Các dung môi thƣờng sử dụng để hòa tan chitosan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát hiệu quả bảo quản măng tây bằng một số màng polymer sinh học từ thủy sản (Trang 32 - 35)

Dung môi Nồng độ thƣờng đƣợc sử dụng (%) Axit acetic Axit formic Axit lactic Axit propionic Axit HCl Axit citric Axit glutamic Axit ascorbic 1-2 1-2 1-2 1-2 0,25-0,5 5-10 1-3 1-2

Chitosan kết hợp với aldehyt trong điều kiện thích hợp để hình thành gel, đây là cơ sở để bẫy tế bào, enzyme.

Chitosan phản ứng với axit đậm đặc tạo muối khó tan, Chitosan kết hợp với iot trong môi trƣờng H2SO4 cho phản ứng lên màu tím. Đây là phản ứng dùng trong phân tích định tính chitosan.

Tính chất của chitosan nhƣ khả năng hút nƣớc, khả năng hấp phụ chất màu, kim loại, kết dính với chất béo, kháng khuẩn, kháng nấm, mang DNA… phụ thuộc rất lớn vào độ deacetyl hóa. Chitosan có độ deacetyl cao thì khả năng hấp phụ chất màu, tạo phức với kim loại tốt hơn. Tƣơng tự khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chitosan ở các mẫu chitosan có độ deacetyl cao. Cụ thể, khả năng kháng khuẩn tốt đối với chitosan có độ deacetyl trên 90%. Tuy nhiên khả năng hút nƣớc của chitosan giảm đi khi tăng độ deacetyl.

Ngoài các tính chất nêu trên, chitosan còn có khả năng chống oxy hóa. Khả năng chống oxy hóa của chitosan cũng phụ thuộc vào độ deacetyl, phân tử lƣợng và độ nhớt của chitosan. Chitosan có độ nhớt thấp thì có khả năng chống oxy hóa cao. Hơn nữa, chitosan có thể gắn kết tốt với lipid, protein, các chất màu. Do chitosan không tan trong nƣớc nên chitosan ổn định hơn trong môi trƣờng nƣớc so với các polymer tan trong nƣớc nhƣ alginat, agar. Khả năng tạo phức, hấp phụ với lipid, protein và chất màu phụ thuộc nhiều vào phân tử lƣợng, độ deacetyl hóa, độ rắn và độ tinh khiết của chitosan. Chitosan có độ deacetyl cao thì thƣờng hấp phụ màu tốt.

Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chitosan: [8]

Chitosan có khả năng ức chế nhiều chủng vi sinh vật: vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dƣơng và vi nấm. Khả năng ức chế vi sinh vật của chitosan phụ thuộc vào độ deacetyl, phân tử lƣợng. So với chitin, chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt hơn vì chitosan tích điện dƣơng ở vị trí C thứ 2 ở pH nhỏ hơn 6. Chitosan có độ deacetyl cao trên 85% thì có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt. Chitosan có phân tử lƣợng dƣới 2000 Dalton thì khả năng ức chế vi sinh vật kém.

Chitosan có phân tử lƣợng trên 9000 Dalton thì có khả năng ức chế vi sinh vật cao. Chitosan đƣợc hòa tan trong các dung môi hữu cơ nhƣ axit acetic, axit lactic để xử lý kháng khuẩn, kháng nấm. Chitosan có khả năng ức chế Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli, Saccharomyces cerevisiae, Rhodorula glutensis, Botrytis cinerea, Rhizopus stolonifer, Aspergillus niger. Nồng độ ức chế của chitosan phụ thuộc vào loại chitosan, loài vi sinh vật, điều kiện áp dụng và thƣờng sử dụng trong khoảng 0,75% đến 1,5%.

Khả năng tạo màng của chitosan: [8]

Chitosan có kả năng tạo màng rất tốt. Tính chất cơ lí của màng chitosan nhƣ độ chịu kéo, độ rắn, độ ngấm nƣớc, phụ thuộc nhiều vào phân tử lƣợng và độ deacetyl hóa của chitosan. Chitosan độ deacetyl cao có ứng suất kéo và độ giãn dài giới hạn cao hơn. Ngoài ra, tính chất của màng chitosan phụ thuộc rất nhiều vào dung môi sử dụng hòa tan chitosan để tạo màng. Độ rắn của màng chitosan cũng phụ thuộc vào dung môi sử dụng.

b. Carrageenan: [8]

Carrageenan là một loại polysaccharide chiết xuất từ các loài rong thuộc ngành rong đỏ, bao gồm một số loài nhƣ: Chondrus, Giagartina, Euchuma, Furcellaria, Phyllophora,…

Hiện nay ngƣời ta ghi nhận đƣợc khoảng 15 cấu trúc Carrageenan khác nhau. Tuy vậy Carrageenan thƣơng mại bao gồm ba loại chính là iota, kappa và lambda.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát hiệu quả bảo quản măng tây bằng một số màng polymer sinh học từ thủy sản (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)