Đại học Sao Đỏ về yếu tố liên quan đến công việc
TT Tiêu chí đánh giá Khoảng giá trị trung bình 1 Cách thức bố trí công việc của cơ quan là hợp lý 2,29 - 3,11 2 Công việc giảng dạy là công việc quan trọng nhất trong hoạt
động 3,37- 3,94
3 Hoạt động đánh giá giảng viên của cơ quan là hợp lý 2,27 - 3,12 4 Cơ chế quản lý giờ lên lớp của cơ quan là hợp lý 2,66 - 3,28 5 Hiểu rõ về công việc 3,04 - 3,54 6 Toàn quyền quyết định trong việc tiến hành các hoạt động giảng
dạy 2,57 - 3,12
7 Luôn nhận được phản hồi và đóng góp của cấp trên trong
hoạt động giảng dạy 2,47 - 3,26
(Đánh giá theo thang điểm Likert với 5. Hoàn toàn hợp lý; 4. Rất hợp lý; 3. Hợp lý; 2. Chưa hợp lý; 1. Hoàn toàn chưa hợp lý)
Bảy yếu tố liên quan đến công việc nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của các giảng viên về cách thức bố trí công việc của trường Đại học Sao Đỏ. Với vai trò và ý nghĩa công việc của giảng viên, liệu họ có thực sự đánh giá mình là người có ý
nghĩa quyết định trong việc tạo ra hiệu quả công việc, chất lượng đào tạo, hay kết quả làm việc của họ phụ thuộc vào các quy định do tổ chức đặt ra.
Qua bảng trên ta thấy, điểm trung bình của các yếu tố này được đánh giá không cao. Các tiêu trí “Cách thức bố trí công việc của cơ quan là hợp lý; Hoạt động đánh giá giảng viên của cơ quan là hợp lý; Cơ chế quản lý giờ lên lớp của cơ quan là hợp lý; Toàn quyền quyết định trong việc tiến hành các hoạt động giảng dạy; Luôn nhận được phản hồi và đóng góp của cấp trên trong hoạt động giảng dạy” có điểm trung bình khảo sát nằm trong khoảng từ 2,5 đến 3,5. Các tiêu trí “Công việc giảng dạy là công việc quan trọng nhất trong hoạt động; Hiểu rõ về công việc” có điểm trung bình khảo sát đạt khá cao từ 3,04 đến 3,94.
Đi sâu phân tích các yêu tố thuộc về quy trình bố trí sử dụng lao động của nhà trường như cách thức bố trí công việc, cơ chế quản lý giờ lên lớp, hoạt động đánh giá giảng viên, được các giảng viên đánh giá trong khoảng điểm tử 2,66 đến 3,42 tức sự đánh giá chưa cao.
Qua tìm hiểu các giảng viên cho rằng nhiều hoạt động nhà trường bố trí chưa hợp lý, nhiều công việc không còn phù hợp với hoạt động giảng dạy của trường Đại học như soạn giáo án trước khi lên lớp, hoạt động sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức, hoạt động bố trí thời khóa biểu giảng dạy chưa hợp lý vì còn những giai đoạn giảng viên phải dạy cùng một lúc nhiều lớp, lúc không có giờ lên lớp, nhiều môn giảng dạy không phù hợp với chuyên môn được đào tạo của giảng viên…Sự bố trí các hoạt động trên chưa hợp lý ảnh hưởng không nhỏ đến động cơ làm việc của giảng viên.
Nhà trường hiện đang quản lý theo tiêu chuẩn ISO 2009:2008, việc quản lý theo ISO đang dừng ở xây dựng các quy trình thủ tục và vận hành, song thực tiễn các quy trình thủ tục này được áp dụng cho Trường khi còn là trường Cao đẳng, khi trường chuyển lên thành trường Đại học đã có nhiều quy trình không còn phù hợp nên gây các khó khăn cho người thực hiện. Để phù hợp các quy trình thủ tục này cần phải được điều chỉnh, sửa đổi và cần có sự đào tạo hướng dẫn lại nhân viên.
Các hoạt động sinh hoạt học thuật cần được nâng cao chất lượng, sao cho hoạt động đi vào thực chất, vừa tạo động lực khuyến khích giảng viên say mê nghiên cứu khoa học. Sinh hoạt học thuật là một hoạt động rất quan trọng tại một cơ sở đào tạo, hiện tại sinh hoạt học thuật của Trường thường diễn ra dưới hình thức các hoạt động bình giảng khi dự giảng các giảng viên, sinh hoạt học thuật còn đơn giản. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt học thuật, đáp ứng nhu cầu của các giảng viên, cần đa dạng hóa hoạt động sinh hoạt học thuật như cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo về các chủ đề liên quan về chuyên môn giảng dạy hay các vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm, hoặc các buổi nói chuyện về các chuyên đề sâu ngành đào tạo…
Hoạt động bố trí thời khóa biểu lên lớp cần phân tích và bố trí khoa học hơn, tránh hiện tượng trong giai đoạn giảng viên cùng lúc lên dạy nhiều lớp, giảng nhiều môn, giai đoạn lại không có lớp giảng dạy. Các hoạt động bố trí phòng học và dịch vụ hỗ trợ cần làm tốt, tránh hiện tượng trong quá trình giảng bài vì các sự cố về máy chiếu, sự mở cửa phòng học không kịp thời dẫn đến gián đoạn bài giảng của giảng viên.
Khi bố trí công việc, môn học phụ trách giảng dạy, cần xem xét nhiều hơn tâm tư nguyện vọng của giảng viên, và bám sát định hướng của Trường như song song quan tâm đến năng lực, tâm tư nguyện vọng của giảng viên và chuyên môn giảng viên được đào tạo.Sự bố trí giảng viên phụ trách môn, học phần giảng dạy không phù hợp với chuyên môn, giảm hứng thú làm việc của giảng viên và động lực phấn đấu, rèn luyện nâng cao chất lượng công việc và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Hoạt động đánh giá giảng viên được tiến hành đánh giá hàng năm theo chương trình “ba tiêu chuẩn” đây là những tiêu chuẩn làm căn cứ cơ bản để đánh giá và phân loại giảng viên, nhưng các tiêu chí trong tiêu chuẩn này có thiên hướng về định tính mà chưa có các tiêu chí định lượng cụ thể đi kèm. Các tiêu chí này thiên về khuyến khích các giảng viên thực hiện đúng mà chưa khuyến khích hay đánh giá được các thành tích nổi trội trong năm của cá nhân để kịp thời khen thưởng. Vậy, để tăng động cơ làm việc cho giảng viên, cần hoàn thiện bộ đánh giá “ba tiêu chuẩn”
để thực sự trở thành các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả, đo đếm chính xác hơn công sức các giảng viên đã đóng góp cho sự phát triển của nhà trường
Các tiêu chí liên quan đến quá trình làm việc của giảng viên như “ Công việc giảng dạy là công việc quan trọng nhất trong hoạt động. Hiểu rõ về công việc. Toàn quyền quyết định trong việc tiến hành các hoạt động giảng dạy. Luôn nhận được phản hồi và đóng góp của cấp trên trong hoạt động giảng dạy” được các giảng viên đánh giá trong khoảng điểm từ 2,87 đến 3,94 tức sự đánh giá đạt mức điểm cao. Qua đây ta có thể thấy giảng viên nhận thực rất rõ về vai trò và ý nghĩa công việc của họ. Việc tạo điều kiện cho giảng viên chủ động, sáng tạo trong quá trình làm việc là yếu tố qua trọng trong việc tằng cường động cơ thúc đẩy tới giảng viên, nhà trường nên xây dựng các cơ chế và chính sách làm căn cứ để giảng viên thực hiện công việc. Chủ động giao quyền hơn nữa cho giảng viên trong hoạt động của mình sẽ giúp tăng cường động cơ làm việc của giảng viên, với trường Đại học Sao Đỏ khi các giảng viên có nhận thức sâu sắc về công việc thì điều này rất thuận lợi. Công việc của giảng viên không chỉ đơn thuần là hoạt động giảng dạy, mà họ còn tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học khác. Vì vậy, để tăng cường động cơ thúc đẩy tới giảng viên, nhà trường không chỉ quan tâm riêng đến hoạt động giảng dạy mà cần quan tâm nhiều đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động viết tài liệu tham khảo, hoạt động hướng dẫn học viên làm khóa luận, hoạt động quản lý lớp chủ nhiệm….Sự làm đa dạng các hoạt động công tác của giảng viên là cách thức quan trọng nhằm tăng cường động cơ thúc đẩy cho giảng viên.
Các yêu tố liên quan đến công việc là những yếu tố thúc đẩy, tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho người lao động. Sự bố trí sắp xếp công việc hợp lý, công việc được người lao động đánh giá cao vai trò, trong quá trình thực hiện công việc người lao động được trao quyền tự chủ và nhận được sự phản hồi về kết quả làm việc là những chỉ bảo rõ ràng động lực làm việc của người lao động là mạnh mẽ. Các yếu tố liên quan đến công việc, được các giảng viên đánh giá khá cao. Điều này cho thấy động cơ làm việc của giảng viên trường Đại học Sao Đỏ là tốt. Nhưng để tăng cường động cơ làm việc hơn nữa tới giảng viên, nhà trường cần cần hoàn thiện
các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc để đánh giá sát thực hơn thành tích của giảng viên. Xem xét loại bỏ các công việc lỗi thời không còn phù hợp, giúp giảng viên tập trung cao độ vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bố trí sắp xếp lại hoạt động xây dựng thời khóa biểu hợp lý.Nhà trường cần xây dựng chính sách nhằm định hướng hoạt động làm việc của giảng viên, vừa đảm bảo tính chủ động của giảng viên vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm giáo dục đào tạo của nhà trường đối với xã hội.
Yếu tố đào tạo và thăng tiến