Đánh giá thực trạng quản lý rủi rotrong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 78 - 82)

2.1 .Phƣơng pháp tiếp cận

2.1.1 .Cơ sở toán học của các phương pháp phân tích rủi ro

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi rotrong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2011 – 2015, công tác quản lý rủi ro trong ĐTXD cơ sở hạ tầng đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã đƣợc thực hiện bƣớc đầu đạt hiệu quả.

Công tác quản lý rủi ro trong ĐTXD cơ sở hạ tầng đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã có sự tham gia của các phòng, ban chức năng trong Tổng công ty và sự phối hợp của các nhà thầu thi công dự án, đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình thi công.

Bƣớc đầu, BQLDA đã xây dựng đƣợc quy trình quản lý rủi ro trong ĐTXD cơ sở hạ tầng đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Do vậy công tác quản lý rủi ro đƣợc thực hiện thuận lợi.

Công tác thu thập thông tin, nhận dạng rủi ro đƣợc lập cơ bản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trƣờng, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Quá trình phân tích, đánh giá rủi ro tại Tổng công ty đƣợc thực hiện bao quát trên cơ sở phân tích môi trƣờng ngành và môi trƣờng nội tại doanh nghiệp, tập trung vào phân tích rủi ro phát sinh trong chi phí để Tổng công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong giai đoạn này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm soát, xử lý rủi ro, Ban QLDA với chức năng nhiệm vụ đƣợc Tổng công ty giao đã thực hiện tƣơng đối tốt nhiệm vụ trực tiếp kiểm soát và xử lý rủi ro phát sinh trên cơ sở lựa chọn các nhà thầu, tuân thủ các nội dung liên quan quy định tại Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở xây dựng quy trình thực hiện lựa chọn nhà thầu và tuân thủ nghiêm túc quy trình.

Trong công tác thi công xây dựng dự án, các khâu thi công đều đƣợc Ban QLDA phối hợp với nhà thầu xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật, đã có những hoạt động kiểm tra, giám sát đối với công tác thi công xây dựng dự án nhằm đảm bảo chất lƣợng, tiến độ thi công công trình nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh từ rủi ro do kéo dài quá trình thi công dự án.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, trong giai đoạn 2011 – 2015, công tác quản lý rủi ro trong ĐTXD cơ sở hạ tầng đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế phát sinh phần lớn từ hình thức kiểm soát rủi ro thực hiện dự án:

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Quy trình QLRR trong hoạt động ĐTXD cơ sở hạ tầng tại Tổng công ty vẫn còn nhiều lỗ hồng dẫn đến tình trạng chất lƣợng lập dự án thấp, giám sát công tác khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lƣợng công trình, dẫn đến trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung.

Việc kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khi tham gia đấu thầu bị buông lỏng dẫn tới một số nhà thầu năng lực hạn chế trúng thầu hoặc có nhà thầu sau khi

trúng thầu họ lại “bán” công trình cho đơn vị khác gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, giám sát dự án.

Vẫn có công trình có tình trạng chậm tiến độ thi công, dẫn đến rủi ro chi phí: bù giá nhân công, nguyên nhiên vật liệu làm tăng chi phí, làm giảm hiệu suất đầu tƣ công trình. Công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng các nhà thầu thực hiện không nghiêm túc, hầu nhƣ tất cả các nhà thầu tham gia các gói thầu xây lắp, thiết bị tại Ban đều vi phạm.

Tuy đã tiến hành phòng ngừa rủi ro bằng biện pháp lựa chọn nhà thầu uy tín, tuy nhiên, việc Ban QLDA tại Tổng công ty thành lập các tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu cạnh tranh, tổ chuyên gia xét thầu với các gói chỉ định thầu theo luật định, tất cả các thành viên trong các tổ chuyên gia và tổ thẩm định đều là các cán bộ trong Ban QLDA do vậy không tránh khỏi tình trạng thiếu công minh trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Việc kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khi tham gia đấu thầu bị buông lỏng dẫn tới một số nhà thầu năng lực hạn chế trúng thầu hoặc có nhà thầu sau khi trúng thầu họ lại “bán” công trình cho đơn vị khác gây phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình thi công.

Quản lý rủi ro trên cơ sở nghiệm thu thanh toán thƣờng căn cứ theo thiết kế dự toán đƣợc duyệt, hoàn toàn là bản sao của thiết kế, trong nhiều trƣờng hợp bản vẽ hoàn công chỉ mang tính chất thủ tục, hình thức dẫn đến khối lƣợng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công.

3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân từ thể chế

Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật yếu. Một số dự án không tuân thủ các quy định nhƣ trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nƣớc trong việc ra quyết định đầu tƣ, cũng chƣa hoàn toàn tuân thủ các quy trình, quy phạm và tính khách quan khi đƣa ra quyết định.

Công tác giải phóng mặt bằng hiện nay rất chậm trễ và phức tạp; chế độ chính sách trong đầu tƣ, xây dựng còn nhiều điểm chƣa thống nhất, cồng kềnh và chồng

chéo, các yếu tố trên dẫn đến khó khăn trong quản lý các lĩnh vực của dự án, đặc biệt là quản lý tiến độ, chất lƣợng và đảm bảo đúng luật định.

Thiếu cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác ĐTXD cơ sở hạ tầng khu đô thị một cách thƣờng xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án. Các quy định chƣa cụ thể quy trách nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tƣ chất lƣợng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó.

Nguyên nhân về trình độ quản lý

Năng lực quản lý giám sát dự án của một số cán bộquản lý rủi ro còn hạn chế, khả năng thẩm định, phân tích tài chính, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trƣờng còn yếu.

Năng lực của cán bộ BQLDA trực thuộc, điều hành dự án trong việc quản lý mặt phân giới giữa các tổ chức tham gia dự án còn hạn chế. Một Ban trực thuộc phải quản lý đồng thời nhiều dự án, chƣa thể hiện đƣợc vai trò của Giám đốc điều hành dự án là quản lý, điều phối các bộ phận khác nhau của dự án để đảm bảo dự án đạt các mục tiêu và thỏa mãn các giới hạn về thời gian, chi phí; trực tiếp kiểm tra, kiếm soát việc thực hiện dự án về tiến độ, thời gian, chất lƣợng… mà chỉ nhƣ một cơ quản kiểm tra giám sát các nhà thầu.

Năng lực đánh giá, lựa chọn nhà thầu chƣa cao, hệ quả là một số nhà thầu tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát, nhà thầu thi công có năng lực hạn chế trúng thầu là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến tiến độ, chất lƣợng thi công của dự án

Nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý

Khung logic của dự án chƣa đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quản lý dự án hữu hiệu (Khung logic là một công cụ quản lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của dự án hiện chƣa đƣợc sử dụng).

Chƣa vận dụng các kỹ thuật và quản lý tiên tiến để phân định và phối hợp giữa các bên tham gia dự án một cách hiệu quả.

Chƣa ứng dụng phổ biến các công cụ quản lý dự án tiên tiến nhƣ phần mềm Microsoft Project vào việc quản lý thời gian và quản lý chi phí của dự án.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TY

XÂY DỰNG HÀ NỘI

4.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển và quan điểm quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 78 - 82)