4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank–
4.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank– Chi nhánh
rủi ro hoạt động DVPTD cần được nhận thức và xử lý trên cơ sở toàn diện, nhất quán và đồng bộ.
4.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Thanh Trì Thanh Trì
Từ định hướng phát triển DVPTD nêu trên, là một chi nhánh trực thuộc hệ thống Agribank Việt Nam, ngoài các mục tiêu chung của Agribank, Agribank – Chi nhánh Thanh Trì cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể cho hoạt động DVPTD đến năm 2020 như sau:
Thứ nhất, về doanh thu từ DVPTD: Phấn đấu doanh thu từ DVPTD hàng năm đạt mức tối thiểu 30% trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong xu thế chung hoạt động của hệ thống NH ngày nay, nguồn thu từ DVPTD của các NH chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Trong thực tế cũng đã chứng minh, các nguồn thu từ DVPTD có tính ổn định cao, bảo đảm an toàn trong hoạt động và hiệu quả mang lại cao nhất, ít rủi ro nhất.
Thứ hai, về khoa học công nghệ áp dụng cho phát triển DVPTD: Xây dựng và triển khai một hệ thống CNTT có qui mô, tính hiện đại và khả năng xử lý của một NH lớn trong khu vực. Đối với thị trường trong nước, CNTT của Agribank luôn là hệ thống CNTT hàng đầu và góp phần vào việc phát triển các DVNH hiện đại, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên nhiều khía cạnh.
Thứ ba, về khách hàng sử dụng DVPTD: Sự tồn tại của một DV đó chính là khách hàng. Việc phát triển khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Thanh Trì nói riêng. Với mục tiêu của Agribank đến năm 2025 là giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam, hướng đến một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực và phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Mỗi một chi nhánh của Agribank đều có một thế mạnh riêng về DV mà mình cung cấp cũng như đối tượng khách hàng cần hướng tới, đặc biệt là khách hàng trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn... Ngoài ra tiếp cận và phát triển dần khách hàng trên thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới đang được các NHTM quan tâm và thực hiện một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Thứ tư, về thị phần thị trường DVPTD: Mỗi NH cần duy trì về thị trường mà mình cung ứng DV và khai thác tối đa tiềm năng về khách hàng và thực hiện các chính sách, chiến lược đối với khách hàng sử dụng DVPTD. Để chiếm lĩnh thị phần và thị trường DVPTD, Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Thanh Trì nói riêng cần giữ vững vị thế chủ đạo, giới thiệu các DVPTD phù hợp để giữ vững thị phần nhờ vào uy tín và thương hiệu của NH.
Thứ năm, về sự cạnh tranh DVPTD: Chú trọng đến nâng cao chất lượng DVPTD, tạo sự khác biệt về DV theo hướng thu hút khách hàng bằng những lợi thế cạnh tranh khác biệt, bằng cách sử dụng lợi thế về công nghệ và mạng lưới để cung cấp những DV có tính khác biệt với chất lượng cao tạo lợi thế tuyệt đối trong cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị ATM,
EDC/POS. Phát triển chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ EDC/POS tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi, nhà hàng trên địa bàn; phát triển thêm thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế; tăng tỷ lệ số khách hàng mua bảo hiểm trên tổng số khách hàng...
Thứ sáu, về quản lý rủi ro trong hoạt động DVPTD hiện đại: Ngân hàng cần đưa ra các đề xuất, rà soát rủi ro tác nghiệp trong công tác nghiệp vụ, triển khai thực hiện qui chế “Bảo đảm an toàn bảo mật hệ thống công nghệ thông tin”, đúc rút các bài học kinh nghiệm để thông báo phòng ngừa rủi ro bị lặp lại. Đặc biệt là phòng ngừa rủi ro trong hoạt động DVPTD như: DV thẻ, DVNH điện tử...