Những thành tựu đạt được của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của việt nam trong bối cảnh mới (Trang 73 - 78)

2.3. Đánh giá sự tác động của vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) đối với phát triển

2.3.1. Những thành tựu đạt được của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công

công nghiệp ôtô Việt Nam

2.3.1.1. Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam.

Ngành công nghiệp ô tô là ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Nhưng thực tế trong những năm trước đây, Nhà nước chưa đầu tư cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và cũng chưa có doanh nghiệp ngoài quốc doanh bỏ vốn đầu tư lớn để sản xuất ô tô. Trước nhu cầu ngày càng lớn về các loại xe thông dụng, Nhà nước đã cho phép một vài doanh nghiệp quốc doanh (Cơ khí ô tô 1/5; Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư Giao thông Vận tải; Công ty Cơ khí ô tô xe máy công trình …) được sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án sản xuất các loại xe buýt, xe tải nông dụng, với tổng vốn đầu tư khoảng gần 700 tỷ đồng, số vốn này không đáng kể so với vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI.

Năm 2004, có 11 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 574,729 triệu USD, tổng số vốn thực hiện là 432,652 triệu USD đạt 74,9% tổng số vốn đầu tư theo Giấy phép.

Nhưng đến 2013, đã có 16 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD. Đây là một nguồn vốn tương đối cao, bước đầu khẳng định vai trò của các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Như vậy, FDI đã chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Thông qua kênh FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao động,

đất đai, tài nguyên...) được khai thác và đưa vào sử dụng; đồng thời Nhà nước cũng chủ động hơn trong bố trí cơ cấu đầu tư, dành nhiều vốn Ngân sách đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước để Việt Nam thực sự có ngành công nghiệp ô tô phát triển.

2.3.1.2. Nâng cao năng lực sản xuất, đạt chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường xe cao cấp ở Việt Nam.

Bước đầu Việt Nam đã có được một ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các loại xe ô tô cao cấp thông qua hoạt động của các liên doanh mà từ trước những năm 1990 chúng ta chưa hề có. Các doanh nghiệp FDI sản xuất cung cấp cho thị trường Việt Nam một khối lượng ô tô liên tục tăng trưởng qua các năm: năm 1998 đạt 6.000 chiếc, tăng lên 42.556 chiếc vào năm 2003 và đạt 43.352 chiếc năm 2004. Nhưng đến năm 2007 các doanh nghiệp FDI đã sản xuất được 50.952 xe, nếu tính cả số lượng xe do các doanh nghiệp trong nước sản xuất thì đây là năm đầu tiên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đạt mức sản xuất 104.401 xe/năm (vượt ngưỡng 100.000 xe/năm). Năm 2008 cũng là năm các doanh nghiệp FDI đã đạt sản lượng cao nhất từ khi bắt đầu sản xuất cho tới nay là 67.597 xe - Đây cũng là năm thứ hai, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đạt mức sản xuất 152.509 xe (vượt ngưỡng 100.000 xe/năm).

Trước đây, công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ dừng ở việc sửa chữa, bảo dưỡng, tân trang một số bộ phận nào đó hoặc chế tạo theo mẫu những chi tiết mau hỏng của ô tô, thì ngày nay hàng năm chúng ta có khả năng sản xuất ra khoảng 40.000 đến 60.000 xe/năm, đáp ứng nhu cầu nội địa về sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp FDI thì công ty Toyota Việt Nam là nhà sản xuất có kế hoạch lớn nhất. Trong năm 2007, Toyota Việt Nam đã đầu tư hơn 22 triệu USD, đưa năng năng lực sản xuất từ 16.000 xe/năm lên 20.000 xe/năm. Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, đầu tư của Toyota Việt Nam sẽ tăng thêm 50 triệu USD, nhiều gấp đôi so với giai đoạn từ 2004 đến 2006. Do vậy, năm 2008, Toyota đã đầu tư nâng công suất của Nhà máy lên 25.000 xe/năm và đến 2009 là 30.000 xe/năm. Ngoài công ty Toyota Việt Nam, công ty Việt Nam Daewoo (Vidamco) đã đầu tư mở rộng và nâng

cao năng lực sản xuất lên sản lượng 25.000 xe/năm để đáp ứng nhu cầu thị trường và đã có sản phẩm xuất khẩu đầu tiên vào năm 2001 là 525 chiếc xe buýt Daewoo sang thị trường Irắc.

Đã qua hơn 20 năm, kể từ khi liên doanh FDI đầu tiên của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời cho đến nay, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã có những bước tiến và thành tựu đáng kể. Các loại xe do các liên doanh lắp ráp và sản xuất ở Việt Nam đã tạo nên một diện mạo mới cho ngành giao thông đường bộ ở Việt Nam, với nhiều loại xe ô tô đẹp, hiện đại, cao cấp, thay thế cho các loại xe thế hệ cũ của các nước Đông Âu trước đây. Nhiều kiểu mẫu xe tiên tiến đang thịnh hành ở các nước công nghiệp phát triển như: Iveco Turbo Daily, BMW, Mitsubisshi Pajero, Ford Laser, Toyota Camry… đã được các nhà sản xuất ô tô liên doanh với Việt Nam đưa vào nước ta, đáp ứng phần nào nhu cầu các loại xe cho đối tượng khách hàng là các cơ quan Nhà nước, các cơ quan doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân hoặc các cá nhân có thu nhập cao.

2.3.1.3. Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

Các liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua việc đóng thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức… Trong giai đoạn từ 1996 đến 2001, tổng mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho ngân sách Nhà nước là 191.326 triệu USD. Nếu tính bình quân năm trong giai đoạn này là 38.265 triệu USD/năm. Nhưng riêng năm 2000, do có sự tăng đột biến về tiêu thụ sản phẩm nên các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt mức khá cao là 45.467.846 USD. Như vậy, mặc dù trong giai đoạn này chỉ có 3 trong tổng số 11 doanh nghiệp làm ăn có lãi, còn lại đã thua lỗ, nhưng mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp FDI vẫn cao hơn rất nhiều so với các ngành khác, như ngành Dệt May chỉ đóng góp được 17,06 triệu USD/năm).

Bắt đầu từ năm 2004, do các doanh nghiệp làm ăn có lãi tăng lên, nên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng tăng lên đáng kể như: năm 2006 đóng góp được 114,625triệu USD, giai đoạn 2006-2009 đóng góp khoảng 1 tỷ USD, đặc biệt năm

2008 đóng góp tới 700 triệu USD. Các con số trên phần nào đã nói lên vai trò và vị trí của chuyên ngành đặc biệt quan trọng này.

2.3.1.4. Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Kể từ khi bắt đầu sản xuất đến hết năm 2013, các doanh nghiệp FDI sản xuất và lắp ráp ô tô đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 13.000 lao động trong lĩnh vực ô tô nói riêng và khoảng 37.000 lao động trong các ngành phụ trợ, có liên quan đến sản xuất ô tô, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua. Dự án sử dụng lao động Việt Nam nhiều nhất là dự án của công ty liên doanh sản xuất ô tô Hòa Bình - VMC (557 người), đồng thời đây cũng dự án sử dụng nhiều lao động nước ngoài nhất (14 người).

Mặt khác, khi làm việc tại các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô, những cán bộ, công nhân viên công tác tại các công ty liên doanh đã phần nào nắm được quy trình công nghệ lắp ráp ô tô các loại và được đào tạo cơ bản để có thể đảm trách được những công đoạn lắp ráp. Lao động trong các doanh nghiệp này không những được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật mà còn được tiếp cận với phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến, được học tập tác phong lao động công nghiệp và rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật lao động phù hợp với quy trình sản xuất hiện đại.

Lương bình quân của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI từ 80- 100 USD/tháng, cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong nước. Với mức thu nhập này cũng phần nào đảm bảo được đời sống cho người lao động.

Có thể nói, với mức vốn thực hiện từng dự án lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ như hiện nay thì các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp ô tô sẽ góp phần giải quyết được nhiều việc làm hơn nữa cho xã hội. Thông qua hoạt động của các doanh nghiệp FDI, Việt Nam đã từng bước có thêm một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm với tác phong công nghiệp - đây là những nhân tố ban đầu để xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn tới.

Hơn 20 năm thu hút FDI vào ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam rất nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Thông qua con đường chuyển giao công nghệ, các đối tác Việt Nam đã tiếp thu và ứng dụng được các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến của các hãng ô tô hàng đầu trên thế giới. Chính vì vậy, trình độ công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đã có nhiều bước tiến rõ rệt. Hầu hết các công ty đang hoạt động trên thị trường Việt Nam đều được trang bị các dây chuyền lắp ráp tổng thành và lắp ráp ôtô, dây chuyền kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng. Về dây chuyền lắp ráp khung, thân xe cũng được trang bị các máy hàn điểm, hàn Mig, hàn Tig, hệ thống palăng, cầu trục nâng hạ, đồ gá lắp ráp, thiết bị căng tôn…. Tuy nhiên các dây chuyền công nghệ này mới chỉ dừng ở dạng CKD và IKD, chủ yếu là phát triển công nghệ lắp ráp.

Nhìn chung, trang thiết bị của các doanh nghiệp FDI là trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương ở các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý chung của công ty mẹ. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính sự cạnh tranh, hợp tác cùng phát triển của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI vô hình chung đã thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vào Việt Nam những máy móc, thiết bị hiện đại mà còn giúp cho việc đào tạo người lao động Việt Nam nâng cao trình độ chuyên môn để sử dụng và vận hành tốt những trang thiết bị này, đồng thời còn kéo theo sự chuyển giao nghiệp vụ và phong cách quản lý tiên tiến.

Tóm lại, hơn 20 năm thực hiện thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô, cho đến nay các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Những kết quả đạt được của các doanh nghiệp có vốn FDI trong sản xuất, lắp ráp ô tô còn ở mức rất khiêm tốn, nhưng cũng mang lại

một số kết quả nhất định như: thu hút được vốn đầu tư, công nghệ, tiếp nhận những phương thức sản xuất và quản lý mới, thay thế hàng nhập khẩu, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của việt nam trong bối cảnh mới (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)