Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của việt nam trong bối cảnh mới (Trang 64 - 67)

2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI đối với phát triển ngành công

2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.2.1. Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tác

Trong 16 liên doanh sản xuất ô tô Việt Nam hiện nay, phía đối tác nước ngoài chủ yếu là các tập đoàn sản xuất nổi tiếng đến từ Mỹ (Ford), Nhật Bản (Toyota, Mitsubishi, Suzuki, Isuzu...), Đức (Mercedes, Daimler Benz), Hàn Quốc (Deawoo…) và cả các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Malaysia (Proton), Indonesia (Daihatsu), Singapore…

Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần vốn của các đối tác này chiếm khoảng 70% vốn đăng ký của các liên doanh. Nhiều nhất là 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gồm: công ty ô tô Việt Nam Daewoo - Vidamco (được chuyển từ doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam năm 2000); công ty ô tô JRD Việt Nam, công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam và Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam. Tiếp theo là công ty ô tô Toyota 80%, Công ty TNHH Ford 75% và thấp nhất cũng là 67% ở công ty liên doanh Hino Motor Việt Nam và công ty ô tô Vietindo Daihatsu. Tỉ lệ góp vốn của phía đối tác nước ngoài trong các liên doanh khá cao do đây là ngành đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Với tỉ lệ góp vốn lớn, phía nước ngoài có tiếng nói quyết định trong việc định ra đường lối hoạt động của các liên doanh.

Còn phía các đối tác Việt Nam đều là doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng và một số nhỏ thuộc địa phương với tỷ lệ góp vốn thấp, trung bình khoảng 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Hiện nay, tỷ lệ cao nhất mới chỉ là 35% và thấp nhất là 20% vốn pháp định. Bên Việt Nam chủ yếu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, việc góp vốn theo phương thức này vừa không làm tăng trách nhiệm bảo toàn vốn của bên Việt Nam trong liên doanh, vừa làm cho bên nước ngoài không phát huy hết cố gắng của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh xét trên góc độ dài hạn.

Tỷ lệ góp vốn thấp dẫn đến tỷ lệ phân chia lợi nhuận thấp và hoạt động quản lý điều hành của bên Việt Nam trong liên doanh bị hạn chế đáng kể. Mặc dù luật đầu tư nước ngoài dành cho bên Việt Nam quyền phủ quyết theo nguyên tắc nhất trí trong những vấn đề quan trọng nhưng thực tế những vấn đề quan trọng nhất mà các bên chưa nhất trí như giá nhập khẩu đầu vào của bộ linh kiện CKD, giá thiết bị đầu tư, các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh dài hạn…bên Việt Nam vẫn nhượng bộ do không có đủ thông tin và Nhà nước chưa có những quy định đầy đủ và đồng bộ để vận dụng [12, tr. 22].

ô tô là thụ đông nên việc thực hiện các cam kết về chuyển giao công nghệ và nội địa hóa sản phẩm của đối tác nước ngoài còn nhiều chậm trễ.

2.2.2.2. Theo cơ cấu vùng và lãnh thổ

Ngành cơ khí Việt Nam từ trước năm 1991 đã có xu hướng tập trung tại hai khu vực: Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sau năm 1991, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô cũng đã chọn hai vùng kinh tế này để thành lập các cơ sở sản xuất của mình tại Việt Nam. Việc các doanh nghiệp FDI chọn cụm công nghiệp Hà Nội – Vĩnh phúc - Hải Phòng và cụm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô là đã tận dụng các thế mạnh sau:

Một là, thuận tiện cho nhập khẩu các loại linh kiện phục vụ cho sản xuất, giảm được nhiều chi phí vận chuyển hàng hoá, vật tư, đồng thời thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Hai là, tận dụng được thế mạnh sẵn có của các doanh nghiệp cơ khí quốc doanh lớn, thu hút được nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung ở thành phố Hà Nội (06 nhà máy), Thành phố Hồ Chí Minh (03 nhà máy), Thành phố Hải Phòng (01 nhà máy), Tỉnh Hải Dương (01 nhà máy), Tỉnh Bình Dương (01 nhà máy), Tỉnh Đồng Nai (02 nhà máy), Tỉnh Vĩnh Phúc (03 nhà máy), Tỉnh Hưng Yên (01 nhà máy), Tỉnh Phú Yên (01 nhà máy)...[33, tr.77]. Theo công ty Mercedes-Benz thì cứ 100 xe bán được thì có tới 65 chiếc từ đại lý thành phố Hồ Chí Minh và 30 chiếc tại Hà Nội, các tỉnh còn lại chỉ bán 5 chiếc.

2.2.2.3. Theo hình thức đầu tư

Toàn bộ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chủ yếu đều là các liên doanh. Việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp liên doanh là cách thức để chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam một cách nhanh chóng cũng như phát huy tối đa hiệu quả từ nhiều phía. Doanh nghiệp liên doanh còn là trường đào tạo trực tiếp đội ngũ những nhà kinh doanh,

những cán bộ kỹ thuật làm việc theo mô hình kinh doanh hiện đại với tác phong công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của việt nam trong bối cảnh mới (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)