3.4.1 .Hoạt động điều hành chinh sách tỷgiá của Việt Nam
3.4.2. Những thành tựu và hạn chế
Những thành tựu :
Tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt hơn : Từ 2/1999, NHNN đã thay đổi cơ bản cơ chế xác định tỷ giá. Tỷ giá cơ bản do NHNN công bố đƣợc xác định dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch trƣớc đó. Với việc làm này, Việt Nam đã tuyên bố chính sách tỷ giá của mình là tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Tỷ giá kinh doanh của các NHTM đƣợc xác định trong một biên độ nhất định do NHNN công bố. Trong từng giai đoạn khác nhau, NHNN đã có điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh sao cho tỷ giá niêm yết của các NHTM phản ảnh đúng giá trị ngoại tệ trong nền kinh tế. Ngoài ra, để linh hoạt trong kinh doanh ngoại hối, NHNN chỉ kiểm soát tỷ giá cơ bản giữa VND và USD. Tỷ giá VND cới các ngoại tệ khác đƣợc xác định hoàn toàn dựa trên cung cầu trên thị trƣờng ngoại hối.
NHNN đã sử dụng nhiều công cụ trong điều hành tỷ giá: Để điều hành tỷ giá, trong thời gian qua, NHNN đã sử dụng khá hài hòa các công cụ dự trữ
bắt buộc, lãi suất, kiểm soát ngoại hối. Trên thị trƣờng ngoại tệ chợ đen, để kiểm soát biến động tỷ giá, NHNN đã tăng cƣờng kiểm soát hoạt động mua bán ngoại tệ của các bàn thu đổi ngoại tệ và tình trạng niêm yết, thanh toán bằng ngoại tệ của các cửa hàng, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trật tự lƣu thông ngoại tệ trên thị trƣờng tự do phần nào đƣợc chấn chỉnh.
Những hạn chế:
Tỷ giá chưa phản ảnh đúng thực trạng cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ giá cơ bản (tỷ giá công bố) hằng ngày của NHNN chƣa linh hoạt. Có những thời kỳ tỷ giá cơ bản gần nhƣ không thay đổi, nhƣng sau đó khi cầu ngoại tệ trên thị trƣờng quá lớn, NHNN lại phá giá mạnh đồng tiền (tăng 2% thậm chí 3.36% vào ngày 11/2/2010) hoặc điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh của các NHTM. Việc điều chỉnh tỷ giá chƣa linh hoạt làm gia tăng hiện tƣợng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các tổ chức, gây khan hiếm ngoại tệ giả, làm thị trƣờng ngoại tệ không ổn định, ảnh hƣởng đến mức tăng trƣởng kinh tế.
Sự kết hợp giữa chính sách tỷ giá với các chính sách quản lý vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hoà. Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô; tuy nhiên, trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể hiện nhiều điều bất cập. Ngoài việc không đạt đƣợc mục tiêu chính sách tiền tệ, việc phối hợp không hài hòa giữa tỷ giá và các chính sách vĩ mô khác có thể gây ra tình trạng bất ổn trong nền kinh tế. Chẳng hạn nhƣ năm 2007, trƣớc áp lực tăng giá trị đồng nội tệ, NHNN đã tung một lƣợng tiền lớn để mua USD. Số liệu về lƣợng tiền tung ra không đƣợc NHNN chính thức công bố nhƣng theo dự tính cung tiền tăng 135%. Mặc dù ngân hàng NHNN đã sử dụng nghiệp vụ trung hòa để rút bớt VND khỏi lƣu thông nhƣng với mức cung tiền lớn và đột biến vào lƣu
thông để duy trì tỷ giá cố định đã làm cho lạm phát tăng rất cao, đến 23% năm 2008.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả. Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung cầu ngoại tệ gặp nhau, tuy nhiên, hoạt động của thị trƣờng này trong thời qua chƣa phản ảnh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề, trƣớc hết là do NHNN chƣa thực hiện tốt chức năng là ngƣời đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng để điều chỉnh thị trƣờng. Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2007, 2008, cung ngoại tệ trên thị trƣờng dồi dào từ nguồn vốn nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ để kinh doanh. Tỷ giá giảm. Để cân đối thị trƣờng và bổ sung nguồn dự trữ; lẽ ra, NHNN phải mua ngoại tệ vào, nhƣng điều này đã không đuợc thực hiện một cách tƣơng thích. Để rồi vài tháng sau đó, tỷ giá VND/USD tăng giá, NHNN không đủ nguồn dự trữ để can thiệp thị trƣờng, bình ổn tỷ giá. Thứ hai, Chính phủ chƣa tập trung đƣợc nguồn ngoại tệ. Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, nguồn vốn nƣớc ngoài, kiều hối khá phong phú nhƣng một lƣợng lớn ngoại tệ đã đƣợc lƣu giữ trong dân cƣ, trên tài khoản của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc tại kho qũy của các NHTM. Nguồn ngoại tệ tập trung cho qũy dự trữ ngoại hối của NHNN còn hạn hẹp. Cung cầu ngoại tệ luôn bị mất cân đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán, và làm cho tỷ giá luôn có xu hƣớng gia tăng. Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thịtrƣờng nhƣ kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn tiền tệ sau một thời kỳ hoạt động đã phải tạm ngƣng giao dịch. Tỷ giá của các giao dịch này còn mang tính áp đặt chủ quan. Các giao dịch tƣơng lai chƣa đƣợc phép thực hiện, những điều này làm hạn chế tính linh hoạt của thị trƣờng ngoại hối.
NHNN chưa kiểm soát tốt hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do.Ngoại tệ mạnh, cụ thể là USD, còn chiếm vị trí quan trọng trong tính toán, dự trữ,
chi trả các món hàng có giá trị lớn, các giao dịch bất động sản; đặc biệt, trong các hoạt động bất hợp pháp, buôn lậu qua biên giới v.v.. Mặt khác, để huy động nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế và thu hút lƣợng kiều hối, NHNN đã cho phép các tổ chức, cá nhân là ngƣời cƣ trú đƣợc phép mở tài khoản tiền gởi ngoại tệ nhƣ: tiền gởi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Trong thời gian qua, lƣợng tiền gởi này gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, Chính phủ mới thực hiện đƣợc mục tiêu tập trung nguồn ngoại tệ, còn việc sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ này cho nhu cầu phát triển kinh tế chƣa đƣợc thực hiện tốt. Thêm nữa, để có ngoại tệ gởi vào ngân hàng, nhiều cá nhân, tổ chức đã mua ngoại tệ trên thị trƣờng “chợ đen”. Đây cũng là nhân tố tạo điều kiện cho thị trƣờng này tồn tại và phát triển ngoài khả năng kiểm soát của NHNN, ảnh hƣởng xấu đến nền tiền tệ quốc gia.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Mặc dù trong tất cả các văn bản của Chính phủ nói chung và NHNN nói riêng đều yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhƣng trong thực tế, các doanh nghiệp nhà nƣớc, các tập đoàn vẫn nhận đƣợc nhiều ƣu ái trong việc mua USD tại thời điểm khan hiếm ngoại tệ. Các công ty tƣ nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng phải trả thêm một khoản phí khá lớn để có thể thực hiện các khoản thanh toán với nƣớc ngoài.
Hoạt động quản lý ngoại hối chưa thực sự hiệu quả. Một trong những đối tƣợng quản lý ngoại hối của Chính phủ là vàng. Trong thời gian qua, việc kiểm soát quản lý, khai thác, kinh doanh vàng còn lỏng lẻo. Vàng miếng, ngoại tệ đƣợc dùng khá phổ biến trong thanh toán hàng hoá có giá trị cao làm ảnh hƣởng đến hoạt động xác định, kiểm soát khối lƣợng tiền trong lƣu thông của NHNN. Chính phủ không có sự nhất quán trong việc quản lý hoạt động kinh daonh vàng; lúc thì xem vàng là hàng hóa thông thƣớng, lúc thì quản lý
nhƣ ngoại hối. Biến động giá vàng trong những năm gần đây thực sự đã tạo áp lực lớn trong việc điều hành tỷ giá của NHNN.
Nguyên nhân bao quát của các tồn tại đó là chính sách tỷ giá chƣa hoàn chỉnh. Việc hoạch định chính sách tỷ giá còn mang tính ngắn hạn, bị động; các công cụ chƣa đƣợc phối hợp hài hoà, việc xác định và công bố tỷ giá cơ bản còn khập khểnh, không kịp với biến động cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế; quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia thấp và thiếu ổn định v.v.. Ngoài ra, một số hạn chế trong điều hành tỷ giá còn phát sinh từ bản thân của nền kinh tế. Đó là, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng nhanh chủ yếu nhờ thâm dụng vốn và sức lao động, Nhà nƣớc chƣa có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong nền kinh tế; hoạt động “ngầm” của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xã hội; cán cân thanh toán vãng lai thƣờng xuyên thâm hụt, bội chi ngân sách ngày càng tăng; hiệu quả sử dụng vốn thấp; vốn vay mƣợn nợ nƣớc ngoài chƣa đƣợc kiểm soát tốt; sự phối hợp giƣa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chƣa đồng bộ, các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô chƣa đƣợc phát triển hài hoà và đúng mức; sự yếu kém trong quản lý và kinh doanh tiền tệ; tệ quan liêu, tham nhũng chƣa đƣợc xử lý nghiêm khắc v.v... Đây là những vấn đề rất nhạy cảm, phức tạp và nan giải.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM