Cơ sở lý luận văn học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

1.2. Cơ sở lý luận văn học

Các nhà lý luận văn học cho rằng: Các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật có đặc trưng đặc thù so với tác phẩm thơ hoặc kịch. Những đặc trưng đặc thù đó được thể hiện ở các yếu tố như: Nhân vật, cốt truyện, giọng điệu, ngôn từ.

1.2.1. Nhân vật

Trong cuốn “Lý luận văn học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, các tác

giả định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” (Sđd, tr 73).

Nhân vật trong văn học rất đa dạng. Đó có thể là những nhân vật hữu danh như Chí Phèo, Bá Kiến, Thúy Kiều, Từ Hải…Đó có thể là các nhân vật không có tên riêng. Nhà văn có thể dựa vào nghề nghiệp hoặc đặc điểm số

phận mà gọi tên nhân vật như: thằng bán tơ (trong Truyện Kiều của Nguyễn Du), người vợ nhặt (trong Vợ nhặt của Kim Lân).

Nhân vật trong văn bản văn xuôi nghệ thuật có thể là một ông Bụt, bà Tiên, một vị thần, một con quỷ, con ma, một hiện tượng thiên nhiên, một con

vật có đời sống, số phận như con người. Chẳng hạn: cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; con sông Đà trong Người lái đò sông Đà của

Các nhà lí luận văn học căn cứ vào những tiêu chí phân loại phân chia nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…Thông qua việc miêu tả hình tượng nhân vật, nhà văn thể hiện một chủ đề hoặc một tư tưởng chủ đề nào đó.

1.2.2. Cốt truyện

Các nhà lí luận văn học cho rằng: “Cốt truyện là chuỗi các sự kiện hữu hạn có tính liên tục trước sau, có quan hệ nhân quả hoặc có liên hệ về ý nghĩa, vừa có tác dụng biểu thị tính cách, số phận nhân vật, vừa là yếu tố gây hấp dẫn cho người đọc”.

1.2.3. Giọng điệu

Theo Trần Đình Sử “Giọng điệu trong văn bản thể hiện giọng điệu riêng mang thái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả”.

Trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật, giọng điệu thể hiện qua giọng kể, mà người kể có thể là nhà văn, có thể là một nhân vật. Giọng điệu bao giờ cũng được biểu đạt bằng những cách xưng hô, cách gọi tên sự vật gắn liền với cảm hứng chủ đạo của tác giả qua các từ ngữ và câu văn.

1.2.4. Ngôn ngữ

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Trong văn bản văn xuôi nghệ thuật, tất cả cốt truyện, nhân vật, giọng điệu được hiện thực hóa thông qua các phương tiện ngôn ngữ giàu sức gợi hình, biểu cảm mang đậm dấu ấn của nhà văn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)