Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

2.1 .Thực trạng chung về phát triển nguồn vốn ODA ở Việt Nam

3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA vào Ngành

3.2.2. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực

Về các biện pháp tăng cường năng lực và nâng cao trình độ của cán bộ trực tiếp quản lý, thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA, chúng ta cần nhận thức và thực hiện được Quản lý dự án là một nghề có tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi cán bộ phải có những phẩm chất, trình độ chuyên môn nhất định. Cán bộ quản lý dự án cần được đào tạo chính qui về nghiệp vụ quản lý dự án tại các khóa học trong và ngoài nước. Tổ chức đào tạo một cách thường xuyên và có hệ thống về chuyên môn, nghiệp vụ có cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ các BQLDA. Ngành Viễn thông nên sớm hình thành Trung tâm chuyên trách thực hiện công tác này. Việc thành lập một trung tâm chịu trách nhiệm đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ QLDA và cán bộ thực hiện các công việc

có liên quan đến nguồn vốn ODA sẽ tạo ra cho Ngành một đội ngũ cán bộ lành nghề, được trang bị đầy đủ các kiến thức về quản lý và thực hiện dự án, cũng như các kỹ năng, hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác có liên quan đến sử dụng nguồn vốn ODA như các quy định của nhà tài trợ, tập quán của từng nhà tài trợ ... Một cơ quan, tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào năng lực cá nhân của từng cán bộ, nhân viên thuộc tổ chức đó. Chính vì vậy mà sự nghiệp đào tạo và đào tạo lại luôn là một vấn đề quan trọng đối với các Ngành, các cấp. Trong xu thế mở cửa nền kinh tế của đất nước, kết hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Ngành Viễn thông hiện nay, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý dự án và cán bộ hợp tác quốc tế giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ là một tất yếu để Ngành có thể hoạt động hiệu quả trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA.

Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các cán bộ Ngành Viễn thông hoạt động trong lĩnh vực nguồn hỗ vốn trợ chính phát triển thức về nghiệp vụ đàm phán cần được đầu tư. Yếu tố này quyết định không nhỏ thành công của cuộc đàm phán khi ký kết các điều ước quốc tế.

Các cơ quan tổng hợp của Chính Phủ nên đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn các quy trình, thủ tục sử dụng vốn ODA và tổ chức biên soạn, phổ biến các tài liệu về quản lý thực hiện theo Khoản 11 điều 39 Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Việc thường xuyên tổ chức tập huấn cho BQLDA về chính sách và quy trình, thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ để thấy trước và dự kiến các biện pháp xử lý những quy định không khớp nhau của hai phía nhằm đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)