều cách kiểm định như : phương pháp khoản tin cậy, kiểm định ý nghĩa,… Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này tác giả sử dụng phương pháp kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy.

Một thước đo thường sử dụng trong đánh giá mô hình là hệ số xác định R2 (coefficient of determination). Công thức tính R2 xuất phát từ sự phân tách tòan bộ biến thiên của các quan sát của biến phụ thuộc thành hai phần : phần biến thiên do hồi quy và phần biến thiên không do hồi quy (phần dư) . Thông số R2 đo lường độ thích hợp của đường hồi quy theo nguyên tắc R2 càng gần 1 thì mô hình càng có ý nghĩa, R2 tiến về 0 thì mô hình càng kém phù hợp với dữ liệu mẫu đã thu thập. Tuy nhiên R2

có ý nghĩa kiểm định trong hàm hồi quy đơn biến, còn đối với hàm hồi quy đa biến thì nó chỉ mang tính chất tham khảo, trong trường hợp này người ta sẽ kiểm định dựa vào kiểm định F-stastic và Prob (F-statistic) với ý nghĩa α đưa ra ta so sánh Fα(k-1,n-k) và F-stastic, giả thiết bác bỏ khi F-stat > F, Prob (F-stat) càng tiến về 0 thì mô hình càng có ý nghĩa hay nói cách khác là các biến lựa chọn đưa vào mô hình là thật sự có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3.Dự báo bằng hồi quy tuyến tính

Một trong những ứng dụng có giá trị của hàm hồi quy là dùng để dự báo. Khi đã xây dựng được một mô hình phù hợp với các biến đưa vào mang tính đầy đủ và có ý nghĩa thì việc dự báo sẽ mang tính chính xác tương đối cao. Trong đề tài này tác giả sẽ

0 1 2 3 4 5

      

ành Thuy san ành ành ành ành ành

( ng ) ng M / ng / ng / ng ng i

E r    RP EP BD EROE

đưa ra một mô hình “tương đối” phù hợp trong việc dự báo tỷ suất sinh lợi cũng như rủi ro cho cổ phiếu của toàn ngành Thủy sản. Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, mô hình mà luận văn đưa ra là:

(1.26) Trong đó : + E(Rngành Thủy sản) : Tỷ suất lợi nhuận dự báo của toàn ngành thủy sản. + 0: hằng số cố định (hay hệ số tung độ góc của hàm hồi quy) + 1,2,3,4,5: các tham của các biến độc lập

+ ngành : Hệ số Bêta của toàn ngành Thủy sản

+ RM : suất sinh lời danh mục thị trường-chỉ số VN-index (tương ứng với khoảng thời gian tính toán hệ số Beta của ngành tại từng thời điểm)

+ P/Engành: chỉ số giá trên thu nhập của cổ phiếu ngành Thủy sản. + D/Engành: chỉ số đòn bẩy tài chính của toàn ngành Thủy sản

+ P/Bngành: chỉ số giá trị thị trường so với thư giá của cổ phiếu ngành Th. Sản + ROEngành: chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn cổ đông toàn ngành Thủy sản. + i: sai số ngẫu nhiên.

 Kết quả dự kiến khi kiểm định mô hình :

Chỉ tiêu Ký hiệu Dấu kỳ vọng

Bêta với suất sinh lời thị trường βitRMit + Thu nhập mỗi cổ phiếu so giá thị trường P/Eit + Giá thị trường so giá trị sổ sách của cổ phiếu P/Bit +

Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/Eit -

Tỷ suất lãi ròng so với vốn chủ sở hữu ROEit + Tỷ suất tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu ROAit + Tỷ suất doanh thu thuần so với vốn chủ sở hữu ROSit +

 Chỉ số Bêta với suất sinh lời thị trường kỳ vọng dấu (+) vì suất sinh lời một cổ phiếu phụ thuộc vào suất sinh lời thị trường và bêta của chính nó.

 Chỉ số giá thị trường so với thu nhập mỗi cổ phiếu mang dấu (+) vì đây là biến tỷ lệ thuận với suất sinh lời cổ phiếu, EPS thường ít biến động trong một thời kỳ do vậy nếu giá thị trường tăng làm suất sinh lời cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại

 Chỉ số giá thị trường so giá trị sổ sách là đồng biến với suất sinh lời, vì khi giá thị trường tăng trong khi giá trị sổ sách không tăng làm suất sinh lời cũng tăng theo.

 Chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu kỳ vọng dấu (-) vì khi nợ tăng lên kèm theo rủi ro tăng lên, nhà đầu tư sẽ trả giá thấp đi và làm suất sinh lời trên cổ phiếu giảm.

 Tỷ lệ lãi ròng so vốn chủ sở hữu được kỳ vọng dấu (+) vì chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty. Khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi sau thuế cao làm chỉ số ROE cao nhà đầu tư được lợi từ chính sách cổ tức, giá cổ phiếu tăng làm suất sinh lời cổ phiếu sẽ tăng. Ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả : ROE thấp hoặc có thể <0 (khi lỗ) làm giá cổ phiếu giảm, không được chia cổ tức,... kết quả làm suất sinh lời cổ phiếu sẽ giảm.

Kết luận chương 1

Để có thể vận dụng được vào TTCKVN thì nhất thiết chúng ta phải có nền tảng vững chắc về các lý thuyết tài chính hiện đại. Trong chương này chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là rủi ro và lợi nhuận của một chứng khoán, bên cạnh đó là việc tính toán cũng như đo lường chúng. Mô hình CAPM thuần túy và những hạn chế của mô hình này, do vậy để khắc phục những yếu điểm của mô hình này, ngày nay một số nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình CAPM đa biến trong tính toán và dự báo cho các chứng khoán. Một phần ngắn trong chương cũng được đề cập đó là kiểm định mô hình đa biến trong thống kê, việc kiểm định mô hình cho ta biết được mô hình nào là phù hợp nhất trong tính toán và dự báo.

Do tính cấp bách và cần thiết trong việc vận dụng các lý thuyết , áp dụng thực tế trong việc đo lường rủi ro và tỷ suất lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết trong thời gian tới, nhằm hạn chế những tổn thất mà lẻ ra có thể tránh được cho nhà đầu tư hay việc đưa ra một dự báo để ra quyết định đầu tư, hay cung cấp cho các nhà đầu tư một cách nhìn nhận mới trong việc phân tích đo lường rủi ro các cổ phiếu,…Tác giả mong muốn cung cấp một cách dự báo mới dựa trên nền tảng lý thuyết của các nhà nghiên cứu đã được áp dụng tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển nhằm mục tiêu giúp các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro hay gia tăng lợi nhuận khi muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam- nơi mà được xem là còn nhiều tiềm năng nhưng cũng có những rủi ro tiềm ẩn.

CHƯƠNG2

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ THỰC TRẠNG CỔ PHIẾU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình capm đa biến để ước lượng tỷ suất sinh lời và rủi ro cho các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 32 - 39)