Khái quát một số phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 46 - 49)

2.1 .Phƣơng pháp tiếp cận

2.1.1 .Cơ sở toán học của các phương pháp phân tích rủi ro

2.1.2. Khái quát một số phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro được

2.1.2.1. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn *Nội dung, phạm vi áp dụng:

Là phƣơng pháp đƣợc áp dụng chủ yếu đối với các doanh nghiệp sản xuất nhằm tránh các rủi ro do sản lƣợng hoặc giá bán thấp không đủ trang trải chi phí sản xuất. Phƣơng pháp này giúp ngƣời phân tích tìm ra điểm hòa vốn, điểm mà ở đó doanh thu vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí khả biến và các chi phí bất biến.

Hai yếu tố điểm hòa vốn cần xét đến là: sàn lƣợng hòa vốn và doanh thu hòa vốn -Sản lƣợng hòa vốn: là số lƣợng sản phẩm của dự án phải sản xuất trong một

thời gian (thƣờng là một năm) để doanh thu vừa đủ trang trải mọi chi phí cho sản xuất và chƣa có lợi nhuận.

*Ưu điểm:

Phƣơng pháp này kỹ thuật tính toán rất đơn giản, dễ áp dụng.

*Nhược điểm:

Vì tính toán đơn giản, nên chƣa tính đến các yếu tố tác động bên ngoài và các yếu tố bất định khác

2.1.2.2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp *Nội dung, phạm vi áp dụng:

Đây là phƣơng pháp phân tích rủi robằng cách tìm và liệt kê tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro, các điều kiện làm tăng, giảm hoặc phát sinh rủi ro và sắp xếp các rủi ro đó theo một trật tự nhất định từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh thích hợp.

Việc phân tích các hoạt động SXKD của doanh nghiệp để tìm ra các rủi ro phải đƣợc thực hiện rất chi tiết, cụ thể và thƣờng có dạng các bảng biểu, vì vậy nó còn có tên là phƣơng pháp phân tích bằng ma trận. Thông thƣờng, các nhà kinh tế sử dụng hai loại ma trận để phân tích rủi ro: ma trận phân tích rủi ro và ma trận B.C.G

Theo phƣơng pháp này, ma trận phân tích rủi ro là một bảng gồm các hàng và các cột, trên đó thể hiện mục đích SXKD, các chiến lƣợc SXKD, chiến lƣợc Marketing, chiến lƣợc phân phối sản phẩm,… và dự đoán các rủi ro có thể gặp phải ứng với mỗi chiến lƣợc đó, mức độ trầm trọng cấp bách của từng rủi ro và khả năng phát triển của các rủi ro đó. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích rủi ro hoặc nhà kinh tế sẽ sắp xếp thứ tự ƣu tiên giải quyết đối với các rủi ro. Trong ma trận phân tích rủi ro, các rủi ro có thể gặp do nhà quản lý tiên liệu trƣớc thƣờng đƣợc diễn tả bằng lời còn mức độ trầm trọng, cấp bách của rủi ro có thể diễn tả bằng lời hoặc dùng phƣơng pháp cho điểm.

*Ưu điểm: Phƣơng pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho ta cái nhìn tổng quan về các rủi ro có thể xảy ra làm cản trở chiến lƣợc

phát triểncủa doanh nghiệpvà cho biết vẫn đề nào cần giải quyết trƣớc vấn đề nào sau sao cho hạn chế tới mức cao nhất các rủi ro có thể xảy ra.

*Nhƣợc điểm:

Vì là phƣơng pháp liệt kê phân tích nên phƣơng pháp phụ thuộc khà nhiều đến kinh nghiệm và trình độ ngƣời phân tích có nhìn nhận hết vấn để rủi ro, trong quá trình liệt kê các rủi ro hay không.

2.1.2.3. Phương pháp phân tích độ nhạy *Nội dung, phạm vi áp dụng:

Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong phân tích các rủi ro khi lựa chọn phƣơng án, đánh giá các dự án đầu tƣ trong xây dựng.

Nội dung cơ bản của phƣơng pháp là đành giá sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi cho một hay nhiều biến số (chỉ số tính toán) thay đổi. Tùy theo số lƣợng biến số là ít hay nhiều mà ngƣời phân tích lựa chọn phƣơng pháp phân tích độ nhạy thông thƣờng hay phƣơng pháp phân tích độ nhạy xác suât.

*Ƣu điểm:

Ƣu điểm của các phƣơng pháp là lƣờng trƣớc đƣợc các yếu tố rủi ro tác động làm biến đổi các chỉ tiêu lợi nhuận của dự án để từ đó giúp các nhà đầu tƣ có biện pháp chuẩn bị đối phó nhăm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận của phƣơng án

*Nhƣợc điểm:

Phƣơng pháp đã có sựhỗ trợ của phần mềm tính toán tuy nhiên việc tính toán còn khá phức tạp việc dự kiến thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả dẫn tới thay đổi các chỉ tiêu lợi nhuận hoặc dự kiến các xác suất biến đổi đều phụ thuộc các suy đoán chủ quan của con ngƣời trong khi các tác động gây ra rủi ro hoàn toàn ngẫu nhiên ngoài dự đoán của con ngƣời.

2.1.2.4.Phương pháp sử dụng chỉ tiêu kỳ vọng toán học *Nội dung, phạm vi áp dụng:

Muốn đối phó với những rủi ro bất trắc một cách tƣơng đối chính xác, nhà SXKD phải sử dụng toán xác suất. Khi đƣa ra các chiến lƣợc SXKD, nhà SXKD phải xét đến nhiều vấn đề nhƣ số lƣợng hàng hoá, giá cả sản phẩm, chi phí sản xuất

và điều hành, thời gian của dự án,… Tất cả các dữ kiện trên đều chỉ là dự đoán của nhà kinh tế trên cơ sở các ƣớc lƣợng tƣơng đối chính xác các biến số có ảnh hƣởng đến kế hoạch hoặc chiến lƣợc SXKD. Việc sử dụng toán xác suất giúp cho các nhà kinh doanh lƣợng hoá đƣợc những biến số một cách tƣơng đối chính xác.

Phƣơng pháp này bao gồm nhiều phƣơng pháp cụ thể nhƣ phƣơng pháp tính toán và sử dụng giá trị kỳ vọng, phƣơng pháp sử dụng xác suất có điều kiện, phƣơng pháp cây quyết định trong đó phƣơng pháp cây quyết định thƣờng đƣợc sử dụng nhiều hơn cả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại tổng công ty xây dựng hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)