CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Ngân hàng Hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam
Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390/TTg cho phép triển khai thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, QTDND Trung ương đã được thành lập cùng thời điểm để thực hiện chức năng chăm sóc và điều hòa vốn cho hệ thống QTDND cơ sở. Trong những năm đầu hoạt động, hệ thống QTDND đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ thành viên là các cá nhân, hộ gia đình ở vùng nông thôn phát triển sản xuất, mở mang dịch vụ ngành nghề, đồng thời góp phần từng bước đẩy lùi các hình thức hoạt động "tín dụng đen" ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hệ thống QTDND vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Hoạt động của toàn hệ thống còn đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng, các hoạt động của QTDND cơ sở chủ yếu là huy động và cho vay. Riêng đối với QTDTW, tuy triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, song so với yêu cầu phát triển hội nhập còn hạn chế, chưa hỗ trợ nhiều cho các QTDND trong mở rộng, khai thác tiềm năng nội lực, nhất là các tiện ích ngân hàng hiện đại.
Đáp ứng yêu cầu phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho chuyển đổi QTDND Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã, để tạo sự đột phá mạnh mẽ, tạo ra các giá trị gia tăng phong phú từ các hoạt động nghiệp vụ, từng bước tiếp cận nhiều dịch vụ, phục vụ nhiều đối tượng theo đúng mục tiêu, định hướng, nâng cao vị thế, vai trò của một Ngân hàng hợp tác xã, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn. Theo Đề án Chuyển đổi mô hình QTDNDTW thành Ngân hàng hợp tác xã và dựa trên cơ sở đề xuất của QTDTW, Thống đốc NHNN đã ký Giấy phép số 166/GP-NHNN về việc thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ hệ thống QTDTW. Theo đó, từ ngày 24-6-2013, QTDTW và hệ thống mạng lưới đã chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi
mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là sự kế thừa chức năng, nhiệm vụ của QTDTW nhưng được nâng lên một tầm cao mới, qua đó khẳng định rõ hơn vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã là ngân hàng của các QTDND; là cơ sở để tăng cường tính liên kết toàn diện trong hệ thống QTDND, giúp cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả.
Với định hướng, vai trò mới - ngân hàng đầu mối của hệ thống - NHHTX được trao trách nhiệm khá nặng nề đối với hệ thống QTDND, với hoạt động chủ yếu là điều hòa, hỗ trợ vốn cho các QTDND thành viên. Ngoài ra, NHHTX còn có trách nhiệm hỗ trợ các QTDND về hoạt động, về nghiệp vụ thông qua việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ kiểm toán; tham gia xử lý đối với Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; quản lý tiền gửi điều hòa vốn của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân...
Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 khóa XII năm 2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Theo đó:
- Khoản 7 Điều 4 quy định: “Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) là ngân hàng của tất cả các QTDND do các QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND”.
- Điều 73 quy định: “Tổ chức tín dụng hợp tác là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là Hợp tác xã bao gồm NHHTX, QTDND”.
Theo Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã, định nghĩa:
“Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô
nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân”.
Việc hình thành Ngân hàng Hợp tác xã là sự chuyển đổi mô hình và nâng cấp hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương lên một cấp độ cao hơn với mục tiêu thực hiện điều hòa vốn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm cho hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) trên phạm vi toàn quốc hoạt động an toàn và phát triển bền vững hơn, đồng thời vươn tới phục vụ ngày càng nhiều hơn đối với các loại hình hợp tác xã khác trong phạm vi năng lực của Ngân hàng Hợp tác.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có tên viết tắt bằng tiếng Việt là Ngân hàng Hợp tác; tên đầy đủ bằng tiếng Anh là Co-operative Bank of Vietnam; tên viết tắt bằng tiếng Anh là Co-opBank; Tên giao dịch là Ngân hàng Hợp tác hoặc Co- opBank. Vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng; Thời hạn hoạt động 99 năm; Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) trải rộng 53 tỉnh, thành phố với 27 Chi nhánh trực tiếp chăm sóc, điều hoà vốn hỗ trợ gần 1.200 QTDND Cơ sở thành viên trong cả nước, tăng cường mối liên kết trong hệ thống.