Những cách dùng câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật đối vớ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 48 - 63)

1.3 .Cơ sở tâm lý

3.2. Những cách dùng câu trong văn bản văn xuôi nghệ thuật đối vớ

giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh tiểu học

"Giá trị giáo dục là khả năng của văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con nguời ngày càng hoàn thiện hơn về đạo đức." (SGK Ngữ

Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: mỗi tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị giáo dục, những giá trị ấy tác động đến mặt tư tưởng, tình cảm, đạo đức của con nguời. Văn học giúp con người có được quan điểm, thái độ đúng đắn về cuộc sống, giúp tâm hồn trong sáng, lành mạnh, biết phân biệt phải – trái, đúng – sai và có quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Và nhờ có chức năng giáo dục, văn học góp phần hoàn thiện bản thân con người, hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Để thấy rõ được hiệu quả của câu trong việc giáo dục tư tuởng, tình cản, đạo đức cho học sinh tiểu học, chúng tôi phân tích một số ví dụ sau:

VD7: "Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta".

(Đường đi Sa Pa, Tiếng Việt 4, tập hai) Sáu câu văn trên được trích trong tác phẩn Đường đi Sa Pa của Nguyễn

Phan Hách. Cả 6 câu văn đều thuộc kiểu câu kể. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn, Sa Pa hiện lên thật đẹp với đủ những sắc màu thay đổi trong ngày theo mùa.

Hai câu đầu đoạn giới thiệu về chuyến đi Sa Pa và giới thiệu khái quát về phong cảnh Sa Pa.

" Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp."

Phong cảnh Sa Pa được cụ thể hóa bằng các câu văn sau : "Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý."

Đó là ba câu đơn được tổ chức theo phép lặp cú pháp. Các câu văn tái hiện trước mắt người đọc vẻ đẹp của Sa Pa, khiến du khách như bị choáng ngợp trước vẻ đẹp lung linh ấy. Chỉ trong một ngày mà sắc màu Sa Pa hiện lên đủ cho cả ba mùa: màu vàng của mùa thu, màu trắng của cơn mưa tuyết mùa đông, màu đen nhung của hoa lay ơn của mùa xuân.

Với câu văn cuối, thêm một lần nữa tác giả khẳng định lại vẻ đẹp của

Sa Pa và coi đó là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta " Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta." Điều đó

thể hiện tình cảm yêu quý của tác giả đối với thắng cảnh của đất nước. Bởi phong cảnh Sa Pa đẹp và thơ mộng, sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có nên tác giả gọi đó là "món quà kì diệu".

Rõ ràng phải là người rất yêu mến Sa Pa thì tác giả mới viết nên được những câu văn miêu tả Sa Pa đẹp như vậy. Đó là tình cảm với cái đẹp, tình cảm với mảnh đất – một địa danh du lịch thuộc vùng Tây Bắc nước ta. Qua đây, tác giả muốn gửi lời mời tới du khách hãy một lần đến với Sa Pa. Lời mời gọi chân thành và tình yêu của nhà văn đối với Sa Pa có sức lây truyền rất lớn đến các em học sinh – những bạn đọc nhỏ tuổi thích mộng mơ, thích khám phá.

VD8: "Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không."

(Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Tiếng Việt 3, tâp hai) Đây là những câu văn được trích trong tác phẩm Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, SGK Tiếng Việt 3, tập hai. Chỉ với ba câu kể, tác giả đã dưa học

Để giới thiệu cho bạn đọc về thời gian và nơi mà nhân vật Chử Đồng Tử lớn lên, tác giả viết :

"Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử."

Tiếp đó là hai câu ghép được tác giả sử dụng để giới thiệu về gia cảnh của chàng:

"Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không."

Câu văn đã giới thiệu cụ thể và chi tiết hoàn cảnh khó khăn của gia

đình Chử Đồng Tử. Ở vế "hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung" tác giả dùng từ "chỉ có" để nhấn mạnh sự thiếu thốn của nhân vật.

Câu thứ ba: " Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không" là một câu ghép đẳng lập. Câu văn đó giúp

chúng ta hiểu hơn về tấm lòng hiếu thảo của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử đối với người cha già.

Những câu kể mộc mạc, giản dị nhưng chắc chắn đã khơi gợi ở các em sự cảm thông sâu sắc với con người nghèo khổ và chúng nêu lên một tấm gương về tình thương, lối sống vì người thân cho học sinh noi theo.

VD9: "Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào măt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các

cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại."

(Thắng biển, Tiếng Việt 4, tâp hai) Tám câu văn được trích trong tác phẩm Thắng biển của Chu Văn. Đoạn

văn miêu tả cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển.

Ở câu thứ nhất: " Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ". Đây là một câu ghép trong đó có sử dụng phép liệt kê.

Câu văn đã tái hiện không khí gấp gáp, khẩn trương của đám thanh niên xung kích trong việc đối phó với cơn bão biển hung dữ, ngang tàng.

Cảnh con người chiến đấu chống cơn bão biển được tác giả tái hiện bằng sáu câu văn tiếp theo.

Ở câu thứ hai: " Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn". Câu văn miêu tả tư thế, hành động của con người

khi đương đầu với cơn bão. Họ dũng cảm lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Những khó khăn, nguy hiểm hiện ra qua những câu văn sau :

"Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, người ngạt."

Bằng hai câu văn, tác giả khẳng định hành động dũng cảm của các

thanh niên giàu ý chí để giúp họ chiến thắng : " Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hoà lẫn với nước chát mặn."

Kết thúc đoạn trích là câu : "Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.". Đó là một khẳng định góp phần diễn đạt nội dung tư

Như vậy với tám câu văn, tác giả đã miêu tả cuộc vật lộn gian nan, ác liệt của con người với cơn bão biển hung dữ. Qua đó, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ thành quả lao động và cuộc sống yên bình. Tác giả thể hiện niềm tin vào sức mạnh của con người và qua đó khơi dậy ở các em lòng cảm phục sức mạnh của những thanh niên vùng biển – sức mạnh của những con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên.

VD10: "Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.

Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa."

(Người đi săn và con vượn, Tiếng Việt 3, tập hai) Đây là những câu văn được trích trong truyện Người đi săn và con vượn, SGK Tiếng Việt 3, tập hai. Tác giả sử dụng những câu văn để ghi lại

hành động của vượn mẹ trước khi ngã xuống và thái độ của bác thợ săn khi chứng kiến cảnh tượng đó.

Ở câu (1): "Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con."

Đó là một câu ghép đẳng lập mà tác giả đã sử dụng để kể lại những hành động chăm sóc con của vượn mẹ. Những hành động nối tiếp nhau thể hiện sự lo lắng và tình thương yêu của vượn mẹ dành cho con. Đó là thứ tình cảm đáng quý. Cách miêu tả của tác giả khiến hình ảnh vượn mẹ hiện lên như con người, đến lúc ngã xuống vẫn dành sự chăm chút cho con.

Câu văn thứ hai là câu đơn mở rộng thành phần TRN chỉ thời gian : "Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống." Những hành động "nghiến răng, giật phắt, hét lên " là những

hành động của con người thể hiện thái độ căm giận, oán ghét. Tác giả gắn những động từ chỉ hành động, thái độ của con người vào con vật, khiến con vật hiện lên gần gũi hơn.

Tác giả dành bốn câu văn cuối để miêu tả thái độ của người đi săn. Những câu đơn ngắn gọn được tác giả sử dụng để thể hiện sự xúc động

và thái độ ân hận của bác thợ săn " Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa."

Hình ảnh "hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má" là hình ảnh mãi đọng lại trong tâm trí chúng ta, đó là giọt nước mắt của niềm xúc động và sự ân hận vì bác đã giết mất một con vật, một vượn mẹ giàu tình thương con.

Câu cuối đoạn là câu thể hiện quyết định của bác thợ săn "Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa."

Đọc sáu câu văn, các em học sinh sẽ không khỏi xúc động trước tình cảm vượn mẹ dành cho con trước khi chết. Các em sẽ thấy được con vật cũng có tình cảm như con người, từ đó các em sẽ biết yêu quý và có ý thức bảo vệ các loài vật.

Ở những ví dụ trên, các câu văn và các biện pháp tu từ cú pháp được nhà văn sử dụng trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật đã truyền tải tới các em học sinh những bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Chúng bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đáng quý giữa người với người, giữa con người với quê hương đất nước, …Những bài học đó, khơi dậy ở các em sự đồng cảm với những số phận nghèo khổ, tin tưởng vào sức mạnh của con người, yêu quê

3.3. Những cách dùng câu đối với việc làm nên giá trị thẩm mĩ trong văn bản văn xuôi nghệ thuật ở tiểu học

"Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó" (

SGK Ngữ Văn 12, tập hai, trang 186)

Từ định nghĩa trên, có thể thấy giá trị thẩm mĩ của văn học biểu hiện ở hai phương diện. Thứ nhất, văn học phát hiện, miêu tả vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp quê hương đất nước, vẻ đẹp tâm hồn con người, thậm chí vẻ đẹp của những sự việc nhỏ bé, bình thường nhất. Thứ hai văn học giúp con người có được những cảm nhận và rung động trước những vẻ đẹp đó khiến con người thêm mến yêu cuộc sống.

Chúng tôi phân tích một số ví dụ để thấy được hiệu quả của những cách dùng câu đối với việc làm nên giá trị thẩm mĩ cho tác phẩm văn học.

VD11: "Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kỹ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?"

(Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Tiếng Việt 3, tập một) Những câu văn trên được trích trong tác phẩm Chú sẻ và bông hoa bằng lăng của nhà văn Phạm Hổ. Chủ đề của đoạn được gói gọn trong câu văn đầu tiên : ''Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ." Câu văn thứ hai kể

Ba câu tiếp theo miêu tả hành động của Sẻ non trong việc thực hiện ý

muốn của mình: "Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kỹ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại." Câu (6), một câu đơn rất ngắn gọn tái hiện sự cố gắng của chú chim nhỏ : "Sẻ non cố đứng vững."

Câu (7) tái hiện trạng thái hoạt động của bông hoa bằng lăng : "Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ." Đặt câu 7 trong mạch truyện đã được tái hiện ở đoạn văn trước, bạn đọc sẽ thấy: để đưa một bông hoa bằng lăng lọt vào khuôn cửa sổ của bé Thơ với một chú Sẻ bé bỏng, non nớt là một việc không dễ dàng. Chính tình yêu hoa bằng lăng, yêu bé Thơ đã cho Sẻ một sức mạnh lớn để làm được một việc thật diệu kì. Kết quả việc làm của Sẻ non đã đem đến cho bé Thơ một sự ngạc nhiên, một niềm vui khôn tả. Ở những câu cuối, nhà văn đã tái hiện tiếng reo của bé Thơ trước sự tòn tại của một bông bằng lăng nở muộn :

"Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?"

Sự kết hợp các câu kể với câu cảm thán và câu hỏi đã tạo được một đoạn văn sinh động diễn tả sâu sắc hình ảnh Sẻ non – một biểu tượng đẹp của

tình bạn, của lòng vị tha. Chắc chắn đọc đoạn văn trên và toàn tác phẩm Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, nhiều học sinh tiểu học rất ngưỡng mộ Sẻ non mà

từ đó có nhiều việc làm vun đắp tình cảm với những bạn thân của mình.

VD12: " Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)