Kiến nghị với các bộ ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 99 - 104)

2.1.5 .Phƣơng pháp so sánh

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với các bộ ban ngành có liên quan

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thƣờng xuyên phối hợp với Vụ Thanh toán và Cục Công nghệ tin học nắm bắt thông tin về các thủ đoạn gian lận và kịp thời chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nâng cao cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phòng, chống tội phạm trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng cần báo cáo kịp thời NHNN khi phát hiện các vụ việc liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán thẻ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng trên địa bàn.

Các tổ chức tín dụng cần đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật hệ thống thanh toán, nghiêm túc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc để hạn chế tối đa các rủi ro sự cố có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, cần quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch hoá nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Hiện nay, ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng, song do các nguyên nhân từ bên ngoài tác động mạnh mẽ đến hoạt động này cùng với trình độ năng lực còn hạn chế nên ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam mới chỉ thực hiện đƣợc phần nào công tác này, chƣa thực sự đem lại hiệu quả thực tiễn cao. Vì vậy, bên cạnh việc Chính phủ, các ban ngành và ngân hàng nhà nƣớc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, đƣa ra các chính sách phù hợp, ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam cũng cần nghiên cứu và áp dụng những bƣớc tiến mới trong công tác quản trị, triển khai tốt hoạt động thanh tra giám sát, nâng cấp công nghệ thông tin, hiện đại hóa cơ sở dữ liệu nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020 sắp tới.

KẾT LUẬN

Muốn phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tăng tính tiện ích cho khách hàng thì trƣớc hết hệ thống ngân hàng phải làm tốt công tác thanh toán với nhau, kết nối để trở thành một hệ thống trung gian thanh toán thống nhất, liên tục đảm bảo giao dịch đƣợc chu chuyển nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Khi nền kinh tế phát triển, hệ thống thanh toán trở thành xƣơng sống, là mạch máu của nền kinh tế đó.Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế thế giới, muốn hội nhập và phát triển sâu rộng, hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng phải đƣợc đặt lên hàng đầu.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng, phân tích và đánh giá thực trạng để từ đó đƣa ra một số giải pháp có thể thực hiện đƣợc trong thời gian tới. Qua quá trình nghiên cứu, chuyên đề đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

- Khái quát quá trình hình thành, sự cần thiết ra đời hoạt động thanh toán liên ngân hàng cũng nhƣ vấn đề cơ bản khác về phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng

- Phân tích đƣợc tình hình phát triển của hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam từ đó đƣa ra những nguyên nhân của hạn chế đó.

- Đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn còn chƣa bao quát đƣợc toàn bộ nội dung của phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng và không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2015. Hƣớng đi hiệu quả cho thị trƣờng thanh toán Việt Nam. Tạp chí tài chính, số 5, trang 22-30.

2. Geiger Hans, 2000. Globalisation and Payment Intermediation.Adapting to Financial Globalisation, vol 35, pp 245-490.

3. Đặng Công Hoan, 2015. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trƣờng đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

5. Lê Thị Thu Hồng, 2012. Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

6. Đỗ Thị Bích Hồng, 2011, Công nghệ thông tin trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng.Viện Chiến lƣợc ngân hàng.

7. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng và Vũ Thiện Thập, 2005. Kế toán ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

8. Trịnh Thanh Huyền, 2011. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Trƣờng Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank.

9. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

10. Kristinsson, 2000. Payment intermediation – evolution and current status.A Quarterly Publication of the Central Bank of Iceland, vol 23, pp 65-89. 11. Lê Phƣơng Lan, 2011. Phát triển hệ thống thanh toán quốc gia: Lĩnh vực

đột phá trong hoạt động ngân hàng giai đoạn chiến lược mới. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

12. McAndrews và Roberds, 1999. Payment Intermediation and the Origins of Banking. Journal of Economic Literature Classification Codes: E58, G21, G28.

13. Đỗ Thị Nhung, 2007. Phát triển thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại Agribank Lý Nhân. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Học viện Ngân hàng. 14. Lê Thị Hồng Phƣợng, 2012. Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán

không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ tài chính- ngân hàng, Trƣờng đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Phƣợng, 2007. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Học viện Tài chính.

16. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2010, Quyết định 2453/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

17. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2014, Quyết định 1490/QĐ-NHNN ban hành chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020.

18. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2016, Nghị định số : 43/VBHN-NHNN quy định về thanh toán không sử dụng tiền mặt.

19. Tô Kim Ngọc, 2004. Lý thuyết tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

20. Nguyễn Văn Ngọc, 2011. Giáo trình tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

21. Lê Văn Tề,2004. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

22. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2011. Vai trò của công nghệ ngân hàng trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020. Viện chiến lƣợc ngân hàng.

23. Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2013. Hoàn thiện thanh toán không dung tiền mặt tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Phan Đình Phùng.Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học Thái Nguyên.

24. Xavier Freixas and Bruno Parigi, 1998. Contagion and Efficiency in Gross and Net Interbank Payment Systems. Journal of Financial Intermediation, 247-274.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 99 - 104)