3.4.1 .Hoạt động điều hành chinh sách tỷgiá của Việt Nam
4.2. Giải pháp điều hành chính sách tỷgiá trong dài hạn
4.2.1. Điều chỉnh tỷgiá linh hoạt hơn tiến dần đến thả nổi tỷgiá
4.2.1.1. Loại bỏ dần các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính
NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng gắn liền với các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng. Nói cách khác, tỷgiá phải đƣợc thả nổi và hoàn toàn đƣợc xác định dựa trên cung – cầu tiền tệ, NHNN không đƣợc áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ đƣợc quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại hối. Muốn vậy, bên cạnh việc điều chỉnh linh hoạt tỷgiá cơ bản, NHNN cần nới lỏng biên độ giao dịch trong xác định tỷ giá của các NHTM. Tạo điều kiện cho các NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trƣờng và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Sau đó, NHNN tiến đến việc loại bỏ hoàn toàn các quy định mang tính hành chính trong xác định tỷ giá kinh doanh của các NHTM. Các NHTM đƣợc quyền tự quyết giá mua bán ngoại tệ trên cơ sở biến động cung – cầu của thị trƣờng ngoại hối. Nếu đƣợc thiết lập hoàn toàn trên quy luật cung- cầu, tỷ giá có thể phản ảnh trung thực giá trị bản tệ, thị trƣờng hối đoái sẽ ngày càng năng động, các công cụ quản trị tỷ giá ngày càng đa dạng.
4.2.1.2. Áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ
Trong những năm qua, giá trị đồng tiền Việt Nam chủ yếu đƣợc đánh giá thông qua sự biến động của nó với USD. Điều này phản ảnh đúng thực trạng giao dịch ngoại hối của Việt Nam là các hoạt động mua bán bằng USD chiếm tỷtrọng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một đồng tiền duy nhất để xác định giá trị bản tệ là việc làm khá mạo hiểm đối với các nhà thiết lập chính sách vĩ mô. Do đó, bên cạnh việc theo dõi diễn biến tỷ giá VND/USD, để xác định cung- cầu USD trên thị trƣờng, NHNN nên quan tâm đến sự biến động
của VND so với nhiều ngoại tệ mạnh khác; nói cách khác, Chính phủ nên áp dụng tỷ giá trung bình trong việc xác định giá trị đồng tiền Việt Nam.