4.2.2 .Một số giải pháp phát triển một số dịch vụ phi tín dụng cụ thể
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Một là, Nhà Nước cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi để hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả.
Yếu tố cơ bản đối với hệ thống khung pháp luật là phải thống nhất, ổn định, rõ ràng minh bạch, kết hợp vận dụng các tiêu chuẩn chung đã trở thành thông lệ quốc tế. Tính thống nhất thể hiện các văn bản qui phạm pháp luật phải phù hợp, cùng theo một chuẩn mực nhất định. Tính ổn định thể hiện, hệ thống văn bản phải có một đời sống nhất định. Điều này đòi hỏi trong công tác xây dựng pháp luật, Nhà Nước phải tính toán, dự đoán được xu hướng phát triển kinh tế xã hội trong một thời gian dài. Tính minh bạch thể hiện, hệ thống pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh hiện tượng vận dụng tùy tiện hoặc lợi dung khe hở của pháp luật để trốn tránh.
Vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế thể hiện trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, sự tham gia của mỗi quốc gia vào quá trình này là một tất yếu khách quan. Không quan tâm đến yếu tố này trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật thì sẽ bị loại dần ra khỏi sân chơi của quốc tế.
Hiện nay, hệ thống các qui định về giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, các qui định về thương phiếu, hối phiếu, thương mại điện tử cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập, các qui định về báo cáo tài chính, trách nhiệm báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Hai là, Luật các tổ chức tín dụng cần phải bổ sung quy định một cách rõ ràng hơn về DVNH.
Các loại hình DVcũng cần có định nghĩa một cách rõ ràng hơn, tiến dần đến cách hiểu về DVNH của GATS/WTO. Bởi lẽ trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, để các NHTM Việt Nam hoạt động và cạnh tranh với các NH nước ngoài thì luật của VN cũng cần tiếp cận gần hơn với các quy định quốc tế. Điều này làm cơ sở cho các NHVN có thể đề ra những chiến lược phát triển rõ ràng, đổi mới trong tư duy, mạnh dạn nghiên cứu triển khai các DVmới, hiện đại.
Thứ ba, xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2005 đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các TCTD. Hoạt động cạnh tranh của các NH chủ yếu tập trung ở hai khía cạnh: Lãi suất và cung ứng các DVNH. Hoạt động cạnh tranh của các TCTD đã được qui định tại điều 16 Luật các TCTD năm 1997, nhưng hiện nay vẫn chưa có một văn bản luật nào hướng dẫn riêng về vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Trong bối cảnh hiện nay, thì xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực NH là rất cần thiết.
Quyết định 254/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” của Thủ tướng Chính Phủ, đây được xem là một bước cách mạng lớn của hệ thống NHVN. Với mục đích tái cấu trúc lại hệ thống NH nhằm tinh gọn hệ thống NHVN. Nhưng trên thực tế sau 2 năm triển khai thì việc thực hiện Đề án này vẫn chưa thực sự thành công và được xem như đang khởi động. Bởi lẽ việc triển khai và thực hiện Đề án này đã bộc lộ những yếu kém trong hoạt động của NH cũng như vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng có liên quan.
Thứ năm, mở rộng triển khai các chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Chính phủ cần tích cực tổ chức triển khai và mở rộng hơn nữa việc thực hiện nội dung của Quyết định số 291/2006 QĐ -TTg về Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng năm 2020 và chỉ thị số 20/2007/CT- TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và triển khai rộng trên khắp cả nước trong năm 2009. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn đối với toàn xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân
Cải thiện môi trường kinh tế xã hội, phát triển kinh tế hạ tầng, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của hệ thống NHVN, Chính phủ cần có quan
điểm thống nhất, xác định rõ ràng và cụ thể, giám sát và chỉ đạo lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính NH theo đúng các cam kết quốc tế để tạo thuận lợi, nâng dần thế chủ động cho các ngân hàng trong nước. Từng bước dỡ bỏ những hạn chế đối với các NH nước ngoài theo các cam kết hội nhập, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các NH, góp phần đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ sáu, Chính phủ cần tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tiến tới giảm phí sử dụng DV Internet, cước điện thoại di động cho người dân.
Mặt bằng công nghệ của các NHVN nhìn chung còn thấp so với nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Do vậy, Chính phủ cũng cần có những chính sách hỗ trợ khuyến khích các NHTM hiện đại hóa công nghệ NH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế đất nước.
Chỉ đạo đổi mới nội dung và chương trình đào tạo trong các trường đại học, trung tâm bồi dưỡng theo hướng chuyển sang các nội dung và nghiệp vụ về DVNH hiện đại. Mặt khác, cần có chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các NHTM phát triển mạnh các DVNH.