Các công cụ của chính sách tỷgiá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 41)

1.1 .Tồng quan tình hình nghiên cứu

1.2. Cơ sở lý luận về tỷgiá hối đoái và chính sách tỷgiá hối đoái

1.2.3.3. Các công cụ của chính sách tỷgiá hối đoái

Các công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá: Là các công cụ của NHTW trong việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hƣởng làm cho tỷ giá thay đổi đến một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp thì NHTW phải có một lƣợng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Các hoạt động thay đổi cung tiền trong lƣu thông có thể làm cho nền kinh tế bị áp lực lạm phát hoặc thiểu phát, chính vì vậy đi kèm với các hoạt động can thiệp trực tiếp thì NHTW phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trƣờng mở để hấp thụ lƣợng dƣ cung hoặc bổ sung sự thiếu hụt tiền tệ trong lƣu thông.

- Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ : Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nƣớc, NHTW đóng vai trò là ngƣời mua bán tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trƣờng liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó. Để công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lƣợng dự trữ ngoại tệ lớn. Trong lƣu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến ảnh hƣởng đến đồng VND bị định giá cao làm ảnh hƣởng đến xuất khẩu thì NHTW tiến hành mua mua ngoại tệ vào và đẩy VND ra nhằm làm tỷ giá ổn định. Khi tính thanh khoản của các tài sản tài chính bị giảm xuống do thị trƣờng thiếu VND thì NHTW cũng tiến hành hút ngoại tệ vào và bơm VND ra lƣu thông.

- Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý : Nghiệp vụ này đƣợc sử dụng để thay đổi lƣợng cung tiền lƣu thông từ đó làm thay đổi tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá. Nghiệp vụ này ngoài chức năng tác động đên lãi suất còn có chức năng duy trì một tỷ giá hối đoái cố định với một số loại ngoại tệ nào đó. Trong trƣờng hợp bản vị vàng thì nghiệp vụ này đƣợc sử dụng để duy trì tỷ giá tƣơng ứng với biến động giá vàng (nghĩa là giá

trị nội tệ cố định với giá vàng). Nếu trong nền kinh tế mà hệ thống NHTM là nơi tích tụ nhiều vốn thì việc tác động duy nhất đến hệ thống NHTM là có thể tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế chứ không nhất thiết phải tác động đến toàn bộ các đối tác. Nghiệp vụ thị trƣởng mở có thể tác động một cách linh hoạt lên cung tiền, tác động lên tỷ giá và giảm thiểu các thủ tục hành chính rƣờm rà vì bản thân NHTW khi thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở đƣợc xem nhƣ là một chủ thể kinh doanh bình đẳng trên thị trƣờng nên có thể chủ động một cách nhanh chóng trong mua và bán giấy tờ có giá và chính vì vai trò kinh doanh này của NHTW mà khi thực hiện chính sách tiền tệ thông qua công cụ này cũng sẽ dễ dàng hơn ví dụ nhƣ có thể tăng lãi suất để hấp dẫn các thành viên mua giấy tờ có giá. Ở Việt Nam đa số là mua bán tín phiếu kho bạc tuy nhiên với tình hình thâm hụt ngân sách hiện nay ở VN thì tín phiếu kho bạc mang chức năng tài trợ cho thâm hụt là chính chứ chƣa phát huy đƣợc tác dụng là công cụ của thị trƣờng mở nhằm kiểm soát lƣợng tiền cung ứng để tác động lên tỷ giá. Bộ Tài chính và NHNN cùng nắm chính sách tiền tệ nên có trƣờng hợp NHNN ra mục tiêu “thắt chặt tiền tệ” còn bộ tài chính thì lại “nới lỏng tín dụng” do bị đọng vốn, điều này dẫn đến giảm bớt đi sự hiệu quả của nghiệp vụ thị trƣờng mở. Tại Việt Nam thì các mặt hàng giấy tờ có giá kinh doanh trên thị trƣờng mở còn hạn chế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và trình độ nhân lực phục vụ cho nghiệp vụ này còn kém. Các quy trình liên quan đến thị trƣờng mở (đấu thầu..) còn nhiều vƣớng mắc cần đƣợc cải tiến, số phiên giao dịch còn thấp và số thành viên tham gia thị trƣờng mở còn quá ít so với quy mô các tổ chức tín dụng đông đảo hiện nay đang có tại Việt Nam.

- Nghiệp vụ kết hối: Là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhất định cho các tổ chức đƣợc phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp này

đƣợc áp dụng trong thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp này là tăng cung ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trƣờng, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ.

Ngoài các biện pháp trên, Chính phủ thông qua NHTW có thể tác động trực tiếp tới tỷ giá bằng các biện pháp hành chính nhƣ đƣa ra các quy định hạn chế đối tƣợng đƣợc mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lƣợng ngƣời mua ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm mua ngoại tệ .Tất cả các biện pháp này để giảm áp lực thiếu hụt ngoại tệ, tránh đầu cơ và giữ cho tỷ giá cố định.

Tuy nhiên, với xu thế mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thƣơng mại và tự do hóa tài chính, thì các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp. Vì vậy, xu thế trên thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính và chuyển sang sử dụng các công cụ thị trƣờng.

Các công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá

- Lãi suất chiết khấu : Khi muốn cho tỷ giá hối đoái giảm xuống, NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu, làm cho lãi suất trên thị trƣờng tăng lên, kết quả là làm cho các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trƣờng quốc tế chạy vào trong nƣớc để thu lợi tức cao. Lƣợng vốn nƣớc ngoài chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu vƣợt cung ngoại hối, do đó làm cho tỷ giá giảm xuống. Còn khi NHTW muốn cho tỷ giá tăng lên thì sẽ làm ngƣợc lại bằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống.

- Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM : Khi thị trƣờng khan hiếm ngoại hối thì NHTW có thể tăng dự trữ ngoại hối đối với các khoản ngoại tệ huy động đƣợc của các NHTM, chi phí huy động ngoại tệ tăng cao, các NHTM phải hạ lãi suất huy động để tránh bị lỗ, khiến

cho việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn so với việc nắm giữ nội tệ, tăng cung ngoại tệ trên thị trƣờng.

- Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ : Khi NHTW đƣa ra quy định một mức lãi suất trần thấp, các NHTM phải huy động tiền gửi ngoại tệ với mức thấp, việc nắm giữ ngoại tệ của ngƣời dân trở nên kém hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ nội tệ. Hành động can thiệp này của NHTW sẽ khiến cho lƣợng cung ngoại tệ trên thị trƣờng tăng và tác động làm giảm tỷ giá.

- Thuế quan : Thuế quan cao có tác dụng hạn chế nhập khẩu, cầu ngoại tệ giảm, nội tệ lên giá, làm giảm sức ép lên tỷ giá. Do đó kéo tỷ giá đi xuống dần, dẫn đến thế cân bằng trên thị trƣờng hối đoái. Khi thuế quan thấp có tác dụng ngƣợc lại. Vì vậy cho nên không nên áp đặt một mức thuế quá cao sẽ dẫn tới khả năng xuất khẩu bị giảm sút (do nội tệ lên giá), thuế quan cũng gây ra tệ nạn buôn lậu, thuế càng cao buôn lậu càng tăng và những điều này làm giảm phúc lợi chung do đó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế. Đối với những nƣớc có nền sản suất non trẻ thì thuế quan cũng là một cách để bảo hộ trƣớc sự tấn công của hàng hoá các nƣớc khác. Chính sách thuế quan trong điều kiện hội nhập hiện nay là các nƣớc dần dần giảm bớt các mức thuế quan theo các hiệp định đa phƣơng và song phƣơng. Thƣơng lƣợng trong việc xây dựng biểu thuế quan là một xu hƣớng trong mấy thập kỷ gần đây. Sự hình thành các liên minh thuế quan đã góp phần làm tăng trao đổi thƣơng mại giữa các quốc gia và lợi ích của các quốc gia trong liên minh thuế quan đƣợc thực hiện trên nguyên tắc “cân bằng lợi ích”.

- Hạn ngạch : Hạn ngạch là quy định một nƣớc về số lƣợng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng đƣợc phép xuất hoặc nhập từ một thị trƣờng trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép. Hạn

ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu do đó có tác dụng lên tỷ giá tƣơng tự nhƣ thuế quan. Dỡ bỏ hạn nghạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống nhƣ thuế quan thấp. Hiện nay các nƣớc ít sử dụng hạn nghạch mà sử dụng thuế quan để thay thế cho hạn ngạch và đây cũng là quy định khi gia nhập WTO.

- Trợ giá: Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lƣợng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, bù giá làm tăng nhập khẩu, nội tệ giảm giá. Khi mức giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc tăng so với mức giá cả hàng hóa, dịch vụ nƣớc ngoài, các hãng sản xuất có xu hƣớng thu hẹp quy mô sản xuất do chi phí đầu vào tăng. Vì vậy, xuất khẩu giảm, cung ngoại tệ giảm, cầu về ngoại tệ tăng, kết quả tỷ giá tăng hay đồng nội tệ mất giá. Nhƣ vậy, về lầu dài, sự gia tăng trong mức giá của một nƣớc so với mức giá của nƣớc ngoài sẽ làm tỷ giá biến đổi theo hƣớng tăng lên và đồng tiền của nƣớc đó giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)