Tình hình phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

2.1 .Thực trạng chung về phát triển nguồn vốn ODA ở Việt Nam

2.2. Tình hình phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Các doanh nghiệp trong ngành viễn thông được phân biệt giữa những nhà vận hành các mạng lưới viễn thông (carrier), doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (service provider) và doanh nghiệp cung cấp các giải pháp viễn thông (supplier).

Một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Công ty cổ phần viễn thông FPT; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam; Công ty

Thông tin Viễn thông Điện lực; Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn; Công ty Viễn thông Hà Nội

Ngành Viễn thông chia thành 3 mảng dịch vụ: điện thoại cố định, di động và internet. Với điện thoại cố định, đây là mảng dịch vụ truyền thống đã có mặt lâu đời, là phương tiện liên lạc chủ yếu của người dân khi mà giá cước dịch vụ di động còn cao. Dịch vụ cố định chỉ thực sự phát triển từ năm 2005 trở đi, sau khi Tập đoàn VNPT thực hiện từng bước chuyển đổi mạng lưới sang dùng mạng thế hệ mới NGN - công nghệ cho phép cung cấp đa dịch vụ, từ đó góp phần hạ giá thành. Điện thoại cố định từng có thời kỳ phát triển cực thịnh với lượng thuê bao khoảng 16 triệu khách hàng, trong đó VNPT có 12,5 triệu thuê bao. Với sự phát triển của dịch vụ di động, điện thoại cố định đã lùi sau - đây cũng là xu hướng chung trên toàn cầu, khách hàng bỏ hoặc ít dùng cố định chuyển sang dùng dịch vụ viễn thông khác. Tiếp đến là dịch vụ di động, có mặt tại Việt Nam được 20 năm (bằng việc mạng MobiFone ra đời) đến nay có sự phát triển như vũ bão. Nếu như hơn 10 năm trước đây, chỉ những người có thu nhập cao hoặc người giàu ở thành thị mới dùng di động, thì dăm năm trở lại đây người có thu nhập bình dân, người sống ở vùng sâu vùng xa cũng được sử dụng. Có một dẫn chứng ngoài lề là nếu như 3-4 năm trước người có thu nhập khá trở lên mới dùng được điện thoại thông minh thì nay cả người có thu nhập trung bình cũng được sử dụng (khoảng 1,5 triệu đồng/chiếc) và từ đó được sử dụng một loạt tiện ích trên di động… Di động cũng là dịch vụ liên tiếp giảm cước và thực hiện khuyến mãi cho khách hàng. Với lĩnh vực internet có mặt ở Việt Nam đã hơn 15 năm và cũng có những phát triển vượt bậc, trở thành công cụ thiết yếu của người dân, DN… Đến nay có 31 triệu người được sử dụng internet, đưa Việt Nam trở thành top 20 quốc gia có nhiều người dùng internet nhất thế giới. Internet hiện nay là công cụ không thể thiếu với nhiều người dân, với các cơ quan, doanh nghiệp với việc tạo ra một môi trường giao dịch hiệu quả.4

Năm 2009, chính phủ ban hành luật Viễn thông áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)