.Phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 35)

1.2.2.1 Khái niệm

Một số nội dung về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Phát triển đƣợc hiểu là sự cải cách, tăng tiến từ nhỏ đến lớn, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nói một cách khác đó là sự vận động, sự cố gắng của chủ thể dƣới một môi trƣờng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để mở rộng và nâng cao cả về mặt chất lẫn mặt lƣợng

Phát triển hoạt động của một tổ chức là một quá trình hết sức phức tạp với nhiệm vụ là cố gắng thay đổi quan điểm, nhận thức, hình ảnh - giá trị - cấu trúc của một tổ chức nhằm giúp cho tổ chức đó có thể cung cấp những sản phẩm - dịch vụ thích ứng với thị trƣờng mới, công nghệ mới cũng nhƣ với những cơ hội và thách thức mới

Phát triển doanh nghiệp là việc nâng cao chất lƣợng những sản phẩm - dịch vụ hiện có của doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu để khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, quá trình và dịch vụ, sau đó áp dụng những hiểu biết đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách

Hoạt động thanh toán liên ngân hàng là hoạt động quan trọng của bất kỳ một ngân hàng thƣơng mại nào. Nó vừa giúp ngân hàng gia tăng doanh thu vừa giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động của mình để thu hút thêm nhiều nguồn khách hàng, thông qua đó nâng cao năng lực tài chính, uy tín và sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng. Chính vì vậy sự phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng là một nhiệm vụ mà mọi ngân hàng cần phải quan tâm và có sự đầu tƣ một cách đúng mức

Nhƣ vậy, phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng là phạm trù kinh tế thể hiện sự nỗ lực của một ngân hàng thƣơng mại trong việc tập trung mọi nguồn lực nhằm hoàn thiện hoạt động hiện có của mình bên cạnh đó cố gắng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lƣợng của của các phƣơng thức thanh toán liên ngân hàng nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận cũng nhƣ sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng.

Hoạt động phát triển thanh toán liên ngân hàng của một ngân hàng thƣơng mại đƣợc nhìn nhận trên hai phƣơng diện: đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (phát triển chất lƣợng hoạt động)

Phát triển theo chiều rộng: đƣợc hiểu là việc tăng quy mô, số lƣợng chủ thể tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng cũng nhƣ tần suất sử dụng dịch vụ của họ: (i) Gia tăng quy mô cung ứng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng thông qua gia tăng số lƣợng khách hàng hoặc/và gia tăng quy mô giao dịch bình quân một lƣợt giao dịch; (ii) Gia tăng thu nhập từ cung ứng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng ; (iii) Gia tăng thị phần cung ứng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng qua đó, chiếm ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng mục tiêu; (iv)Mở rộng chủng loại dịch vụ và đa dạng hóa hợp lý cơ cấu dịch vụ cung ứng theo các tiêu chí khác nhau nhƣ: theo đối tƣợng khách hàng, theo địa bàn, theo hình thức thanh toán…. Thực tế việc nghiên cứu để cung ứng một phƣơng thức hoàn toàn mới đối với một ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là tƣơng đối khó khăn. Do đó việc phát triển theo chiều rộng hàm ý các NHTM tiếp thu các phƣơng thức thanh

thanh toán mà khách hàng yêu cầu đồng thời tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng nƣớc ngoài

Phát triển theo chiều sâu: đƣợc hiểu là việc các NHTM cố gắng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động thanh toán liên ngân hàng của mình nhƣ thủ tục đơn gian, quy trình nhanh chóng, tiện lợi, qua đó vừa giúp cho khách hàng thuận tiện trong giao dịch vừa giúp cho các cán bộ thanh toán liên ngân hàng đƣợc dễ dàng trong việc thực hiện nghiệp vụ, tránh những rủi ro không đáng có. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ trên các phƣơng diện sau đây: (i) Tăng tính thuận lợi; (ii) tăng khả năng tiếp cận; (iii) tăng tính đảm bảo; (iv) tăng tính an toàn và (iv) tăng độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Bất kỳ một hoạt động nào đều đƣợc đánh giá dựa trên những chỉ tiêu cụ thể, thông qua các chỉ tiêu đƣợc phản ánh mà có thể phân loại và đƣa ra những kết luận về hoạt động đó. Sự phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng đƣợc đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển theo chiều rộng và nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển theo chiều sâu.

a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển theo chiều sâu( chỉ tiêu định tính)

- Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Rủi ro mang đến trong quá trình tác nghiệp nhƣ: thao tác không chính xác của nhân viên ngân hàng, do lỗi hệ thống công nghệ thông tin, do quy trình, quy chế và các yếu tố khách quan khác.

Rủi ro thanh toán do các đối tƣợng có hành vi lừa đảo, đối tƣợng thuộc danh sách đen bị cấm vận, các đối tƣợng cố ý lợi dụng khe hở của ngân hàng để tiến hành rửa tiền, nếu không kiểm soát cẩn thận , rủi ro về tính bảo mật trong giao dịch điện tử...

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, muốn thu hút đƣợc khách hàng thì phải tạo đƣợc sự tin cậy đối với khách hàng. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ. Độ tin cậy của hoạt động thanh toán liên ngân hàng đƣợc thể hiện thông qua 3 tiêu thức, đó là: tính an toàn của dịch vụ thanh toán liên ngân hàng mà ngân hàng cung cấp, sự nhanh chóng và chính xác trong nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng, thái độ và trình độ của cán bộ thanh toán liên ngân hàng đối với khách hàng. Nếu nhƣ ngân hàng luôn đảm bảo đƣợc tính an toàn cũng nhƣ sự nhanh chóng, chính xác trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán liên ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng đạt đƣợc tính hiệu quả cao trong công việc của mình. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng cũng rất quan trọng, nếu nhƣ tạo đƣợc thể hiện đƣợc sự thân thiện, tính chuyên nghiệp sẽ dễ chiếm đƣợc sự tin tƣởng, lòng tin của khách hàng hơn. Chính vì vậy, 3 tiêu thức trên sẽ đánh giá đúng mức khả năng phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng

- Sự phát triển trang thiết bị, máy móc, công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải có những thiết bị, máy móc và công nghệ tiên tiến nhất, điều đó sẽ giúp cho hoạt động này diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ có sự phát triển nhƣ vũ bão thì muốn phát triển đƣợc hoạt động thanh toán liên ngân hàng, yếu tố máy móc, công nghệ đóng vai trò chủ chốt, đem lại tính cạnh tranh cho ngân hàng

- Thương hiệu, uy tín của ngân hàng trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng

Ngày nay, muốn tồn tại và phát triển, mỗi một ngân hàng đều phải tìm cách nâng cao hình ảnh thƣơng hiệu của mình cũng nhƣ tạo đƣợc chữ tín với khách hàng của mình. Nếu ngân hàng có thƣơng hiệu và uy tín lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán nói chung sẽ là điều kiện tốt để có thể thu hút

với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì chữ tín là yếu tố cơ bản và đầu tiên để khách hàng lựa chọn ngân hàng cho mình. Chính vì vậy, để đánh giá xem ngân hàng có phát triển tốt hoạt động thanh toán liên ngân hàng của mình hay không thì phải xem xét thƣơng hiệu cũng nhƣ uy tín của ngân hàng trong mắt khách hàng và các đối tác nƣớc ngoài của mình.

- Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản là vấn đề hết sức căn bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán liên ngân hàng nói riêng. Vấn đề đối với bất cứ một ngân hàng nào là phải duy trì một mức thanh khoản hợp lý trên cơ sở cân nhắc nhu cầu thanh toán (chi trả) và chi phí của khoản dự trữ. Một mức dự trữ tiền mặt, các tài sản có tính thanh khoản cao sẽ đáp ứng tốt khả năng chi trả thƣờng xuyên và bất thƣờng. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi một chi phí cao. Đôi khi gánh nặng chi phí đi kèm với khả năng thanh khoản cao. Không chỉ phục vụ cho các hoạt động thanh toán của khách hàng, ngân hàng cũng có nhiều nhu cầu đòi hỏi khả năng thanh toán hợp lý. Xác định nhu cầu thanh khoản là bƣớc đầu tiên trong chức năng quản lý tính thanh khoản của ngân hàng.

- Thời gian xử lý và thực hiện giao dịch thanh toán liên ngân hàng

Yếu tố thời gian ảnh hƣởng tới cả ngân hàng và khách hàng. Với ngân hàng, một mặt để đạt đƣợc các tiêu chuẩn về thời gian, cần phải có một lực lƣợng lao động chất lƣợng, có lực lƣợng công nghệ tƣơng xứng với quy trình thực hiện hợp lý. Mặt khác, thời gian thực hiện các giao dịch lại tác động ngƣợc lại tới hiệu quả thực hiện. Khi đẩy nhanh đƣợc thời gian xử lý và thực hiện sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí, gia tăng hiệu quả hoạt động, tránh rủi ro khi kéo dài thời gian xử lý đặc biệt là rủi ro thanh toán và chứng từ, đẩy nhanh tốc độ phục vụ, phát triển đa dạng nhiều dịch vụ mới và dành các nguồn lực để phát triển dịch vụ phụ.

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng(chỉ tiêu định lượng)

Mỗi một tổ chức kinh tế đều hoạt động vì mục đích lợi nhuận là chính. Để đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán liên ngân hàng có thể dựa vào tốc độ tăng trƣởng, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của ngân hàng. Nếu nhƣ năm nào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng đều tăng cao thì chứng tỏ hoạt động thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng đang thu hút đƣợc nhiều khách hàng và có sự phát triển mạnh về lƣợng. Tốc độ tăng trưởng quy mô = x 100%

Thu nhập ròng = tổng doanh thu - tổng chi phí

Mức độ tăng trưởng thu nhập = x 100%

- Tốc độ phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý

Tốc độ phát triển mạng lƣới ngân hàng đại lý đƣợc đo bằng phần trăm tăng thêm của số lƣợng ngân hàng đại lý năm nay so với năm trƣớc. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đƣợc diễn ra tại các quốc gia khác nhau mà ngân hàng đóng vai trò là trung gian. Để có thể đáp ứng đƣợc nhiều nhu cầu và thu hút thêm khách hàng, đòi hỏi ngân hàng phải có quan hệ với nhiều ngân hàng đại lý trên thế giới. Tốc độ phát triển mạng lƣới các ngân hàng nƣớc ngoài là một tiêu thức rất quan trọng để đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng theo chiều rộng. Mức độ phát triển mạng lưới = x 100%

- Sự gia tăng về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng

Số lƣợng khách sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng hay thị phần là một tiêu thức quan trọng và thể hiện chính xác mức độ phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng. Nếu hàng năm, lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng càng ngày càng đƣợc gia tăng, điều đó thể hiện tính cạnh tranh của ngân hàng trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng cũng nhƣ chứng tỏ chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng càng đƣợc nâng cao, chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng

Mức độ tăng trưởng quy mô =

x 100%

- Số món thanh toán liên ngân hàng qua ngân hàng

Đây là chỉ tiêu thể hiện số giao dịch thanh toán liên ngân hàng mà khách hàng thực hiện qua ngân hàng. Nếu nhƣ số món thanh toán liên ngân hàng qua ngân hàng càng lớn thì doanh thu và lợi nhuận mà ngân hàng thu đƣợc càng cao. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng càng phát triển thì số món số món thanh toán liên ngân hàng càng cao.

Mức độ tăng trưởng quy mô =

x 100%

- Sự gia tăng về thị phần sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng

Sự gia tăng về thị phần sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng đo bằng phần trăm tăng thêm của thị phần năm nay so với năm trƣớc. Tốc độ gia tăng thị phần là một tiêu thức rất quan trọng để đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng theo chiều rộng.

Mức độ tăng trưởng thị phần =

x 100%

1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng

a.Môi trƣờng kinh tế - xã hội Mức sống của dân cƣ

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển hoạt động thanh toán. Khi ngƣời dân có thu nhập thấp hay nói cách khác, họ có ít tiền sẽ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng. Họ sẽ sử dụng tiền mặt thay thế các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Do vậy, sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện mức sống luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng.

Thói quen của ngƣời dân

Thói quen và sự ƣa thích dùng tiền mặt và sự trì trệ của khách hàng có thể là trở ngại chính cho sự phát triển các hoạt động thanh toán liên ngân hàng. Tại các nƣớc châu á, số lƣợng khách hàng sử dụng thanh toán phi tiền mặt rất nhỏ so với các nƣớc phƣơng Tây. Đã rất lâu hệ thống thanh toán của Việt Nam đƣợc xây dựng quanh thói quen của ngƣời Việt Nam và việc thích dùng tiền mặt làm phƣơng tiện thanh toán. Phạm vi của các công cụ phi tiền mặt hiện nay còn bị giới hạn và thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu vẫn dựa trên giấy tờ.

Sự quan tâm tới các hoạt động thanh toán liên ngân hàng và lợi ích của chúng: Rõ ràng rằng thanh toán liên ngân hàng là hiện đại và tốt. Tuy nhiên, chúng ta không thể cho rằng tốt thôi là đủ. Để đƣợc sự chấp nhận các hoạt động thanh toán liên ngân hàng, ngân hàng phải đƣa ra các dịch vụ làm cho khách hàng quan tâm tới khả năng của các dịch vụ đó và đào tạo họ sử dụng các dịch vụ đó.

b.Môi trƣờng pháp lý

thống pháp luật quy định về hoạt động thanh toán liên ngân hàng chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán qua ngân hàng, xét từ khía cạnh ngƣời tổ chức hệ thống thanh toán là những ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán và cả ngƣời sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển tốt hệ thống thanh toán liên ngân hàng cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và minh bạch cho hoạt động thanh toán liên ngân hàng.

c.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện giao dịch thanh toán liên ngân hàng đƣợc nhanh, chất lƣợng và đảm bảo an toàn. Công nghệ phản ánh tính chất hiện đại, sự tiện lợi sử dụng trong suốt quy trình thanh toán liên ngân hàng. Có thể nói, hệ thống công nghệ càng đƣợc trang bị kỹ càng, hiện đại thì sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 35)