CHƢƠNG II : ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN
2.1 Giới thiệu chung về Trƣờng đại học Sao Đỏ
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường
Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Sao Đỏ bao gồm có Ban Giám hiệu nhà trường, bên dưới có các phòng ban chức năng và các khoa đào tạo, nó được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Phòng Khảo thí & ĐBCL Phòng NCKH& ĐTTX Khoa
Cơ khí Khoa Điện
Khoa Điện tử - Tin học Khoa Kết cấu Kim loại Khoa CN may & Giầy da Khoa
Kinh tế Khoa Du lịch & Ngoại ngữ Khoa GD chính trị & thể chất Khoa CN Thực phẩm & hoá học Khoa Khoa học cơ bản Khoa CN kỹ thuật Ôtô
CÁC LỚP HỌC SINH – SINH VIÊN Ban giám hiệu
Phòng QTĐS Phòng QLDA& HTQT Phòng Công tác HSSV Phòng TCKT Phòng HCTC Phòng KHKT Phòng Đào tạo P. Công tác tuyển sinh
Bộ máy của trƣờng bao gồm:
Ban giám hiệu (Hiệu Trưởng, Phó hiệu trưởng đào tạo, Phó hiệu trưởng nội chính).
Các Phòng quản lý (có 10 phòng chức năng): Phòng Công tác tuyển sinh; Phòng Đào tạo; Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng; Phòng Kế hoạch kỹ thuật; Phòng Nghiên cứu khoa học và Đào tạo thường xuyên; Phòng Hành chính tổ chức; Phòng Tài chính kế toán, Phòng Quản lý dự án & quan hệ quốc tế; Phòng Quản trị đời sống.
Các Khoa và Tổ môn: Có 11 Khoa và các Tổ môn, đào tạo trên 50 ngành và chuyên ngành ở các bậc học Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể: Ban thanh tra công nhân, công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh.
Ban Giám hiệu:
Gồm một Hiệu trưởng và hai Hiệu phó, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý đào tạo và hành chính, điều hành các hoạt động của trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được ghi trong quy chế của cán bộ công chức nhà nước và của Bộ GD&ĐT, Bộ công nghiệp ban hành.
Nhiệm vụ của các Hiệu phó do Hiệu trưởng phân công
Các Phòng chức năng
Các phòng ban chức năng và các khoa đào tạo, có chức năng tham mưu và thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập, đồng thời phối hợp với các đơn vị khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quy định chức năng của từng đơn vị, đã được Bộ công nghiệp duyệt.
Phòng Đào tạo: Tham mưu cho Ban Giám Hiệu về phương hướng, mục tiêu, phát triển quy mô đào tạo, cơ cấu chương trình đào tạo, quản lý và chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện quy chế đào tạo, các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý đào tạo: Thực hiện chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo (Thi, kiểm tra, tốt nghiệp). Tham mưu cho Hiệu trưởng mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, liên kết, liên doanh...
Phòng Hành chính Tổ chức: Tham mưu cho Hiệu trưởng về tuyển dụng lao động, phương thức quản lý và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhân lực, chế độ chính sách, lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các bộ giảng dạy và cán bộ quản lý, thực hiện nhiệm vụ văn phòng, quản lý văn thư lưu trữ.
Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu cho Ban giám Hiệu về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước, các nguồn thu nhập của Trường theo quy chế tài chính, do Bộ Tài chính ban hành và quy chế trường Đại học Sao Đỏ có sự quản lý của Bộ Công thương. Thực hiện việc lập dự toán, quyết toán thu chi theo năm kế hoạch. Sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các nguồn thu, chi phục vụ cho đào tạo và phát triển Nhà trường.
Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc lập và thực hiện kế hoạch của nhà trường theo năm kế hoạch, triển khai kế hoạch mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, sản xuất của trường. Kiểm tra việc lập và thực hiện kế hoạch của các đơn vị và cá nhân, tổng hợp đánh giá thi đua hàng tháng, quý, năm, năm học của toàn trường và từng đơn vị.
Phòng Công tác học sinh, sinh viên: Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường về công tác quản lý, giáo dục HSSV, thực hiện việc giáo dục chính trị tư tưởng đầu khoá học. Tổ chức quản lý học sinh, sinh viên nội ngoại trú, phân tích đánh giá việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của từng HSSV theo tháng, học kỳ, năm học và khoá học. Lập hồ sơ xét cấp học bổng và giải quyết các chế độ chính sách với HSSV.
Phòng NCKH và Đào tạo thường xuyên: Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường về công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo thường xuyên (bổ túc, tại chức, đào tạo lại, ngắn hạn...) ở trong và ngoài trường.
Thực hiện nhiệm vụ tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học trong giảng dạy, học tập ở các phòng, khoa, tổ chức đánh giá công trình khoa học được ứng dụng. Phối hợp với các cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo đổi nghề, đào tạo cập nhật kiến thức với các loại hình tại chức, ngắn hạn...
công tác lập, quản lý và triển khai các dự án đầu tư phát triển nhà trường, hoạt động đối ngoại và hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế. Nhằm mở rộng quy mô và các loại hình đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ trong đào tạo, sản xuất, NCKH, đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà trường
Phòng Quản trị Đời sống:Tham mưu cho Hiệu trưởng và thực hiện các nhiệm vụ: Công tác quản trị, cung ứng vật tư, thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, nhỏ các công trình xây dựng, vật kiến trúc. Đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ, quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần của CBCNV và HSSV trong nhà trường.
Phòng Công tác Tuyển sinh: Có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng và triển khai thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyển sinh, tiếp thị tuyển sinh. Lập và thực hiện kế hoạch thi tuyển, xét tuyển sinh trực tiếp. Giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động choHSSV tốt nghiệp và đang theo học tại trường.
Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng: Có chức năng tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra đào tạo; khảo thí, đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục trong Trường Đại học Sao Đỏ; sử dụng hệ thống quản lý chất lượng QMS ISO 9001 - 2008 như là phương tiện, công cụ để đảm bảo chất lượng.
Các khoa đào tạo và tổ môn trực thuộc:
Có nhiệm vụ triển khai và trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo theo ngành học, môn học mà khoa, tổ môn phụ trách theo tiến độ của nhà trường. Hiện nay toàn trường có 11 khoa: Khoa Cơ khí chế tạo, Khoa Kết cấu kim loại, Khoa Điện, Khoa Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Khoa Điện tử Tin học, Khoa Kinh tế, Khoa Công nghệ Dệt may, Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Du lịch & Ngoại ngữ, Khoa giáo dục chính trị & thể chất, Khoa Công nghệ hoá thực phẩm.
Trung tâm và các đội sản xuất:
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ công nghiệp: Thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ chuyển giao công nghệ mới, hoạt động sản xuất dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường. Trung tâm được chia
ra 6 đội hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ và hoạt động sản xuất độc lập theo cơ chế khoán của Trường.
Đội xây lắp cơ điện: Thực hiên nhiệm vụ sửa chữa các công trình xây dựng, vật kiến trúc trong nhà trường, sửa chữa Cơ, Điện đảm bảo cho mọi hoạt động đào tạo và sinh hoạt của Trường.
Các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng:
Tổ chức Đảng của Trường gồm có 200 đảng viên, 15 đảng uỷ viên, 5 thường vụ, một Bí Thư Đảng Uỷ, hai Phó Bí Thư, có 13 chi bộ. Đảng bộ trực thuộc huyện uỷ Chí Linh
Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh của trường dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Đảng Uỷ, các tổ chức này hoạt động độc lập theo điều lệ của từng tổ chức.