Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển xã hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

2.1 .Thực trạng chung về phát triển nguồn vốn ODA ở Việt Nam

2.1.2. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển xã hội của Việt Nam

đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD. WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết.3

Biểu đồ 11. Các nhà tài trợ ODA của Việt Nam 1993-2012

Nguồn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.1.2. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển- xã hội của Việt Nam Nam

Ở Việt Nam, ODA có vai trò rất quan trọng đối với xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực, nhờ đó thúc đầy thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, ODA còn có vai trò gián tiếp thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân (sáng kiến Miyazawa), chương trình công nghiệp và quản lý công ty (ADB), chương trình ESCAP (IMF), và SAC-1 (WB),.... Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....

2.1.2.1. Góp phần xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 của Việt Nam, nguồn vốn ODA luôn được xác định là một nguồn vốn quan trọng. Thực tế qua hơn 10 năm thu hút, vận động và sử dụng, nguồn vốn ODA đã giúp bổ sung cho ngân sách eo hẹp của Chính phủ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nhận được nhiều vốn ODA nhất, tiếp theo là lĩnh vực xây dựng thể chế/ chính sách và phát triển con người.

Từ năm 1993 tới hết năm 2004, nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (18.57%); ngành giao thông (22,42%); phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thủy lợi (14,37%); ngành cấp thoát nước (9,98%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường (10,73%).

Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển con người, xoá đói, giảm nghèo như Như máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2-1; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận.

Trong thời kỳ 2001 - 2005, nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. Vốn ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển

Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xuất phát từ thực tế là 85% dân nghèo của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và 79% người nghèo làm nghề nông, các nguồn vốn ODA ưu tiên cho các vùng này đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp cũng như thúc đẩy cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Kết quả là, đời sống của người nông dân được cải thiện, có thu nhập khá hơn. Cũng nhờ sự hỗ trợ của ODA, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể (thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng nông thôn quy mô nhỏ...)

Có một số dự án xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại do các Nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp. Những dự án này có mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Chương trình xoá đói, giảm nghèo và chương trình hỗ trợ xã nghèo của Chính Phủ như các tỉnh Hà Giang, Quảng Trị và Trà Vinh. Theo báo cáo “Đánh giá nghèo Việt nam năm 2012” do ngân hàng Thế giới(WB) công bố dựa trên chuẩn nghèo mới (tương đương 653.000 đồng/người/tháng hoặc 2,25USD/người/ngày) thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua. Nhìn chung, việc sử dụng vốn ODA trong thời gian qua là có hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

2.1.2.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế dựng chính sách và thể chế

Nguồn vốn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của Chính phủ để thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế. Nguồn vốn ODA có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự hỗ trợ này nhằm tăng cường các biện pháp cải cách hành chính và quản lý kinh tế. Một trong những biện pháp cải cách có ý nghĩa nhất trong những năm gần đây về lĩnh vực xây dựng chính sách,thể chế là việc soạn thảo, phê duyệt và thực hiện Luật Doanh Nghiệp năm 2005

với sự hỗ trợ của một dự án trợ giúp kỹ thuật của UNDP do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Bộ luật mới này được dư luận rộng rãi coi là một trong những biện pháp cải cách quan trọng nhất được Quốc hội thông qua vì nó nhằm phát triển một khu vực kinh tế tư nhân trong nước lành mạnh trong khi nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu do Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Một khu vực kinh tế tư nhân lành mạnh hơn có ý nghĩa hết sức quan trọng để giải quyết hầu hết mọi thách thức khác về kinh tế-xã hội đối với Việt Nam trong 10 năm tới. Đặc biệt, một khu vực kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, tích luỹ trong nước và đóng góp các khoản thuế cần thiết để bảm bảo tài trợ bền vững cho phát triển ở mức độ ngày càng cao cũng như cho việc cải thiện cuộc sống của người dân.

Hỗ trợ mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: Thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với hệ thống phân cấp quản lý và khả năng dự đoán của chính sách để vừa giảm thiểu sự bất định, độ rủi ro đối với nhà đầu tư, ngân chặn tham nhũng và giảm các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp.

2.1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nguồn vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ cải cách các cấp học từ giáo dục mầm non tới giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với nền giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới. Trong những năm cuối của thời kỳ 2006-2011, vốn vay ODA đã được huy động để đầu tư xây dựng một số trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.

Tổng nguồn vốn ODA năm 2011 giải ngân dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 60,68 triệu USD, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn cán bộ được đào tạo và tái đào tạo về khoa học công nghệ và kinh tế.

Các tổ chức quốc tế như ADB, Ngân hàng Thế giới, và UNICEF tập trung tài trợ cho giáo dục tiểu học và trung học, còn các Nhà tài trợ song phương như JICA, AusAID thì tập trung hỗ trợ nhiều hơn cho giáo dục đại học và dạy nghề. Điều được quan tâm đặc biệt là những sáng kiến về đào tạo các cán bộ công nghệ tin học trong tương lai, phù hợp với dự kiến của Chính Phủ là chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức.

Trong lĩnh vực y tế, việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Chợ Rẫy và Bạch Mai. Các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế cũng đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y bác sỹ cũng như trang thiết bị khám chữa bệnh, qua đó cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là dân nghèo thành thị.

Nguồn vốn ODA đã góp phần cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nhờ vậy, thứ hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia đều đạt được cải thiện hàng năm.

Nhìn chung, nguồn vốn ODA hàng năm ngoài việc giúp phát triển nguồn nhân lực, còn góp phần vào việc viện trợ khẩn cấp. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực khác nhưng nó cũng đã góp một phần không nhỏ vào công tác phòng chống thiên tai, viện trợ nhân đạo cho những nạn nhân của lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long và các vùng hay gặp thiên tai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)