Biểu đồ thu nhập

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM của CÔNG TY cổ PHẦN lưu LIỀN (Trang 67 - 69)

Trong số 165 phiếu khảo sát hợp lệ thì số khách hàng có thu nhập dưới 10 triệu đồng là 5 người chiếm 3%, số khách hàng có thu nhập từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng là 96 người chiếm 58.2%, số khách hàng có thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên là 64 người chiếm 38.8. Như vậy số khách hàng có thu nhập từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng chiếm đa số khách hàng của Lưu Liền, số khách hàng có thu nhập trên 20 triệu đồng cũng chiếm số lượng tương đối, còn lại là số khách hàng có thu nhập dưới 10 triệu chiếm số lượng rất ít, không đáng kể.

58.2% 38.8%

4.2 Đánh giá thang đo

4.2.1 Đánh giá thang đó bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, chứ không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác bởi nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo.

Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha:

- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu

- Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt;

Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt; Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

- Ngoài ra, cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Mặc dù đây không phải là một tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá độ tin cậy thang đo, tuy nhiên, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm thì chúng ta nên cân nhắc xem xét biến quan sát này tùy vào từng trường hợp.

4.2.1.1 Thang đo giá cả

- Chạy lần 1: Thang đo giá cả gồm 5 biến quan sát tương ứng là GC1, GC2, GC3, GC4, GC5. Qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, cho thấy Cronbach’s Alpha = 0.734 > 0.6 nên thang đo đạt yêu cầu. Có 4 biến quan sát trên đều có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) phù hợp lớn hơn 0.3, ngoại trừ biến GC3 có hệ số tương quan biến tổng là 0.113 < 0.3. Do đó ta tiến hành loại biến GC3 và chạy lại lần 2.

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .734 5 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted GC1 16.12 1.656 .488 .697 GC2 16.05 1.759 .616 .643 GC3 16.18 2.211 .113 .840 GC4 16.07 1.739 .679 .623 GC5 16.05 1.784 .823 .598

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM của CÔNG TY cổ PHẦN lưu LIỀN (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w