Đánh giá chung về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 84)

2.1.5 .Phƣơng pháp so sánh

3.3. Đánh giá chung về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

3.3.1. Những ưu điểm

Nhìn chung dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015 đều có quy mô lớn dần qua các năm. Mạng lƣới thanh toán đƣợc mở rộng. Quy mô khách hàng sử dụng và số phí dịch vụ thanh toán không ngừng tăng lên. Doanh thu dịch vụ thanh toán tăng với tốc độ trung bình 5%. Số lƣợng điện thanh toán cũng tăng ở mức 20%.

Nhận định đƣợc tầm quan trọng của hoạt động thanh toán liên ngân hàng, ngân hàng đã chủ động đầu tƣ mua sắm, hiện đại hóa công nghệ, định kỳ bảo trì bảo dƣỡng các trang thiết bị phục vụ công tác thanh toán liên ngân hàng. Đồng thời, tích cực ứng dụng các công nghệ hay chƣơng trình tin học ứng dụng để cải thiện đƣờng truyền, sao kê dữ liệu nhanh chóng, chính xác, đơn giản hóa thủ tục nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, đẩy mạnh tốc độ thanh toán, thuận lợi trong kiểm tra, kiếm soát.

Ngân hàng luôn chủ động đa dạng đối tƣợng khách hàng, cụ thể ngân hàng đã thiết lập đƣợc nhiều mối quan hệ trong thanh toán với các khách hàng là doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân, khách hàng cá nhân, các ngân hàng và định chế tài chính nƣớc ngoài… Nắm bắt đƣợc tâm lý chung của mỗi đối tƣợng khách hàng để đáp ứng những yêu cầu khác nhau về sản phẩm, dịch vụ của từng khách hàng.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế.

Mặc dù không thể phù nhận những thành công của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhƣng bên cạnh đó không thể không có những bất cập cần tháo gỡ, triển khai, đầu tƣ thoả đáng mạnh mẽ. Tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam mặc dù cho đến nay các sai lầm xảy ra chƣa có trƣờng hợp nào nghiêm trọng, song việc để xảy ra các sai sót nhƣ: chuyển tiền sai địa chỉ, sai tài khoản, sai tên khách

hàng, sai số hiệu ngân hàng …gây nên sự chậm trễ trong thanh toán, giảm lòng tin của khách hàng vào hệ thống cũng nhƣ chính các ngân hàng.

Nhiều khoản thanh toán bị xử lý và truyền đi chậm, mức độ an toàn của các khoản thanh toán nhiều khi chƣa đƣợc đảm bảo. Nhiều món chuyển tiền vẫn phải theo bù trừ thủ công mà chƣa thể thực hiện đƣợc hoàn toàn trên máy.

Doanh số giao dịch chƣa tăng mạnh, chƣa khai thác đƣợc hết các khách hàng tiềm năng và chƣa tận dụng đƣợc triệt để ƣu thế về mạng lƣới.

Hoạt động marketing chƣa đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức.Hầu hết các kênh phân phối và quảng cáo chủ yếu là tại chi nhánh, phòng giao dịch, chƣa phát triển ra các kênh phân phối khác.Những dịch vụ thanh toán liên ngân hàng mà ngân hàng đang cung cấp thì khác nhiều nhƣng nhiều khách hàng vẫn chƣa có đƣợc sự hiểu biết đầy đủ về chúng để có thể sử dụng một cách hiệu quả.

Nguyên nhân.

a. Nguyên nhân chủ quan

- Việc luân chuyển chứng từ còn chậm: do còn nhiều thủ tục hành chính cần

tuân theo. Khâu kiểm soát chứng từ quá chặt chẽ, đôi lúc hơi thừa nhƣ trƣờng hợp sau: Mỗi ngƣời sử dụng (kế toán giao dịch, kiểm soát viên, ngƣời duyệt cuối cùng) đều có mật khẩu riêng thì mới vào đƣợc hệ thống ngoài ra các chứng từ in ra phải có chữ ký của ngƣời có liên quan. Nhƣ vậy công việc của những ngƣời làm thanh toán liên ngân hàng nhiều khi quá tải.

- Công tác nghiên cứu phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng

tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. VIB chƣa chú trọng đúng mức đến công tác dự

báo xu hƣớng thay đổi, phát triển trong nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng để thiết kế cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp, biện pháp cung cấp sản phẩm hiệu quả. Việc tiếp nhận kịp thời, chính xác thông tin về nhu cầu khách hàng thông qua các chƣơng trình khảo sát trực tiếp khách hàng thƣờng xuyên có phản hồi tới ngân hàng về các tồn tại cần khắc phục trong việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng và đề xuất

về việc đƣợc cung cấp dịch vụ mới gặp khó khăn vì thông tin phản hồi từ các bộ phận bán hàng tại chi nhánh và hội sở chính tới bộ phận phát triển dịch vụ còn hạn chế và chƣa cụ thể.

- Hoạt động marketing còn yếu và khá đơn điệu: thiếu chiều sâu và mang tính giới thiệu là chính, chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh về những tiện ích và tính năng của sản phẩm, chƣa chủ động tiếp cận thuyết phục khách hàng, chƣa tạo đƣợc lực hút khách hàng đến với ngân hàng và sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng. Đặc biệt là công tác bán và giới thiệu dịch vụ thanh toán liên ngân hàng đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa thực sự đƣợc chú trọng đúng mức.

Công tác marketing dịch vụ còn yếu trên cả hai phƣơng diện marketing nội bộ và marketing với khách hàng. Chƣa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, tiến độ triển khai nhiều chƣơng trình marketing còn chậm, chƣa đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch.

VIB có nhiều sản phẩm đƣợc cung cấp cho khách hàng nhƣng khi khách hàng tiếp cận dịch vụ thì khách hàng không biết đƣợc dịch vụ này có phù hợp với mình hay không do khách hàng thiếu những thông tin do ngân hàng cung cấp. Sự thiếu thông tin có nguyên nhân từ phía VIB do ngân hàng chƣa quảng bá hết tiện ích của dịch vụ cho khách hàng biết.

- Kênh phân phối chƣa thực sự hiệu quả: Mặc dù VIB là ngân hàng có mạng

lƣới rộng lớn, trải khắp toàn quốc là một thế mạnh của ngân hàng, nhƣng nó sẽ là trở ngại cho việc triển khai công nghệ mới, triển khai và phát triển dịch vụ thanh toán liên ngân hàng nếu không có sự điều phối từ trụ sở chính cũng nhƣ sự phối hợp giữa các chi nhánh sẽ dẫn đến tình trạng chất lƣợng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng không đồng nhất giữa các chi nhánh.

Hiện nay, VIB đã triển khai và mở rộng các kênh phân phối hiện đại, nhƣng chƣa thực sự hiệu quả bởi tâm lý của ngƣời dân, mức độ hiểu biết về dịch vụ thanh toán liên ngân hàng hiện đại thấp…nên khách hàng sử dụng ít, gây ra sự lãng phí khi ngân đầu tƣ vào các máy móc thiết bị hiện đại.

- Mức sống chung và sự thiếu hiểu biết về các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của ngƣời dân còn thấp. Khách hàng không đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết mà ngân hàng quy định, khách hàng chƣa có sự hiểu biết nhiều trong lĩnh vực mà mình tham gia. Khách hàng ngày càng khó tính hơn, hiểu biết hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm trong khi có rất nhiều các ngân hàng cung cấp các sản phẩm tƣơng tự nhƣ vậy.

- Môi trƣờng pháp lý trong việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.

- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại và xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đủ đáp ứng cho hệ thống thanh toán qua ngân hàng hiện đại cũng cần chi phí rất lớn mà các ngân hàng thƣơng mại đang vấp phải bởi sự khống chế của Luật các tổ chức tín dụng. Quy định về mua sắm, đầu tƣ vào tài sản cố định (Điều 88) là “Tổ chức tín dụng đƣợc mua, đầu tƣ vào tài sản cố định của mình không quá 50% vốn tự có”. Nhƣ vậy theo quy định này, tổng số vốn dùng vào mua sắm, đầu tƣ vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng bằng tất cả các nguồn vốn tự có, đi vay, liên doanh liên kết… đều không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Quy định này đã làm khống chế việc mua sắm, đầu tƣ vào tài sản cố định đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Nền kinh tế thế giới năm 2012 - 2015 ảnh hƣởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động tiêu cực với những biến động mạnh của giá vàng, giá dầu thô, tỷ giá ngoại tệ diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh, lạm phát gia tăng… Những yếu tố đó tiếp tục tác động tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, hoạt động thanh toán liên ngân hàng chắc chắn không tránh khỏi những ảnh hƣởng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận của chƣơng 1, chƣơng 3 đã đi sâu phân tích thực trạngphát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2012-2015. Thông qua việc phân tích, đã đƣa ra những đánh giá tổng quan về kết quả đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro trong phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại VIB, đồng thời cũng đƣa ra những nguyên nhân của hạn chế đó. Đây là cơ sở để chƣơng 4 đƣa ra những giải pháp phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

QUỐC TẾ VIỆT NAM

4.1 Định hướng phát triển hoat động thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

4.1.1 Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai

Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng nhƣ ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng sâu rộng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM Việt Nam (NHTMVN). Với đặc trƣng “độc canh tín dụng”, đa số nguồn thu nhập hiện nay của NHTMVN là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các sản phẩm, dịch vụ khác. Chính vì vậy, định hƣớng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ truyền thống đƣợc nhận định là chiến lƣợc mang lại triển vọng lớn cho NHTMVN.

Phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp, nhanh chóng nâng cao tính thanh khoản của VNĐ và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm.

Hiện nay, NHNN đang soạn thảo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trình Chính phủ. Trong đó, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hạ tầng thanh toán; đặc biệt phát triển thanh toán thẻ, thanh toán điện tử đƣợc coi là một trong những nội dung trọng tâm để thúc

đẩy TTKDTM trong khu vực dân cƣ. Các giải pháp đƣợc xác định thời gian tới đây bao gồm: đẩy mạnh công nghệ số hoá bảo mật với thanh toán trên nền tảng điện toán đám mây, công nghệ thanh toán không tiếp xúc - NFC, công nghệ thanh toán trên điện thoại di động, công nghệ xác thực sinh trắc học trong thanh toán tiêu dùng...

Bên cạnh đó, để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng thêm độ an toàn và tiện ích sử dụng thẻ, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao NHNN chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, định hƣớng áp dụng chuẩn thẻ thanh toán nội địa, xây dựng kế hoạch phát triển chuẩn chip thẻ nội địa tại Việt Nam để tăng cƣờng an ninh, bảo mật cho việc sử dụng thẻ. Mục tiêu phấn đấu đến 31/12/2020, toàn bộ thị trƣờng thẻ nội địa tại Việt Nam chuyển đổi sang thẻ chip.

4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam:

Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn mới với nhiều thay đổi về chính trị và kinh tế xã hội.Đây đƣợc đánh giá là giai đoạn cở nhiều cơ hội hơn là thách thức.Cụ thể Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trƣờng thế giới qua các hiệp định hợp tác lớn, mà điển hình là Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dƣơng TPP. Luồng vốn dự kiến sẽ vào Việt Nam nhiều hơn, tạo điều kiện cho việc tăng trƣởng đầu tƣ, đặc biệt là khu vực FDI. Theo dự báo mới nhất của các tổ chức và chuyên gia kinh tế, tăng trƣởng GDP hàng năm của Việt Nam sẽ vẫn nằm trong top đầu trong khu vực, ở mức6%-6,6%. Tái cấu trúc ngành ngân hàng sẽ tiếp diễn, với các vấn đề đã đƣợc bộc lộ rõ hơn, minh bạch hơn từ đở cở thể thiết kế các giải pháp nhằm giải quyết thấu đáo các vấn đề trọng yếu của ngành nhƣ nợ xấu, sở hữu chéo, quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp.

Xu hƣớng tất yếu của ngân hàng điện tử (digital banking) và các công ty tài chính-điện tử (Fintech) tạo ra nhiều lựa chọn và tiện ích cho khách hàng và bắt buộc các ngân hàng phải đầu tƣ công nghệ mạnh mẽ, vận dụng các mô hình sáng tạo để cạnh tranh, nếu muốn tồn tại. Xu thế này sẽ tạo một sân chơi bình đẳng và lành

Năm nay 2016 cũng là năm đánh dấu chặng đƣờng 20 năm thành lập và phát triển của VIB. Kế hoạch hoạt động của VIB sẽ vẫn chú trọng bám sát các mục tiêu chiến lƣợc, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà tập thể ngân hàng cũng nhƣ Đại hội cổ đông 2016 đã nhất trí.

- Tiếp tục phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sẵn có về mạng lƣới, công nghệ cung ứng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ, nâng cao các dịch vụ truyền thống và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, tiên tiến đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ hiện đại, năng suất và chất lƣợng cao làm cơ sở cho phát triển kinh doanh, hỗ trợ tối đa cho các chi nhánh và phòng giao dịch, hoàn thành các bƣớc tái cơ cấu ngân hàng, đổi mới mô hình kinh doanh chi nhánh/ phòng giao dịch theo định hƣớng khách hàng.

- Đẩy mạng công tác tiếp thị khách hàng để có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động thanh toán liên ngân hàng.Bên cạnh đó, phối hợp với bộ phận khách hàng doanh nghiệp, định chế tài chính để mở rộng thêm mối quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng nƣớc ngoài.

4.2 Giải pháp phát triển hoat động thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

4.2.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Con ngƣời là chủ thể sáng tạo, là động lực phát triển của mọi thời đại. Đầu tƣ cho đào tạo là đầu tƣ phát triển đã đƣợc cha ông nhận thức thể hiện qua câu nói nổi tiếng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và đào tạo nhân tài là quốc sách hàng đầu. Công tác đào tạo tuy có quan tâm nhƣng chƣa tổ chức thƣờng xuyên và có bài bản nên trình độ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập. Các chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chƣa thực sự đƣợc trú trọng. Do vậy cần phải xây dựng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập nhƣ:

Đào tạo, cử cán bộ tham gia tập huấn các lớp nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt các nghiệp vụ ngân hàng mới nhƣ thanh toán quốc tế, home banking, phone banking ... Đối với mục tiêu này, các khoá đào tạo và đào tạo lại phải chú trọng vào các hệ thống thánh toán điện tử, ngân hàng tại nhà và ngân hàng điện thoại nhƣ là các dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 84)