NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 41)

VỚI NHTM

Chất lượng tín dụng thường được đánh giá ở ba góc độ: đối với ngân hàng, đối với nền kinh tế và đối với người đi vay.

1.4.1.Đối với ngân hàng:

Ở nước ta hiện nay, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ tạo nguồn thu lớn nhất trong hoạt động chung của các ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng góp

phần làm tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng, hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển hơn đồng thời cũng làm tăng thêm thu nhập của cán bộ nhân viên.

1.4.2. Đối với nền kinh tế:

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế là rất lớn. Ngoài kênh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu này như thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư, các quỹ hỗ trợ,… thì nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được xem là nguồn vốn chủ yếu và không thể thiếu. Cấp tín dụng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tín dụng ngân hàng có quan hệ trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nói đến chất lượng tăng trưởng kinh tế là nói đến mức độ đạt được của các mục tiêu kinh tế - xã hội như: tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, tình hình thu- chi ngân sách, tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, chất lượng đầu tư tín dụng, chỉ số lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Chất lượng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố từ hoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn. Khi đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, người ta thường đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát. Chất lượng của đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chính là kinh tế tăng trưởng, sức mua của đồng tiền ngày càng ổn định, nâng cao mức sống xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua việc đầu tư vốn cho các tổ chức và cá nhân nhằm góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội.

1.4.3. Đối với ngƣời đi vay:

Tín dụng ngân hàng luôn gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu về đời sống của khách hàng thông qua các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, thanh toán và các dịch vụ hỗ trợ khác. Với chức năng thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, tín dụng ngân hàng là một hình thức đầu tư vốn khá an toàn, mức sinh lời tương đối chấp nhận được đối với những người có nhu cầu tiết kiệm và hưởng lãi. Với chức năng cho vay, tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn kịp thời và hợp lý cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm thành công

các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất, cung cấp cho người tiêu dùng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ mới lạ, tiện ích, chất lượng cao, từ đó phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng ngành hàng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Mục tiêu cuối cùng là người vay tiền sử dụng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mức sinh lợi của đồng vốn vay ngân hàng lớn hơn lãi suất tiền gởi tiết kiệm, đời sống của mọi người được nâng cao.

1.5. QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM THEO THÔNG LỆ QUỐC TẾ

1.5.1. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý và nâng cao chất lƣợng tín dụng

Để đáp ứng được yêu cầu về quản lý chất lượng tín dụng cac NHTM phải thực hiện những nội dung sau:

- Thứ nhất, xây dựng các mục tiêu về chất lượng tín dụng cho các giai đoạn phát triển của ngân hàng. Trong đó các mục tiêu ngắn hạn làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này phải liên kết với nhau đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và giám sát chất lượng tín dụng.

- Thứ hai, xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Các chỉ tiêu đo lường có thể là những chỉ tiêu định lượng hoặc định tính. Việc xây dựng các chỉ tiêu đo lường bao hàm trong đó cả các phương pháp và các chỉ dẫn cách thức thực hiện để đo lường chính xác chất lượng tín dụng của ngân hàng qua từng thời kỳ.

- Thứ ba, để thực hiện các mục tiêu đó ngân hàng phải xác định, chuẩn bị các nguồn lực(lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ) và đặc biệt là hệ thống các công cụ trong quản lý chất lượng tín dụng(quy trình cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu …). Các công cụ này chính là sự cụ thể hóa công tác quản lý chất lượng tín dụng, trong đó chỉ rõ các bước thực hiện, người thực hiện, nguồn lực phải sử dụng và kết quản phải đạt được.

- Thứ tư, bộ máy giám sát chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng ngân hàng, đề cập đến khía cạnh mô hình tổ chức và trách nhiệm của các thành viên tham gia (các phòng ban, bộ phận, từ cán bộ thực hiện cho đến các vị trí lãnh đạo) để đảm bảo rằng các mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra đang và sẽ hoàn thành.

1.5.2. Các công cụ quản lý chất lƣợng tín dụng

* Quy trình cho vay

Một trong những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đó là thiết lập một quy trình cho vay chặt chẽ để hướng dẫn các nhân viên tín dụng và các bộ phận có liên quan thực hành việc cho vay nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay. Trong đó xây dựng các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.

Theo thông lệ tiên tiến nhất, trong quy trình cho vay có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho vay được đặc trưng bởi sự phân tách giữa các chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình.

Chấp nhận Từ chối Bộ phận quan hệ khách hàng (QHKH) Bộ phận quản lý rủi ro (QLRR) Cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng Bộ phận quản trị tín dụng (QTTD)

Hình 1.1 – Quy trình tổ chức cho vay

(Nguồn: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật chuyển đổi mô hình dự án TA2- ING 2006)

Trong quy trình cho vay phải quy định rõ các bước thực hiện và trách nhiệm của các thành viên tham gia, tuân thủ triệt để các nguyên tắc hoặc các vấn đề có tính nguyên tắc trong khởi tạo, phán quyết tín dụng và quản lý rủi ro. Để thực hiện quản

Marketing, tiếp thị các SP tín dụng Tiếp nhận đơn vay vốn Kiểm tra hồ sơ và thông tin KH Xác định nhu cầu và đề xuất TD

Thông báo từ chối Thông báo Lập hồ sơ Tiếp tục thu thập thông tin Rà soát và đánh giá rủi ro Rà soát và đánh giá rủi ro Rà soát và đánh giá rủi ro Các quyết định phê duyệt/từ chối, bổ sung hồ sơ Vào sổ đăng ký quyết định và thông báo nội bộ Rà soát và đánh giá rủi ro Tiếp tục thu thập thông tin Rà soát và đánh giá rủi ro Thẩm định lại hồ sơ/HĐTD và tài sản thế chấp Thẩm định lại hồ sơ/HĐTD và tài sản thế chấp Thiết lập hạn mức TD, tạo tài khoản và nhập dữ liệu khoản vay vào

chương trình quản lý Thực hiện quy trình giải ngân rút vốn, yêu cầu KH cung cấp chứng từ Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán chuyển tiền Giám sát khoản vay và thông báo thu nợ (gốc + lãi)

ly chất lượng tín dụng tốt nhất, quy trình cho vay cũng phải tách biệt rõ ràng giữa các chức năng khởi tạo tín dụng, phán quyết tín dụng, quản lý rủi ro và tác nghiệp.

* Hệ thống xếp hạng tín dụng

Một công cụ quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng đối với từng khách hàng cũng như toàn bộ danh mục tín dụng là việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, các thông tin định lượng và định tính liên quan đến khách hàng. Thông qua việc chấm điểm theo hệ thống này ngân hàng sẽ xếp hạng được các khách hàng có quan hệ tín dụng với mình. Ngày nay rất nhiều ngân hàng sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để đánh giá đơn xin vay của khách hàng. Những công ty dịch vụ thể tín dụng lớn như J.C Penney, Master Card, Montgomery Ward, … vẫn sử dụng hệ thông này hàng ngày trong việc đánh giá các đề nghị xin vay của khách hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng có ưu điểm là có thể sử dụng hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ, theo đó giải quyết nhanh việc đánh giá khách hàng vay vốn với số lượng lớn. Với những ưu điểm như vậy, hệ thông được sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của quy trình cho vay như: giai đoạn đánh giá nhu cầu vay vốn của khách hàng (để hỗ trợ ra quyết định tín dụng); quản lý từng khoản vay (để đánh giá tình trạng của khách hàng); Quản lý toàn bộ danh mục khoản vay (đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng); Kiểm tra tín dụng độc lập.

* Phân loại nợ:

Phân loại nợ là một trong những công cụ hữu hiệu trong quản lý chất lượng tín dụng. Phân loại nợ là việc xác định và phân nhóm các khoản nợ vay của khách hàng (cả gốc và lãi) vào các nhóm nợ theo từng mức chất lượng khác nhau. Việc phân loại nợ chính xác là cơ sở để xác định chất lượng tín dụng của toàn bộ danh mục các khoản cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó sẽ giúp cho ngân hàng xác định chính

doanh của ngân hàng. Kết quả của phân loại nợ được ví như một bức tranh tổng thể về chất lượng tín dụng ngân hàng và hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo trong việc hoạch định, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp.

* Xử lý nợ xấu:

Xử lý nợ xấu là việc ngân hàng sử dụng đồng thời các biện pháp để thu hồi nợ hoặc làm giảm số lượng các khoản nợ xấu. Xử lý nợ cũng được coi là một trong những công cụ quản lý chất lượng tín dụng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, xử lý nợ xấu còn giúp giải phóng các khoản nợ đọng góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, làm lành mạnh môi trường tín dụng và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.

Ngân hàng sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu tùy theo tính chất đặc điểm, mức độ xấu của khoản vay, từng trường hợp của hồ sơ tín dụng. Các biện pháp xử lý nợ xấu thường có:

- Cơ cấu lại khoản nợ: là việc ngân hàng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng và ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

- Yêu cầu trả nợ hay biện pháp thu nợ: Ngân hàng tiến hành rà soát các khoản nợ xấu trên nguyên tắc có nguồn thu trong khoảng thời gian ngắn khoảng 1 năm. Tiến hành các thuyết phục khách hàng trả nợ, điều này thường dẫn đến việc thương lượng lại thời hạn và các điều kiện cho vay hoặc cần tới việc thương lượng lại thời hạn và các điều kiện cho vay hoặc thương lượng thanh toán khoản nợ thông qua việc bán tài sản thế chấp.

- Tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến phát mại tài sản đảm bảo hoặc các tài sản khác.

- Biện pháp xử lý bằng quỹ DPRR được sử dụng cho các trường hợp đánh giá khách hàng bị suy giảm tài chính và khoản vay của khách hàng thuộc nhóm nợ rủi ro cao khó có khả năng thu hồi.

Một điểm quan trọng nhất trong việc lựu chọn phương án, các biện pháp xử lý nợ xấu là việc phát hiện và hành động kịp thời. Muốn vậy chỉ có thể được thực hiện nếu có sự cảnh bao sớm về những khoản vay cần được giám sát cẩn thận hơn thông qua hệ thống tính điểm tín dụng và các yếu tố dự báo chất lượng tín dụng. Cần có những tiêu chí rõ ràng để chuyển các khoản nẳm trong “danh sách giám sát” của hệ thống cảnh báo sớm từ cán bộ tín dụng sang cho bộ phận xử lý nợ xấu như: số tháng khoản nợ đó nằm trong danh sách giám sát, những khoản vay quá hạn hơn 90 ngày và những khoản vay trong các ngành kinh tế gặp khó khăn.

1.5.3. Mô hình giám sát chất lƣợng tín dụng theo thông lệ quốc tế

Thành công hay thất bại trong hoạt động ngân hàng nói chung hay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng không chỉ phụ thuộc vào các công cụ quản lý chất lượng tín dụng mà còn phụ thuộc vào bộ máy giám sát chất lượng tín dụng. Kinh nhiệm của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là kinh nhiệm từ các ngân hàng châu Á sau cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-1998, đó là:

- Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu á như Indonesia, Malaysia, Hàn quốc và Thái Lan kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế. Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãnh phí với cuộc chạy đua sở hữu tòa nhà cao nhất châu á là một ví dụ. Hơn nữa việc thừa tiền còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản từ đó quay lại tình trạng dư thừa tín dụng vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Kết quả là khi bong bóng vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.

- Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàng thanh

toán quốc tế (BIS): Philippines (17%), Hồng Kông (18%) và Singapore (19%) tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.

Do đó cần phải có những thay đổi đặc biệt là xây dựng và củng cố bộ máy giám sát chất lượng tín dụng.

Bộ máy giám sát chất lượng tín dụng là bộ máy về mặt tổ chức tập hợp tất cả các cấu thành trong quy trình tín dụng chịu trách nhiệm thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng tín dụng, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng và đảm bảo chất lượng của khoản vay. Như vậy bộ máy giám sát chất lượng tín dụng là tất cả các bộ phận từ bộ phận kinh doanh quan hệ trực tiếp với khách hàng, giám sát chất lượng của từng khoản mục tín dụng cho đến các bộ phận như quản lý rủi ro, quản lý tín dụng chịu trách nhiệm giám sát chất lượng tín dụng trên toàn bộ danh mục tín dụng.

Mục tiêu giám sát chất lượng tín dụng:

- Các khoản tín dụng đang được sử dụng theo đúng các điều khoản tiện ích đã được phê duyệt bao gồm cả việc tuân thủ các điều kiện cho vay và duy trì tài sản đảm bảo.

- Phát hiện các dấu hiệu vi phạm từ đó có những chủ động trong việc đưa ra cá biện pháp khắc phục tức thời để giảm thiểu tổn thất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)