TT Tiêu chí đánh giá Khoảng giá trị trung bình 1 Xác định rõ yêu cầu công tác giảng dạy 4,05 - 4,43 2 Ý thức vươn lên đạt được mục tiêu giảng dạy 4,00 - 4,33 3 Nhận thức về điều kiện và phương tiện đạt được mục tiêu 4,06 - 4,38 4 Tâm trạng háo hực trước mỗi giờ lên lớp 3,74 - 4,07 5 Thích thú say mê khi tham gia các hoạt động giảng dạy,
hướng dẫn sinh viên 3,75 - 4,20 6 Hài lòng với kết quả đạt được trong giảng dạy 3,53 - 4,03 7 Thích thú say mê trước các nhiệm vụ mới, đầy thử thách
trong hoạt động giảng dạy 3,68 - 4,03
(Đánh giá theo thang điểm Likert với 5. Rất đồng ý; 4. Đồng ý; 3. Không đồng ý; 2. Rất không đồng ý; 1. Hoàn toàn không đồng ý )
Với bảy yếu tố dùng để khảo sát đánh giá động cơ làm việc của giảng viên trên hai phương diện nhận thức về động cơ làm việc và thái độ - tình cảm của giảng viên với công việc, nhằm đánh giá thực chất động cơ làm việc hiện tại của giảng viên trường Đại học Sao Đỏ. Họ nhận thức đến đâu về công việc của mình và họ mang vào công việc thái độ - tình cảm như thế nào? Những yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của các giảng viên.
Qua bảng đánh giá trên, ta thấy điểm khảo sát đạt được rất cao ở tất cả các tiêu chí, điểm thấp nhất là 3,75 (với tiêu chí thích thú say mê khi tham gia các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn sinh viên) và cao nhất là 4,43 (với tiêu chí xác định rõ yêu cầu công tác giảng dạy). Đặc biết với ba tiêu chí “xác định rõ yêu cầu công tác giảng dạy; ý thức vươn lên đạt được mục tiêu giảng dạy; nhận thức về điều kiện và phương tiện đạt được mục tiêu” đều đạt điểm giá trị kháo sát trên 4. Điều này khẳng
định giảng viên trường Đại học Sao Đỏ có động cơ làm việc tốt, họ nhận thức rõ về hoạt động giảng dạy của mình, xác định rõ về các điều kiện phương tiện giúp thực hiện được nhiệm vụ được giao. Đây là một thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc tăng cường động cơ làm việc tới giảng viên của trường, khi hầu hết nhân viên đã ý thức rõ về công việc của mình, hiểu được các yêu cầu và mong muốn cần đạt được trong quá trình làm việc.
Công việc giảng dạy mang tích chất tự chủ cao, các bài giảng mang tính cá nhân hóa nhằm truyền đạt giúp người học tự lĩnh hội kiến thức, việc giảng viên ý thức rõ được yêu cầu nhiệm vụ cần đạt được, đảm bảo các tiêu chí chất lượng đào tạo của nhà trường được đồng bộ hóa. Người học có điều kiện lĩnh hội kiến thức liên tục liền mạch theo đúng chuẩn đào tạo đã được xác định. Như vậy, chất lượng đào tạo của nhà trường đảm bảo tính đồng nhất.
Tuy nhiên, khi các nhân tố liên quan đến các điều kiện làm việc bị đánh giá thấp, hay không được đảm bảo thì các nhân tố động cơ thúc đẩy cũng có xu hướng giảm đi, điều này đòi hỏi nỗ lực lớn của ban lãnh đạo trong việc duy trì và phát huy các điều kiện thuận lợi cho giảng viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mặt khác, hoạt động tổ chức lao động hay cụ thể là hoạt động bố trí giảng dạy của nhà trường cần được đảm bảo mức cao để không ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy của giảng viên, khiến việc giảng dạy của họ bị gián đoạn. Tạo mọi điều kiện tốt nhất phát huy tính chủ động sáng tạo của giảng viên.
Các tiêu chí đánh giá về thái độ - tình cảm đối với hoạt động giảng dạy (tâm trạng háo hức trước mỗi giờ lên lớp; thích thú say mê khi tham gia các hoạt động giảng dạy, hướng dẫn sinh viên; hài lòng với kết quả đạt được trong giảng dạy; thích thú say mê trước các nhiệm vụ mới, đầy thử thách trong hoạt động giảng dạy) có điểm trung bình khảo sát năm trong khoảng 3,74 - 4,20 cho biết thái độ rất tích cực (theo chiều dương) của giảng viên đối với công việc. Các yếu tố này phản ánh rõ nét nhất trạng thái tâm lý của giảng viên khi lên lớp, hầu hết giảng viên đều có trạng thái tâm lý tốt khi lên lớp. Qua khảo sát hầu hết đều cho rằng việc lên lớp đem đến nhiều điều thú vị như được khám phá, đánh giá sự phát triển trong nhận thức và
nhân cách của sinh viên, được trao đổi và làm việc với sinh viên nhiều vấn đề ngoài kiến thức bài giảng. Bục giảng, nơi đó cho phép thể hiện năng lực và tâm huyết của mình, và họ cảm thấy mình cần thiết trong sự phát triển xã hội.
Mặt khác qua khảo sát, được biết rằng hầu hết các giảng viên đều loại bỏ các cảm xúc tiêu cực trườc khi bước vào lớp, ít khi họ để các tâm lý không tốt do nguyên nhân ngoài công việc ảnh hưởng đến quá trình lên lớp đặc biệt là ảnh hưởng trạng thái tâm lý lĩnh hội kiến thức của người học. Qua đây, phản ánh tính chuyên nghiệp cần có của các giảng viên. Điều này chỉ có được khi họ ý thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của công việc họ đảm nhận, và là kết quả huấn luyện tích cực và hiệu quả cán bộ quản lý nhà trường.
Ngoài việc tích cực làm việc chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp, các giảng viên ý thức rõ được rằng quá trình lên lớp là quá trình tiếp xúc giữa người với người, đó là quá trình họ được thỏa mãn rất lớp nhu cầu xác hội, nhu cầu hội nhập và nhu cầu tự khẳn định bản thân. Chính các nhân tốt này là điều kiện căn bản tạo ra động lực làm việc tốt ở các giảng viên.
Như vậy, hấu hết các giảng viên trường Đại học Sao Đỏ đều yêu ngành yêu nghề, thật sự quan tâm và coi trọng công việc hiện tại. Nhà quản lý cần tạo nhiều điều kiện làm việc hơn cho các giảng viên, các giảng viên sẽ tự họ hoàn thiện công việc và làm việc vì chính bản thân và chính công việc của họ. Để duy động cơ tốt này của giảng viên, các nhà quản trị cần quan tâm duy trì môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi cho giảng viên, đặc biệt tôn trọng yếu tố tự chủ và tự do sáng tạo trong bài giảng của giảng viên. Duy trì môi trường sư phạm lành mạnh, lấy yếu tố tôn trọng con người làm nền tảng, duy trì không gian làm việc của giảng viên đó là nơi họ thỏa mãn các nhu cầu cấp cao trong tháp nhu cầu của Maslow. Môi trường tương tác giữa giảng viên và sinh viên thuận lợi là các chỉ bảo quan rõ ràng động làm việc của giảng viên càng mạnh mẽ.
2.3.2.2 Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc
Yếu tố môi trường làm việc