Giải pháp điều hành chính sách tỷgiá trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 82)

3.4.1 .Hoạt động điều hành chinh sách tỷgiá của Việt Nam

4.1. Giải pháp điều hành chính sách tỷgiá trong ngắn hạn

4.1.1 Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố

NHNN nên thay đổi cách điều tiết tỷ giá theo hƣớng có tăng, có giảm với nhiều mức độ khác nhau; sao cho, tổng mức giảm giá VND tƣơng xứng với tốc độ lạm phát trong kỳ(quý, năm). Đƣợc nhƣ vậy, hiện tƣợng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp giảm dần, các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá có cơ hội phát huy hiệu qủa, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới đƣợc năng động hoá.

4.1.2. Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất.

Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quá bất lợi nhƣ: bản tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài v.v.. Vì vậy, trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải đƣợc xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

4.1.3. Phát triển thị trường ngọai tệ liên ngân hàng.

Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là viên đá sơ khai của thị trƣờng hối đoái chuyên nghiệp. Thông qua thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã

đƣa ít nhiều yếu tố thị trƣờng vào trong tỷ giá bằng việc xác lập tỷ giá bình quân. Ngoài ra, thị trƣờng là nơi NHNN can thiệp một cách hiệu quả vào tỷ giá qua hành động đặt lệnh mua bán tiền tệ cuối cùng. Trong những năm qua, hoạt động của thị trƣờng này vẫn còn nhiều khiếm khuyết; đó là, sựmất cân xứng giữa lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ; sốgiao dịch vừa ít về lƣợng, vừa kém về doanh thu; nghiệp vụ kinh doanh quá đơn điệu. Đểtạo một sức sống mới cho thị trƣờng, NHNN cần quan tâm đến các vấn đề sau:

4.1.3.1. Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.

Do cung cầu tiền tệ luôn biến động theo thực trạng của nền kinh tếtrong từng thời kỳ; vì vậy, muốn thoả mãn mọi chu cầu ngoại tệ hợp lý của quốc gia, Chính phủ phải duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào. Một vấn đề mà NHNN cũng cần quan tâm là việc đánh giá tồn qũy ngoại hối. Hiện nay, qũy dự trữ ngoại hối đƣợc xác định theo tuần nhập khẩu; nói cách khác, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ mới dừng lại ở việc sẵn sàng cung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thƣơng mại. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, cách tính này không an toàn vì nó không bao quát hết nhu cầu ngoại tệ của đất nƣớc. Bởi vì, bên cạnh cán cân vãng lai, cán cân vốn cũng tạo một áp lực lớn về ngoại hối. Nói cách khác, để tránh tình trạng căng thẳng ngoại tệ trong tƣơng lai, NHNN cần thay đổi cách tính nguồn dự trữ bằng cách cộng thêm khoản dự phòng cho các nhu cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân vốn, đồng thời gia tăng nguồn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trƣờng tài chính trong nƣớc và quốc tế biến động. Muốn vậy, NHNN cần tiếp tục thực hiện chính sách cung tiền kèm với mục tiêu tăng qũy dự trữ ngoại hối của quốc gia, phối hợp với BộTài Chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu dầu thô- mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc của quốc gia, tăng cƣờng các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích các tổchức, cá nhân bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.

4.1.3.2. NHNN cần thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng .

Để có thể điều tiết thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng nhằm can thiệp hữu hiệu vào tỷ giá, trƣớc hết, NHNN phải sẵn sàng thỏa mãn mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của thị trƣờng; và ngƣợc lại, theo tác động hai chiều của giao dịch, NHNN có thể thể thu gom ngoại tệ từ các NHTM. Hiển nhiên, yêu cầu này chỉ đƣợc thực hiện khi và chỉ khi

NHNN quản lý tốt tài khoản ngoại tệ, gia tăng qũy dự trự ngoại hối và xây dựng cơ chế tỷ giá phù hợp.

4.1.4. Kiểm soát và tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ“chợ đen”

Sự tồn tại của thị trƣờng ngoại tệ “chợ đen” trong thời gian qua làm ảnh hƣởng đến hoạt động kiểm soát ngoại hối của NHNN, gây khó khăn trong việc xác định giá trị bản tệ và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Thu hẹp phạm vi hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ“chợ đen” nhằm tăng khả năng kiểm soát tiền tệ là việc cần làm trong việc thống nhất quản lý ngoại hối của Chính phủ. Mọi nguồn thu phải đƣợc tập trung vềmột mối để cân đối mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý và cân bằng cán cân thanh toán. Cách gỉai quyết tốt nhất cho vấn đề này là, trƣớc mắt,Chính phủ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp bán ngoại tệ thu đƣợc cho NHTM. Yêu cầu này sẽ đƣợc các doanh nghiệp tự giác chấp thuận khi và chỉ khi mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý của họ đƣợc thoả mãn, bản tệ tạo đƣợc niềm tin trong công chúng, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đƣợc đảm bảo, các công cụ quản trị rủi ro tỷ giá hoạt động hiệu quả và nạn buôn lậu, gian trá thƣơng mại đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)