Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 59)

2.1.5 .Phƣơng pháp so sánh

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đƣợc thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mốc thời gian Sự kiện

Năm 1996 18/9/1996, Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam đƣợc thành lập với số

vốn ban đầu 50 tỉ đồng và 23 nhân viên. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội

Năm 2006 Sau 10 năm thành lập và phát triển, vốn điều lệ của VIB đã tăng

lên hơn 1.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2006, VIB nhận đƣợc bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam trao tặng.

Năm 2009 VIB ký thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc với Ngân hàng CBA (Úc).

Vốn điều lệ tăng tới 3.000 tỷ đồng và triển khai Chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong việc tái nhận diện thƣơng hiệu 2009 -2013.

Năm 2010

Ghi dấu một sự kiện quan trọng với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của chúng tôi với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%.

Năm 2012

VIB nhận giải thƣởng Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng trong chƣơng trình Tài trợ thƣơng mại toàn cầu (GTFP) do IFC - thành viên của nhởm Ngân hàng quốc Tế trao tặng.

Năm 2014 Xếp hạng 135/1000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

năm 2014 do báo Vietnamnet và Tổ chức Đánh giá Việt Nam đánh giá.

Năm 2015

Đến ngày 20/05/2016 sau 20 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.845 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 9.000 tỷ đồng.

3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Hình 3.1 : Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Nguồn : Website Vib.com.vn

Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam và các cá nhân ,chủ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thành đạt tại Việt Nam và trên trƣờng quốc tế.Cơ quan cao nhất của Ngân hàng là Hội đồng Quản trị , đƣợc bầu từ Đại hội cổ đông gồm 9 thành viên (1 chủ tịch ,2 ủy viên thƣờng trực và 5 uỷ viên ).Trực tiếp điều hành là Ban Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hay bãi nhiệm.

Cơ cấu tổ chức đƣợc thiết kế theo mô hình ma trận cả chiều dọc và chiều ngang theo khối nghiệp vụ, bộ máy quản lý điều hàng đƣợc tinh giản và linh hoạt, các đơn vị chủ động trong kinh doanh. Ban kiểm soát và Bộ phận kiểm toán nội bộ tƣơng đối độc lập với hội đồng quản trị và ban điều hành nên hoạt động rất hiệu quả, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những khả năng rủi ro.

Hình 3.2: Mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Nguồn : Website Vib.com.vn

VIB đã thiết lập đƣợc mạng lƣới hoạt động khắp các tỉnh thành của cả nƣớc với hơn 100 đơn vị kinh doanh là các chi nhánh và phòng giao dịch; chiếm lĩnh đƣợc ở những vị trí trọng yếu và đắc địa thuận lợi cho việc tăng trƣởng quy mô kinh doanh. Những điểm kinh doanh này đều có cơ sở vất chất tiện nghi, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại và đƣợc thống nhất design trên toàn hệ thống giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết và tiện lợi trong giao dịch.

3.1.4Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Năm 2015, nền kinh tế thế giới tiếp tục có những dầu hiệu phục hồi nhƣng tốc độ còn chậm và chƣa thực sự bền vững; thị trƣờng tài chính quốc tế chứa nhiều rủi ro, lạm phát có xu hƣớng giảm, các ngân hàng trung ƣơng duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Kinh tế Việt Nam cũng đã đạt

mức thấp nhất trong những năm trở lại đây; NHNN đã điều hành chủ động chính sách tiền tệ, giúp ổn định dự trữ ngoại hối quốc gia, thanh toán trong hệ thống ngân hàng đƣợc đảm bảo; mặt bằng lãi suất đƣợc đƣa về mức thấp hơn giai đoạn năm năm trƣớc; quá trình tái cơ cấu ngân hàng diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, giúp ngân hàng nâng cao đƣợc năng lực quản trị, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế xã hội.

Bám sát mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và NHNN, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã tiếp tục phát huy các nguồn lực ngân hàng, thực thi chính sách đổi mới, lãnh đạo ngân hàng đã đã dốc toàn lực triển khai hoạt động kinh doanh và đã thu đƣợc kết quả khả quan, phát triển bền vững, hƣớng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đảm bảo quyền lợi của cố đông và ngƣời lao động.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Tổng tài sản 65.023 76.875 80.661 84.309

Dƣ nợ 35.872 37.553 38.179 47.777

Huy động vốn 40.062 43.239 49.052 53.304

Doanh thu lãi thuần 2.988 1.935 2.312 2.344

Tổng Doanh thu 3.292 2.513 3.470 2.929

Lợi nhuận trƣớc dự phòng 952 1.444 1.836 1.164

Lợi nhuận trƣớc thuế 701 81 648 655

Vốn điều lệ 4.250 4.250 4.250 4.845

Hệ số an toàn vốn (CAR) 19,4% 18,0% 17,71% 18,04%

Tỷ lệ nợ xấu 2,62% 2,82% 2,51% 2,07%

Tỷ lệ khả năng thanh toán - - 22% 25%

Biểu đồ 3.1 :Sự biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng của VIB giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ta thấy lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt thấp nhất vào năm 2013(đạt 51 tỷ đồng) và cao nhất vào năm 2012 (đạt 523 tỷ đồng), sau đó đã vƣơn lên con số522 tỷ đồng vào năm 2014 và521 tỷ đồng vào năm 2015 nhƣng vẫn không đạt đƣợc mức lợi nhuận nhƣ năm 2012. Nguyên nhân của tình hình trên do ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã chủ động tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng qua các năm nên lợi nhuận liên tục sụt giảm, chƣa đáp ứng đƣợc kì vọng.

Năm 2013, do ảnh hƣởng của một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng

nói riêng và nền kinh tế nói chung, các chỉ số tài chính của ngân hàng đều không đạt và ở mức thấp. Tốc độ giảm của doanh thu và chi phí năm 2013 xấp xỉ bằng nhau khiến cho lợi nhuận của năm 2013 chỉ còn 51 tỷ đồng. Thu nhập từ lãi năm 2013 sụt giảm còn bằng một nửa so với thu nhập lãi năm 2012, cộng thêm việc tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro lên gần 18% so với năm 2012 đã khiến lợi nhuận của năm 2013 suy giảm nghiêm trọng. Điều này có thể lý giải do cho vay tín dụng

2.989 1.936 2.293 2.344 1.816 1.561 1.634 1.765 523 51 522 521 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2012 2013 2014 2015 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Năm 2014, lợi nhuận ròng sau thuế của VIB tăng lên 472 tỷ đồng, và lợi

nhuận trƣớc thuế đạt 648 tỷ đồng – tƣơng đƣơng 201% kế hoạch. Các chỉ số chính đạt đƣợc nhƣ sau: Doanh thu tăng 38% (lên mức 3.470 tỷ đồng) so với năm trƣớc. Tổng tài sản tăng lên 80.661 tỷ đồng nhờ dƣ nợ cho vay tăng 16% lên mức 44.004 tỷ đồng.Tiền gửi đạt mức 49.052 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trƣớc. Số dƣ tài khoản vãng lai tăng trƣởng 19%.Chi phí hoạt động chỉ tăng 4,6% lên mức 1.634 tỷ đồng. Kết quả này có đƣợc là do VIB đã tập trung cải thiện năng suất lao động và tiếp tục đầu tƣ cho nguồn nhân lực, cũng nhƣ hệ thống và tài sản. Nhờ vậy đã giúp tỷ lệ chi phí trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của VIB giảm từ 59% xuống 56%. Trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục đạt mức cao 1.188 tỷ đồng và quỹ dự phòng rủi ro lũy kế đạt 2.000 tỷ đồng. Nợ xấu cũng đƣợc quản lý tốt ở mức 2,51%.

Năm 2015 lợi nhuận sau thuế của VIB đạt 521 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế

đạt 655 tỷ đồng hoàn thành 100% kế hoạch trình ĐHĐCĐ năm 2015. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhƣ sau: Doanh thu thuần đạt 2.929 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 84.309 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2014, Số dƣ tín dụng đạt 54.978 tỷ đồng tăng 25% (bao gồm cả 3.444 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp và 3.758 tỷ đồng trái phiếu VAMC); Tiền gửi của khách hàng đạt 53.304 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2014.

Về tình hình huy động vốn và cho vay

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015

Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD

7,376 7,967 7,499 762

Cho vay khách hàng 33,313 34,313 37,289 47,025

Nợ phải trả 56,588 68,892 72,161 75,698

Tiền gửi và vay các TCTD 11,245 19,036 19,761 12,699

Tiền gửi của khách hàng 39,061 43,239 49,052 53,304

Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2012- 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 trong giai đoạn 2012- 2015, VIB đã đạt đƣợc: Tổng dƣ nợ tín dụng đạt xấp xỉ 56.000 tỷ, trong đó dƣ nợ cho vay đạt 47.777 tỷ, vào năm 2015 đạt mức tăng trƣởng liên tiếp trong 4 năm. Tăng trƣởng tín dụng chất lƣợng ở mức 25% trong bối cảnh tăng trƣởng của toàn thị trƣờng ở mức 18%. Số dƣ tài khoản tiền gửi tăng trƣởng ổn định trong đở tiền gửi thanh toán tăng tốt ở mức 21%; các sáng kiến kinh doanh giúp cho việc tăng trƣởng này bao gồm các giải pháp quản trị dòng tiền tiên tiến cho hệ thống khách hàng doanh nghiệp, các chiến dịch khuyến mãi lớn, các sáng kiến ngân hàng điện tử và chƣơng trình khai thác hệ sinh thái khách hàng.

VIB có tổng nợ xấu là 945 tỷ đồng, trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới 745 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của VIB đƣợc kiểm soát ở mức 2,07% thấp hơn nhiều so với mục tiêu <3% do ĐHĐCĐ phê duyệt từ đầu năm. Chi phí dự phòng cũng giảm mạnh còn 509 tỷ trong năm 2015.Kết quả này phản ánh đúng chính sách loại bỏ nợ xấu và trích lập dự phòng cao từ những năm trƣớc và đƣa mức nợ xấu và dự phòng về mức thông thƣờng,bắt đầu thời kỳ tăng trƣởng và ổn định của Ngân hàng.

33887 35239 38179 47777 2,62% 2,82% 2,51% 2,07% 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 2012 2013 2014 2015 Dư nợ Tỷ lệ nợ xấu Linear (Dư nợ)

VIB cũng đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc đánh giá cao và tin tƣởng trong công tác kiểm soát nợ xấu, tính đến ngày 31/12/2015 VIB đã hoàn thành 100% kế hoạch bán nợ sang VAMC. Năm 2015, VIB là một trong số ít Ngân hàng đƣợc NHNN phê duyệt mức tăng trƣởng tín dụng 25% do NHNN tin tƣởng vào khả năng kiểm soát nợ xấu, quản trị rủi ro tốt và khẩu vị rủi ro hợp lý của VIB.

Về tình hình các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 3.3 :Chỉ số an toàn vốn (CAR) của VIB giai đoạn 2012- 2015

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh của VIB (theo quy định tại Thông tƣ 13/2010/TT- NHNN) luôn đƣợc đảm bảo và đạt ở mức tốt hơn rất nhiều so với mức mà Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) quy định nhƣ: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 17,7% vƣợt quy định đến 8,7%; Tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau đạt 41,9% so với quy định là tối thiểu 15%; Tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày của VND, USD quy đổi (bao gồm USD và các loại ngoại tệ khác trừ EUR và GBP quy đổi USD) tƣơng ứng 341% và 291% cao hơn xấp xỉ 3 lần so với mức tối thiểu 100% mà NHNN yêu cầu.

Trong số 10 ngân hàng đƣợc chọn để triển khai thí điểm chuẩn mực quản trị quốc tế Basel II, VIB là ngân hàng có mức độ sẵn sàng cao nhất với hệ số an toàn vốn theo chuẩn Basel II theo ƣớc tính gần nhất có thể đạt 13% và hệ thống công

19,14% 17,33% 17,71% 18,04% 9% 9% 9% 9% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 2012 2013 2014 2015 CAR Quy định NHNN

nghệ cho Basel II đã sẵn sàng vận hành. Cấu trúc vốn và lợi nhuận hiện tại cũng đã cho phép mang lại lợi ích tối ƣu cho cổ đông của ngân hàng, trong năm VIB đã thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt 9% và chia cổ phiếu thƣởng 14% cho các cổ đông hiện hữu.

Hiện tại VIB là một trong ít những ngân hàng có chất lƣợng vốn chủ sở hữu tốt với hệ số an toàn vốn cao nhất thị trƣờng, CAR đạt mức 18.0%.

Về tình hình hoạt động dịch vụ

Biều đồ 3.4: Biến động doanh thu, chi phí, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của VIB giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: Triệu VND

Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Từ biểu đồ 3.4 chúng ta có thể thấy, nguồn thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng của VIB có xu hƣớng tăng từ năm 2012 tới năm 2014, tuy nhiên lại sụt giảm vào năm 2015. Cụ thể năm 2014 đạt mức thu cao nhất (278,915 triệu đồng), năm 2012 có mức thu thấp nhất (233,141 triệu đồng). Đi kèm theo đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng có cùng xu hƣớng biến động với thu nhập. Mức lãi thuần cao

233,141 253,952 278,915 226,659 -106,201 -89,408 -112,812 -81,374 126,94 164,544 166,103 145,285 -150 -100 -50 0 50 100 150 200 250 300 2012 2013 2014 2015 Thu nhập Chi phí Lãi thuần từ hđ dịch vụ

nhất đạt đƣợc là vào năm 2014, năm 2015 chứng kiến sự sụt giảm nhẹ của lãi thuần ở mức 145,285 triệu đồng.

3.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

3.2.1 Các loại hình thanh toán liên ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Quốc Tế Việt Nam

Hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại VIB đƣợc thực hiện qua thanh toán liên ngân hàng trong nƣớc và thanh toán liên ngân hàng quốc tế dƣới nhiều hình thức nhƣ:

Thanh toán liên ngân hàng trong nước:

- Thanh toán điện tử liên ngân hàng( kênh thanh toán CITAD): NHNN

SGD chủ trì, các ngân hàng TMCP khác làm thành viên , áp dụng cho các lệnh đối với NH có code citad trực tiếp. VIB có 6 đầu mối tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng: phòng Thanh toán tập trung, tổ Thanh toán thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- Thanh toán qua kênh thanh toán VCB money: phần mềm do VCB

cung cấp, thanh toán các lệnh có ngân hàng hƣởng là VCB và là kênh thanh toán các loại ngoại tệ duy nhất trong nƣớc.

- Thanh toán qua kênh thanh toán Hombanking (BIDV): phần mềm do

BIDV cung cấp, thanh toán các món có NH hƣởng BIDV, một số ngân hàng VIB không có đầu mối

- Thanh toán qua kênh thanh toán bù trừ: Do NHNN Hà Nội tổ chức

theo phiên, chủ yếu thanh toán cho ngân hàng trong địa bàn không tham gia thanh toán điện tử( Kho Bạc Nhà Nƣớc Hà Nội). VIB hiện có 23 đầu mối thanh toán bù trừ.

- Thanh toán qua kênh thanh toán tiền gửi: qua tiền gửi các nostro mở

tại địa bàn, chủ yếu để điều vốn, sử dụng khi kênh thanh toán điện tử hết giờ, hỏng, hoặc theo chỉ định của điện báo có.

Thanh toán liên ngân hàng quốc tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 59)