Những cách dùng câu góp phần làm nên giá trị nhận thức trong văn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 39 - 48)

1.3 .Cơ sở tâm lý

3.1. Những cách dùng câu góp phần làm nên giá trị nhận thức trong văn

bản văn xuôi nghệ thuật ở tiểu học

Các tác giả SGK Ngữ Văn 12, tập hai đã đưa ra định nghĩa giá trị nhận

thức như sau : "Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn." (Sđd,tr 184)

Từ định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu giá trị nhận thức của văn học được thể hiện ở hai phương diện. Một là, nhà văn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để tái hiện hiện thực. Hiện thực đó có thể là hình ảnh, hoạt động, đặc điểm, tính chất của người, của cảnh vật được nhà văn khám phá trong một thời gian, một không gian nhất định. Giá trị nhận thức của văn học còn biểu

hiện ở phương diện thứ hai – Văn học có khả năng giúp bạn đọc nhận thức về những đối tượng được nhà văn phản ánh trong tác phẩm.

Để thấy rõ hiệu quả của câu - đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất của tác phẩm văn xuôi nghệ thuật trong việc giúp học sinh tiểu học nhận thức hiện thực cuộc sống, chúng tôi phân tích một số ví dụ sau :

VD1 : "Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn".

(Mùa xuân đến, Tiếng Việt 2, tập hai) Đây là những câu văn trích trong tác phầm Mùa xuân đến của nhà văn

Nguyễn Kiên. Để tái hiện cảnh "mùa xuân đến", tác giả đã sử dụng 100% câu kể nhằm miêu tả vườn cây, hoa và tiếng chim trong vườn.

Vườn cây đầu xuân hiện lên thật chân thực, sinh động qua các câu văn :

"Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa".

Hai câu đơn ngắn gọn được tác giả đặt trong quan hệ nối tiếp đã thâu

tóm hoạt động có tính qui luật của vườn cây. Hoạt động "đâm chồi, nảy lộc", "ra hoa" của vườn cây là dấu hiệu đầu tiên cho ta biết- mùa xuân đã đến.

Với ba câu văn tiếp, nhà văn miêu tả hoa trong vườn của mùa xuân :

" Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. "

Đó là ba câu đơn được Nguyễn Kiên tổ chức theo phép lặp cú pháp. Chúng có tác dụng liệt kê ba loài hoa rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Đó là hoa bưởi, hoa nhãn, hoa cau. Mỗi một loài hoa có một hương vị riêng không thể trộn lẫn.

Mùa xuân ở Việt Nam không thể thiếu âm thanh và hình bóng của các loài chim. Năm câu văn được Nguyễn Kiên sử dụng tài tình đã miêu tả sống động nội dung đó :

"Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn"

Nhà văn vẫn sử dụng các câu đơn ngắn gọn. Mỗi câu văn miêu tả đặc điểm đặc thù của một loài chim. Ở đây, nhà văn đã kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp : nhân hóa, liệt kê và lặp cú pháp để tái hiện sắc nét đặc điểm tính cách, dáng điệu và âm thanh của những con chim chích choè, khướu, chào mào, cu gáy và chim sâu.

Đọc đoạn văn trên, các em học sinh lớp 2 được tiếp cận với một bức tranh xuân thật sinh động. Thông qua những câu văn trong đoạn văn đó, nhà văn Nguyễn Kiên giúp các em nhận biết được dấu hiệu báo hiệu mùa xuân đến, đồng thời hiểu sâu sắc hơn đặc điểm từng loài hoa cũng như tính cách của từng loài chim.

VD2 : "Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về."

(Chõ bánh khúc của dì tôi, Tiếng Việt 3, tập một) Bốn câu văn trên trích trong tác phẩm Chõ bánh khúc của dì tôi. Mặc

dù chúng đều thuộc kiểu câu kể, nhưng đọc lên chúng ta không thấy đơn điệu, nhàm chán. Có được điều đó là vì mỗi câu văn được Ngô Văn Phúc sử dụng với những mục đích rõ ràng. Ở ba câu đầu miêu tả nội dung liên quan đến cây rau khúc, câu cuối cùng kể lại hoạt động của con người trong việc đi hái rau

khúc. Ba câu đầu, mặc dù cùng có chức năng miêu tả, cùng sử dụng phép so sánh tu từ để làm rõ đối tượng miêu tả, nhưng mỗi câu lại thông báo một nội dung cụ thể.

Ở câu (1) : "Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú"

nhà văn đã sử dụng so sánh ngang bằng để miêu tả khái quát tính chất "rất nhỏ" của cây rau khúc bằng hình ảnh liên tưởng độc đáo "chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú"

Trong câu (2), hai hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng ở vị ngữ câu

đã tái hiện sắc màu của lá khúc : "Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. "

Câu (3) miêu tả những hạt sương trên lá rau khúc đó là : "Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê"

Ba câu văn trên đã giúp các em học sinh lớp 3 dễ dàng hình dung ra cây rau khúc, dù chưa một lần nhìn thấy nó.

VD3 : "Năm 1948, bác sỹ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc vali đựng nấm Pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ vali nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh."

(Người trí thức yêu nước, Tiếng Việt 3, tập hai) Đây là những câu văn trong đoạn mở đầu tác phẩm Người trí thức yêu nước của Đức Hoài. Với bốn câu, tác giả đã giới thiệu cho chúng ta đôi nét cơ

bản về bác sỹ Đặng Văn Ngữ - bằng tinh thần yêu nước, sự dũng cảm và kiến thức y học của mình đã góp phần vào sự thành công của hai cuộc kháng chiến.

Cả bốn câu văn đều là những câu đơn mở rộng thành phần trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về thời gian, nguyên nhân, mục đích cho câu.

Ở câu thứ nhất "Năm 1948, bác sỹ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp", TRN chỉ thời gian "Năm

1948 " có chức năng bổ sung ý nghĩa mốc thời gian bác sỹ Đặng Văn Ngữ tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ở câu thứ hai " Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên Việt Bắc", TRN chỉ

mục đích "để tránh bị địch phát hiện" kết hợp phép liệt kê những nơi mà bác sỹ đã phải đi qua cho chúng ta thấy : để trở về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, bác sỹ Đặng Văn Ngữ đã phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả.

Ở câu thứ ba "Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc vali đựng nấm Pê-ni-xi-lin mà ông gây được từ bên Nhật",

TRN chỉ điều kiện có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, làm bừng sáng lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước của bác sỹ Đặng Văn Ngữ. Lòng yêu nước ấy không chỉ thể hiện ở hành động cầm vũ khí đánh giặc mà còn biểu hiện ở sự cống hiến tri thức,mang những kiến thức y học của mình về để phục

vụ kháng chiến của bác sỹ.

Ở câu văn cuối đoạn "Nhờ vali nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh" , TRN "Nhờ vali nấm này" đã bổ sung nguyên nhân

dẫn đến hệ quả nêu ở hai thành phần nòng cốt "bộ đội ta đã chế được thuốc chữa cho thương binh".

Với bốn câu đơn mở rộng thành phần TRN, nhà văn Đức Hoài đã giúp các em hiểu hơn về một người trí thức yêu nước - bác sỹ Đặng Văn Ngữ. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong hai cuộc kháng chiến vì đã nghiên cứu ra được những loại thuốc chữa trị cho các thương binh. Ông cũng chính là

vị bác sỹ đã gây được loại nấm mang tên Pê-ni-xi-lin mà sau này được nền y học kế tục chế ra các loại thuốc kháng sinh chữa trị vết thương cho con người.

VD4 : "Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi :

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?

- Muôn tâu đức vua- cậu bé đáp- bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em . Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát :

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được !

Cậu bé bèn đáp :

- Muôn tâu, vậy sao đức vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ ? "

(Cậu bé thông minh, Tiếng Việt 3, tập một) Đây là đoạn văn trích trong truyện Cậu bé thông minh, SGK Tiếng Việt

3, tập một. Đoạn văn có 10 câu, tái hiện lại cuộc thoại giữa hai nhân vật là Đức Vua và cậu bé.

Em bé đến cung vua để trình bày với Đức Vua việc ban lệnh cho làng

phải làm cho gà trống đẻ trứng là vô lý. Trước câu hỏi của Vua "Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?", bằng sự lễ phép, cậu bé đưa ra câu trả lời rất

gãy gọn, đầy đủ, rất thông minh :

"- Muôn tâu đức vua- cậu bé đáp- bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em . Con không xin được, liền bị đuổi đi"

Cậu bé hiểu lý do mình đưa ra sẽ không được chấp nhận bởi đó là chuyện không hề có. Nhưng chính điều đó đã giúp ta thấy được cậu bé rất thông minh, khôn khéo trong đối đáp.

Hai câu nói của vua "Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được !", thể hiện thái độ giận dữ của Đức Vua trước câu

trả lời với nội dung không hề có thật của cậu bé. Đối lập với thái độ của nhà vua, cậu từ tốn, lễ phép vặn lại :

"- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ ?"

Đoạn văn trên đã giúp các em học sinh nhận ra được người thông minh là người như thế nào, nói năng cư xử ra sao. Cậu bé trong câu chuyện cũng chạc tuổi như các em học sinh lớp 3, bởi vậy việc nhận thức nội dung của đoạn văn sẽ được các em tiếp nhận dễ dàng hơn.

VD5 : "Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. "

(Kéo co, Tiếng Việt 4, tập một) Bốn câu văn được trích trong tác phẩm Kéo co. Các câu kể trong đoạn đã tái hiện tục kéo co của một làng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đó là làng Hữu Trấp.

Để giúp các em nắm rõ địa điểm và nội dung việc thi kéo co, tác giả

viết : "Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ ". Đây là câu đơn duy nhất trong đoạn văn. Câu

văn giới thiệu cho chúng ta về tục kéo co thường diễn ra ở làng Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh - cái nôi của nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Ba câu cuối đều là những câu ghép, tác giả miêu tả sống động cuộc thi kéo co trong hội làng.

Cuộc thi nào cũng có kẻ thắng người thua, tác giả nói về kết quả cuộc

thi kéo co giữa nam và nữ bằng câu kể "Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng."

Tác giả đã giải thích niềm vui của cuộc thi ở hai câu : " Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội ".

Chỉ với bốn câu kể nhưng tác giả đã vẽ nên một bức tranh sống động về cuộc thi kéo co trong hội làng Hữu Trấp. Trò chơi kéo co đã khơi gợi niềm vui cho những người tham gia trò chơi và những người xem hội. Các em học sinh lớp 4 ít nhiều cũng đã được tham gia trò chơi này trong những giờ thể dục hay những giờ ngoại khoá... Những câu văn trong đoạn càng giúp cho các em hiểu rõ hơn về trò chơi dân gian có tính chất truyền thống này của dân tộc.

VD6: "Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân".

(Con chuồn chuồn nước, Tiếng Việt 4, tập hai) Đây là những câu văn trích trong tác phẩm Con chuồn chuồn nước của

nhà văn Nguyễn Thế Hội. Tác giả sử dụng câu kể và câu cảm thán nhằm tái hiện đặc điểm đặc thù của con chuồn chuồn nước và qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của tác giả với con vật nhỏ bé, đáng yêu này.

Để bộc lộ cảm xúc của mình khi được tận mắt nhìn thấy chú chuồn chuồn nước, nhà văn sử dụng câu cảm thán:

Hai câu cảm thán được đặt nối tiếp nhau càng thể hiện thái độ ngạc nhiên, xen lẫn niềm thích thú của tác giả. Hai câu văn như một lời dẫn dắt, khơi gợi cho người đọc tìm đến với con vật này.

Với sáu câu văn tiếp theo, nhà văn đã miêu tả đặc điểm của con chuồn chuồn nước:

"Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân".

Sáu câu văn được tác giả sử dụng thực hiện chức năng miêu tả đặc điểm, màu sắc từng bộ phận của chú chuồn chuồn nước. Những câu văn miêu tả kết hợp với phép so sánh tu từ càng làm nổi bật hơn những đặc điểm đó.

Ở câu văn thứ ba, thay vì cách nói "Lưng chú màu vàng lấp lánh", tác

giả sử dụng cách nói "Màu vàng trên lưng chú lấp lánh." nhằm nhấn mạnh

màu sắc của chú chuồn chuồn – màu vàng.

Tiếp đó tác giả miêu tả cánh chuồn chuồn:"Bốn cánh mỏng như giấy bóng". Hình ảnh so sánh đã tái hiện đặc điểm cánh chuồn – rất mỏng và càng

làm rõ sự bé nhỏ, yếu ớt của con vật này.

"Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh". Đây là câu ghép

duy nhất xuất hiện trong tám câu văn. Sự miêu tả cụ thể mà tinh tế hình ảnh

của chú chuồn chuồn thể hiện ở vế câu "hai con mắt long lanh như thuỷ tinh".

Phép so sánh ở vế câu thứ hai đã đặc tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh của chuồn chuồn. Cũng bằng phép so sánh, tác giả miêu tả thân hình nhỏ bé của chuồn

chuồn "Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu". Đó là

một màu vàng không cụ thể - màu vàng của ánh nắng mùa thu.

"Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân". Trong câu văn này

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)