Thành phần hóa học của măng tây so sánh với một số loại rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát hiệu quả bảo quản măng tây bằng một số màng polymer sinh học từ thủy sản (Trang 25 - 27)

loại rau [1] Nƣớc (%) Đƣờng (%) Protein (%) Cellulose (%) Tro (%) Ca (mg/%) VitaminC (mg/%) Măng tây 76 0,47 2,2 2,3 0,6 21 14-16 Bắp cải 90 4,2-5 2,6-5,3 0,6-1,1 0,7 - 70 Súp lơ 89-92 1,7-4,2 3,3 1,1-1,3 0,7-0,8 - 31-80

1.2.3. Lợi ích của măng tây:

Măng tây có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon nhƣ: salad măng tây, măng tây xào với thịt bò, gà, tôm, hay các món nƣớng, hầm, súp, nộm... Các món ăn từ măng tây có vị giòn mát của các loại rau củ hòa cùng vị ngọt tự nhiên của đạm động vật tạo nên một món ăn bổ dƣỡng và hấp dẫn.

Măng tây không chỉ giàu dinh dƣỡng, mà nó còn chứa các chất có hoạt tính sinh học và đã đƣợc chứng minh có tác dụng tích cực đến sức khỏe với các công dụng sau: [5]

+ Măng tây giàu hợp chất chống viêm.

Măng tây có chứa một nhóm các chất có khả năng chống viêm bao gồm các saponin măng tây (asparanin, sarsasapogenin, protodioscin, và diosgenin) và flavonoid quercetin, rutin, kaempferol và isorhamnetin. Các hợp chất chống viêm này là một trong những tác nhân tốt nhất giúp phòng chống các bệnh mãn tính nhƣ tiểu đƣờng type 2, bệnh tim và bệnh ung thƣ.

+ Nguồn chất chống oxy hóa.

Măng tây còn là nguồn dồi dào các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, beta-carotene và các khoáng chất kẽm, selen, mangan. Đặc biệt, glutathione (GSH) – một tripeptide trong măng tây có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Theo báo cáo của Viện Ung thƣ Quốc gia Hoa Kỳ, măng tây có chứa lƣợng glutathione cao nhất trong

số các thực phẩm đƣợc thử nghiệm. Các chất chống oxy hóa trong măng tây cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đƣờng và bệnh ung thƣ.

+ Măng tây giàu chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, có lợi cho tim mạch.

Măng tây có chứa một lƣợng lớn chất xơ và chất xơ hòa tan – có tác dụng làm giảm huyết áp, hạn chế quá trình xơ vữa động mạch, tạo sự lƣu thông tốt cho hệ tuần hoàn máu giúp tim khỏe mạnh, là cách hiệu quả giảm lƣợng chất béo (cholesterol) trong chế độ ăn.

Măng tây chứa một polysaccaride có tên gọi là inulin (thuộc nhóm chất xơ fructan) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Inulin không bị tiêu hóa ở ruột non, khi di chuyển đến ruột già, nó sẽ trở thành nguồn thức ăn cho một số loại vi khuẩn có lợi nhƣ Bifidobacteria và Lactobacilli, làm tăng khả năng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giúp cơ thể hấp thu triệt để các chất dinh dƣỡng, làm giảm nguy cơ dị ứng, và giảm nguy cơ ung thƣ ruột kết.

+ Và các thành phần có giá trị khác.

Ngoài những thành phần có lợi cho sức khỏe kể trên, măng tây còn chứa các hợp chất đƣợc gọi là glycosides steroid (asparagoside) trực tiếp ảnh hƣởng đến sản xuất hormone và đôi khi đƣợc sử dụng nhƣ một kích thích tình dục do có thể ảnh hƣởng đến cảm xúc.

Một loại protein đặc biệt trong măng tây có tên gọi histone đƣợc cho là chủ động trong việc kiểm soát sự phát triển của tế bào nên có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thƣ.

Măng tây cũng rất giàu axit folic nên là loại thực phẩm tốt đối với phụ nữ mang thai, vì nó bảo vệ chống lại các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ và rất cần thiết cho sản xuất ra các tế bào hồng cầu mới.

Với đa dạng các thành phần dinh dƣỡng cộng với các chất có hoạt tính sinh học có lợi, măng tây đƣợc coi là một loại rau hoàng đế, rau của mùa xuân.

1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP BẢO QUẢN RAU QUẢ: [10] 1.3.1. Bảo quản ở điều kiện thƣờng: 1.3.1. Bảo quản ở điều kiện thƣờng:

Điều kiện thƣờng đƣợc hiểu là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thƣờng của tự nhiên. Nhiệt độ và độ ẩm tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động khí hậu và thời tiết. Phƣơng pháp bảo quản rau quả ở điều kiện thƣờng ít phù hợp với điều kiện ở Việt Nam vì nhiệt độ và độ ẩm ở Việt Nam là rất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát hiệu quả bảo quản măng tây bằng một số màng polymer sinh học từ thủy sản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)