2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI đối với phát triển ngành công
2.2.1. Quy mô vốn FDI đăng ký và sử dụng
2.2.1.1. Tình hình vốn đăng ký
Năm 2002, vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô ở nước ta chỉ còn đạt 586,945 triệu USD, do công ty TNHH Chrysler Việt Nam và công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapore bị giải thể. Thực trạng này có thể giải thích bởi những bất cập trong chính sách, công tác quản lý dự án và do nhu cầu thị trường ô tô trong nước đã không đúng như mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đến năm 2003, công ty liên doanh ô tô Nissan Việt Nam lại chính thức giải thể đã làm giảm lượng vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp FDI xuống còn 574,729 triệu USD. Nhưng đến năm 2005 và 2006, vốn đầu tư đăng ký lại được
tăng lên khoảng 425,27 triệu USD bởi sự góp mặt của 6 doanh nghiệp FDI. Như vậy, tính đến năm 2009 đã có 16 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD [7, tr.28]. Tính đến hết năm 2013, số doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô có vốn FDI tăng lên con số 18, tuy nhiên tổng số vốn đăng ký tăng không đáng kể.
2.2.1.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Tính đến năm 2010, các dự án liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư thực hiện đạt 432,652 triệu USD, bằng 74,9% tổng số vốn đăng ký 574,729,4 triệu USD.
Bảng2.3 cho thấy, đi đầu trong việc triển khai dự án là công ty ô tô Toyota Việt Nam với tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án đạt 123,5%. Có 2 công ty đạt tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện 100% là công ty ô tô Mêkông và công ty liên doanh Vinastar. Có 6 công ty đạt tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện ở mức cao như: công ty ô tô Việt Nam – Daewoo (Vidamco) đạt 93%, công ty liên doanh Suzuki đạt 87,78%, công ty TNHH Ford Việt Nam đạt 70%. Vậy có 7 trên tổng số 11 liên doanh có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án đạt mức trên 50%.
Hiện nay, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đã đạt hơn 80% vốn đăng ký. Hầu hết các dự án đã thực hiện góp toàn bộ vốn pháp định (trừ một số các dự án mới cấp phép). Như vậy, so với tình hình thực hiện các dự án có nhân tố nước ngoài khác ở Việt Nam, vốn thực hiện trong các dự án ô tô chiếm hơn 80% vốn đăng ký là tỷ lệ tương đối cao, điều đó cho thấy tinh thần thiện chí của các bên nước ngoài khi tham gia liên doanh.
Bảng 2.3: Vốn đầu tƣ thực hiện của các doanh nghiệp FDI
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên doanh nghiệp
Tổng vốn đầu tƣ % Thực hiện (3) = (2)/(1) Đăng ký (1) Thực hiện (2)
1 Công ty ô tô Toyota 89,6 110,627 123,5 2 Công ty TNHH Ford Việt Nam 102,7 72 70 3 Công ty liên doanh VMC 58 25 43,1 4 Công ty liên doanh Hino Motors Việt
Nam
17,03 8,84 51,9
5 Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo (Vidamco)
32,229 30 93
6 Công ty liên doanh Suzuki Việt Nam 34,175 30 87,78 7 Công ty ô tô Isuzu Việt Nam 50 23,92 47,84 8 Công ty LD Mercedes – Bens 70 30,356 43,36 9 Công ty ô tô Mê Kông 35,995 35,995 100 10 Công ty liên doanh VinaStar 53 53 100
Tổng 542,729 419,738 34,6
Nguồn: Bộ Công Thương