2.1. Tổng quan phát triển ngành công nghiệp ôtô giai đoạn 2007-2013
2.1.1. Tình hình sản xuất ôtô thế giới và khu vực
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô thế giới (OICA), sản lượng ô tô toàn cầu năm 2011 đạt hơn 80 triệu xe, công nghiệp ô tô được xem là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, có mối liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp khác như kim khí, cơ khí, hóa chất, điện tử… Trong những thập niên gần đây, đã có sự chuyển dịch sản xuất mạnh mẽ từ châu Mỹ và châu Âu sang châu Á. Năm 2011, châu Á đứng đầu với sản lượng đạt 40,6 triệu xe, tiếp đến là châu Âu với 21,1 triệu xe và châu Mỹ là 17,8 triệu xe [14, tr.5]. Khảo sát toàn cầu năm 2012 của KPMG (là công ty toàn cầu có uy tín cao trong cung cấp dịch vụ tư vấn, kiểm toán và thuế) cho biết ba vấn đề lớn của công nghiệp ô tô trong vòng 15 năm tới là môi trường, đô thị hóa và thay đổi hành vi tiêu dùng. Các vấn đề này là động lực tạo ra những xu hướng mới của công nghiệp ô tô trong thập kỷ tới. Tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện môi trường dẫn đến xu thế giảm dần ô tô sử dụng động cơ đốt trong, trong khi ô tô điện sẽ trở nên phổ biến hơn. Tắc nghẽn giao thông và hạn chế bãi đỗ xe là động cơ dẫn đến các ý tưởng thiết kế xe đô thị cải tiến. Mong muốn của người tiêu dùng được cung cấp các dịch vụ trên ô tô như ở nhà hay ở nơi làm việc cho ra đời các ý tưởng về ô tô kết nối. Các xu hướng này thể hiện rõ nét ở các quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển lâu đời, chủ yếu là Nhật Bản và các nước châu Âu.
Mặc dù cũng phải đối mặt với ba vấn đề lớn nêu trên, nhưng xu hướng phát triển ô tô ở các nước đi sau khônggiống với các nước đi trước. Các nước đi sau sẽ vẫn tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản như phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng, năng lực công nghiệp, nguồn nhân lực…
Bảng 2.1: Sản lƣợng công nghiệp ô tô thế giới (2005-2013) Năm Sản lƣợng xe thế giới 2005 66.482.439 2006 69.222.975 2007 73.266.061 2008 70.520.493 2009 61.791.868 2010 77.703.987 2011 80.045.075 2012 84.208.200 2013 87.300.115
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo sản lượng ô tô thường niên của Tổ chức các nhà sản xuất xe hơi quốc tế (OICA)
Khu vực Đông Á đang được xem là một trong những trung tâm sản xuất ô tô chính trên thế giới. Hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã đặt cơ sở sản xuất tại khu vực này, như GM, MBW, Ford, Daimler, Chrysler, Toyota, Mitsubishi, Mazda, Isuzu, Honda, Nissan…Ngành công nghiệp ô tô tại Đông Á, tuy là ngành công nghiệp mới nhưng có sự phát triển vượt bậc đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2013 tổng lượng sản xuất của Trung Quốc là hơn 22 triệu ô tô, tiếp theo đó là Nhật Bản với hơn 9 triệu xe, Hàn Quốc với 4,5 triệu xe [14, tr.17].
Trong khối ASEAN, Các nước (trừ Brunei do những điều kiện riêng về dân số và địa lý là không xây dựng ngành công nghiệp ô tô) đã sớm xây dựng ngành công nghiệp ô tô của mình từ những năm 60. Riêng Singapore không sản xuất ô tô mà chỉ sản xuất phụ tùng, năm quốc gia lắp ráp/chế tạo ô tô là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine và Việt Nam. Cả năm quốc gia đều xác định công nghiệp ô tô là ngành quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mình[24, tr.39]. Thái Lan,
Malaysia, Philipines và Indonesia đều có nhà máy lắp ráp và sản xuất chi tiết, bộ phận ô tô đạt mức nội địa hóa cao: Malaysia đạt tỷ lệ nội địa hóa xe Protocon đến 90%, Thái Lan đạt mức bình quân là xe con đạt 72%, xe tải nhỏ cabin kép đạt 83%, xe tải lớn và xe buýt đạt 45% (tỷ lệ nội địa hoá này được coi là đáng khâm phục đối với các nước Châu á)...Tình hình phát triển thị trường ô tô của các nước ASEAN được thể hiện ở dưới đây.
Biểu đồ 2.1: Tình hình phát triển công nghiệp ô tô của các nƣớc ASEAN
Nguồn:Báo cáo nghiên cứu phát triển công nghiệp ô tô khu vực Đông Á của Hiệp hội ô tô Đông Nam Á (AAF)
Biểu đồ cho thấy doanh số bán xe của các nước trong khối ASEAN nhìn chung có sự gia tăng, nổi bật nhất là Thái Lan, Indonexia và Malaysia. Sau khủng hoảng tài chính 2008, thị trường các nước trong khối ASEAN có sự hồi phục trở lại, doanh số bán ra tăng mạnh, năm 2012: Thái Lan đạt hơn 1,4 triệu xe; Indonexia đạt hơn 1,1 triêu xe; Malaysia đạt 600 ngàn xe.
Tại các nước ASEAN, việc lắp ráp ô tô đang được đẩy mạnh, những nhà máy lắp ráp có quy mô lớn lần lượt ra đời. Mặc dầu ngành công nghiệp ô tô tại Malaysia, Indonexia, Philipine chưa phát triển, những các quốc gia này cũng đang đầu tư cho cở sở lắp ráp và sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô. Tuy nhiên, do sức mua còn nhỏ, thị trường hẹp, các nước này bao gồm cả Thái Lan đã sớm có sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất để trao đổi với nhau trong chương trình được gọi là BBC. Bằng cách đó, mỗi nước có thể sản xuất với số lượng lớn để trao đổi với các nước các bộ phận chi tiết mình không sản xuất, do đó tuy nhu cầu của từng nước là nhỏ những sản lượng sản xuất vẫn lớn và có hiệu quả.
Ngành công nghiệp ô tô các nước ASEAN đều trải qua các giai đoạn:
Bảng 2.2: Các bƣớc đi của ngành công nghiệp ô tô ở các nƣớc ASEAN
Bước 1: Những năm 60 Bước 2: Những năm 70 Bước 3: Những năm 80 Bước 4: Những năm 90 Phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước Bắt đầu sản xuất các chi tiết và bộ phận ở trong nước Đẩy mạnh sản xuất các chi tiết và bộ phận ở trong nước Coi trọng tự do cạnh tranh và thị trường tự do
Giai đoạn của chính sách bảo hộ và phát triển
Giai đoạn khuyến khích tự do cạnh tranh
Nguồn: Tự tổng hợp
Dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô khu vực là Thái Lan với điểm khởi đầu từ việc lắp ráp ô tô và hiện nay đã tiến đến xuất khẩu các loại xe và phụ tùng. Chính phủ Thái Lan luôn có sự quan tâm sát sao đối với ngành công nghiệp quan trọng này. Trong tình hình quy định, tư bản nước ngoài chỉ được tham gia vào các xí nghiệp Thái Lan dưới một nửa vốn, các xí nghiệp sở tại đã tiến hành liên doanh, nỗ lực đưa kỹ thuật vào để phục vụ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và phát triển sản xuất động cơ trong nước. Do vậy, xe ô tô sản xuất trong nước, với tính năng phù hợp với
trường xe ô tô của Thái Lan, đặc biệt là của loại xe thông dụng nhỏ, cabin kép phát triển rất mạnh, chiếm tới 50 – 60% sản lượng xe ô tô của Thái Lan trong khi sản lượng xe con chỉ khoảng 30% [1, tr.25].
Trong nhập khẩu về phụ tùng ô tô và ô tô, Thái Lan nhập chủ yếu từ Nhật Bản, chiếm tới 66% giá trị nhập khẩu, phần còn lại nhập từ các nước ASEAN. Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan hiện nay có doanh số chiếm 7% tổng GDP với 17 nhà máy lắp ráp ô tô, 1500 nhà cung cấp trong đó có 300 nhà cung cấp loại 1 (cung cấp các bộ phận chính của ô tô) mà 70% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.