Chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

2.1 .Thực trạng chung về phát triển nguồn vốn ODA ở Việt Nam

3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA vào Ngành

3.2.4. Chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tà

tài trợ hàng năm.

Ngành Viễn thông Việt Nam cần tránh tình trạng phụ thuộc vào nhà tài trợ và tư vấn, trên cơ sở quy hoạch chiến lược phát triển Kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển Ngành Viễn thông, phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA của các đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT Việt Nam, xây dựng danh sách các dự án, chương trình ưu tiên vận động ODA hàng năm cũng như cho từng giai đoạn phát triển cụ thể của Ngành. Các danh sách này cũng cần phải được cập nhật thường xuyên bởi các đơn vị trực tiếp thụ hưởng vốn ODA để đảm bảo tính chính xác và tính khả thi của từng dự án. Để đảm bảo các dự án xin vận động nguồn vốn ODA có khả năng cao được phê duyệt của các Nhà tài trợ thì Ngành cần thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra trong chiến phát triển Ngành cũng như tuân thủ các quy định, thủ tục của các Nhà tài trợ.

Ngành Viễn thông Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ các chính sách, chiến lược ưu tiên vận động ODA của các Nhà tài trợ đa phương và song phương. Trên cơ sở đó mà Ngành có những đề xuất, yêu cầu sát với yêu cầu của Nhà tài trợ. Bên cạnh đó cần theo dõi sát sao và có các ứng xử thích hợp

để thúc đẩy tiến trình xin nguồn đối với các dự án đang trong quá trình vận động xin nguồn ODA hàng năm. Bên cạnh đó, Ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ với các Ngành chức năng có liên quan trong công tác thu hút vốn ODA, đó chính là Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các cơ quan tổng hợp của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)