Phân tích quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phân tích quá trình nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thể hiện qua tổng hợp quá trình nghiên cứu dƣới đây:

2.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Từ vấn đề nghiên cứu lớn là Tỷ giá hối đoái tác giả đã thu hẹp vấn đề nghiên cứu là Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế do sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng đón nhận nhiều cơ hội nhƣng cũng đối mặt với không ít thách thức. Vì vậy việc đúc kết những kinh nghiệm quý giá từ những thành công và cả những thất bại của các nƣớc và lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái phù Vấn đề & Mục đích

nghiên cứu

Tổng hợp thông tin Cơ sở lý luận Tìm kiếm thông tin dữ

liệu thứ cấp bằng nghiên cứu lý luận

Kết luận và kiến

nghị, đề xuất Phân tích Phân tích

hợp, thực sự có hiệu quả, cùng với một số chính sách vĩ mô khác thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng .

Sau đó tác giả lựa chọn giai đoạn từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến 2013 để tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu.

2.2.2. Trình bày cơ sở lý luận

Tác giả làm rõ khái niệm về Tỷ giá hối đoái và các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái và các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái.

Trình bày kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của một số nƣớc đang phát triển.

2.2.3. Tìm kiếm thông tin

Tác giả đã lựa chọn các nguồn cung cấp thông tin phù hợp nhƣ sách, báo, các trang web, các tạp chí, các báo cáo của Bộ Tài Chính để có đƣợc các số liệu cần thiết.

Các số liệu đƣợc sử dụng là hoàn toàn chính xác.

2.2.4. Tổng hợp thông tin

Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp đƣợc thống kê theo bảng biểu, sơ đồ để thấy đƣợc tác động của hoạt động điều hành chính sách tỷ giá tới tỷ giá hối đoái của Việt Nam tới cán cân xuất nhập khẩu và lạm phát trong từng giai đoạn.

Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp thông qua các ý kiến đánh giá của các chuyên gia.

2.2.5. Phân tích kết quả

Dựa vào những số liệu tìm đƣợc tác giả sẽ tiến hành đánh giá, so sánh để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Đánh giá đƣợc những điểm đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác động của các chính sách tỷ giá đến nền kinh tế trong từng giai đoạn .

2.2.6. Kết luận và khuyến nghị

Tác giả đƣa ra một số những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Bối cảnh kinh tế

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trải qua nhiều cột mốc đáng ghi nhận. Nếu nhƣ ngày 11/1/2007 , sự kiện Việt Nam tham gia Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) là cột mốc mở ra bƣớc đƣờng hội nhập sâu hơn và rộng hơn của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thì cuộc khủng hoảng tài chính từ nửa cuôí năm 2008 là cột mốc biểu hiện cho mức độ hội nhập của Việt Nam đã đủ sâu để chịu ảnh hƣởng từ biến động của nền kinh tế toàn cầu.

Đây là giai đoạn khi Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), đồng thời tham gia ký kết một loạt FTA cùng với ASEAN nhƣ AJCEP, AANZFTA, AIFTA, và đang đàm phán một loạt các FTA song phƣơng và đa phƣơng khác. Bên cạnh đó, cùng với việc hội nhập sâu rộng, nền kinh tế cũng chịu tác động mạnh từ các cú sốc bên ngoài. Các dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã tăng mạnh và kết hợp với những áp lực lạm phát từ trƣớc đó, cùng với các chính sách chƣa phù hợp, đã làm trầm trọng thêm bất ổn kinh tế vĩ mô.

Chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008- 2009. Chính sách kinh tế trong nƣớc do đó đã liên tục chuyển từ thúc đẩy tăng trƣởng nhanh sang kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, và sau đó lại chuyển sang chống suy giảm kinh tế.

Đơn vị :% Nguồn : Tổng cục Thống kê

Hình 3.1 : Tốc độ tăng giá tiêu dùng

Vấn đề luôn làm đau đầu nhà quản lý chính là kiểm soát lạm phát, sau giai đoạn quá ƣu tiên cho tăng trƣởng và tình trạng thâm hụt cán cân thƣơng mại kéo dài. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế đều bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hƣởng đến giá trị tiền đồng. Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả nhƣ tăng trƣởng tín dụng thấp, vốn đầu tƣ toàn xã hội suy giảm. Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian quá chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.

Nguồn : Tổng cục thống kê

Hình 3.2 Vốn đầu tƣ của toàn xã hội từ 2007-2013

Suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tƣ công để kiểm soát lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tƣ trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dƣới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trƣớc đó. Thực tế này quá tệ hại với kinh tế Việt Nam vốn nhiều năm chỉ tăng trƣởng dựa vào đầu tƣ. Các giải pháp đƣa ra nhƣ giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chƣơng trình xử lý nợ xấu của Công ty VAMC vẫn chƣa thể tạo ra một sức bật lớn cho nền kinh tế bứt phá lúc này.

Đơn vị : % Nguồn : Tổng cục Thống kê

Hình 3.3 Sản xuất công nghiệp 2007-2013

Từ trƣớc năm 2007, ngành công nghiệp của Việt Nam tăng trƣởng rất mạnh và đƣợc coi là trụ đỡ để tiến hành công nghiệp hóa xong vào năm 2020. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này đã có sự suy yếu dần do ảnh hƣởng của kinh tế toàn cầu, sức mua trong nƣớc và nhu cầu xuất khẩu giảm. Đến năm 2012, tăng trƣởng nhóm ngành công nghiệp ở mức báo động khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dƣới 5%. Nhiều ngành công nghiệp chủ chốt nhƣ khai khoáng, chế tạo sắt thép lao đao, thể hiện qua những con số tồn kho cao của toàn ngành. Từ đó, Chính phủ đã phải đƣa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trƣởng nhƣ hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho doanh nghiệp... Với hành động này, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã nhích lên, song vẫn còn ở mức rất thấp.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trƣớc khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng tới 31%, song khi thị trƣờng xuất khẩu bị thu hẹp, tăng trƣởng kinh tế giảm, đời sống ngƣời dân khó khăn, tốc độ tăng của chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, phản ánh sức cầu ngày càng đi xuống. Tại một báo cáo khảo sát doanh nghiệp gần đây, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lúc này không còn là lãi suất mà chính là thị trƣờng tiêu thụ.

Nguồn : Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Hình 3.5 : Số doanh nghiệp mơí thành lập ngày càng gỉam

Từ năm 2010, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới lần đầu tiên có xu hƣớng giảm xuống kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp rời thị trƣờng cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Theo nhận xét của Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang, trong khoảng 600.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đến nay chỉ còn gần 380.000 đơn vị hoạt động, trong số này có tới 70% "bị thƣơng", tức làm ăn không có lãi. Điều này cho thấy khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn đấy nhƣ sự suy giảm của thị trƣờng trong nƣớc, niềm tin giảm xuống do sức mua của nền kinh tế xuống rất thấp.

Đơn vị : Tỷ USD Nguồn : Bộ kế hoạch & đầu tư

Hình 3.6 : Thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khó khăn

Khả năng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rất rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình chỉ còn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm. Việt Nam từng là điểm đầu tƣ hấp dẫn nhất của Đông Nam Á, nhƣng từ năm 2009, đầu tƣ đã suy giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu cũng ngày càng bộc lộ nhƣ chất lƣợng lao động thấp, chính sách thu hút đầu tƣ còn nhiều điểm hạn chế, nạn tham nhũng...Tăng trƣởng GDP chậm nhất 10 năm qua, lạm phát cao, tốc độ tăng trƣởng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng đi xuống cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ rõ những điểm yếu kém và chỉ khi khắc phục hết những yếu điểm này, Việt Nam mới mong thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng.

3.2. Biến động tỷ giá hối đoái

Trong giai đoạn kinh tế thế giới cũng nhƣ kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn bởi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu, diễn biến trên thị trƣờng rất phức tạp và khó lƣờng, vì thế tùy từng năm mà chính phủ đặt ra

những mục tiêu khác nhau. Trong các báo cáo của NHNN trong giai đoạn này, NHNN đều tuyên bố Việt Nam đang theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt có điều tiết. Bên cạnh đó, giai đoạn này NHNN đã tích cực sử dụng các công cụ để can thiệp vào thị trƣờng ngoại hối nhƣ : điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sử dụng công cụ lãi suất.

3.2.1. Biến động tỷ giá từ 2008-2010

Năm 2008 đƣợc coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hƣởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã đƣợc điều chỉnh 5 lần, một mật độ chƣa từng có trong lịch sử.

Từ 01/01-25/03/2008: Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn. Tỷ giá VND/USD trên thị trƣờng liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16,112 VND xuống 15,960VND. mức thấp nhất là 15,560 VND/USD). Trên thị trƣờng tự do, USD dao động từ mức 15,700 – 16,000 VND/USD. Nguyên nhân là do thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dƣơng lịch, do đó lƣợng kiều hối chuyển về nƣớc khá lớn. Ngoài ra, Các nhà đầu tƣ dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tƣ đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tƣợng là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh bán USD. Việc này làm tăng cung ngoại tệ, dẫn đến tỷ giá VND/USD giảm.

Từ 26/03 – 16/07/2008: Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do: Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19,400 VND/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2,600 VND so với mức trần, còn

trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 VND, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và ngƣời dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả doanh nghiệp xuất và nhập khẩu đến hạn cao. Ngoài ra, Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tƣợng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị trƣờng.

Từ 17/07 – 15/10/2008: Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn: Tỷ giá giảm mạnh từ 19,400 VND/USD xuống 16,400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16,600 VND trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11. Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã đƣợc chặn đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trƣờng cho rằng USD đang trở nên khan hiếm. Cùng với đó, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trƣờng ngoại tệ nhƣ kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trƣờng thông qua các NHTM lớn.

Từ 16/10 đến hết năm 2008: Tỷ giá USD tăng trở lại: Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16,600 lên mức cao nhất là 16,998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17,440 VND/USD. Nguyên nhân : Cầu USD trên thị trƣờng tự

do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tƣợng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính). Trong khi đó, NHNN cũng bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.

Từ 01/01 –24/11/2009: Tỷ giá liên tục tăng: Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng tự do. Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17,450 - 17,700 VND/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 VND, còn TTTD cao hơn tỷ giá BQLNH khoảng 100 VND. Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trƣờng dao động trong khoảng 18,180 – 18,500 VND/USD. Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18,545 – 19,300 VND/USD, có lúc đạt đỉnh 20,000 VND/USD trên TTTD và 19,750 VND/USD trên thị trƣờng liên ngân hàng. Nguyên nhân là do có hiện tƣợng DN vay USD tuy chƣa đến kỳ trả nợ nhƣng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng, khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và ngƣời dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tƣợng găm giữ ngoại tệ.

Từ 25/11 đến hết năm 2009: Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18,500 VND/USD. Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.

Từ ngày 01/01/2010 đến 10/02/2010 : Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010 lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18,479 VND/USD cho đến giữa tháng 2/2010. Nguyên nhân là do nguồn kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nƣớc ngoài gia tăng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)