GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Định hƣớng chất lƣợng tín dụng của hệ thống BIDV
Tiếp tục chủ động kiểm soát tăng trưởng kết hợp với quyết liệt cơ cấu tín dụng trên nguyên tắc kiên trì thực hiện chiến lược, nâng cao chất lượng tài sản. Đạt mục tiêu cơ cấu tín dụng chuẩn mực theo thông lệ nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tập trung nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong và ngoại bảng là mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động tín dụng, kiên quyết chỉ đạo và xử lý triệt để nợ xấu phát sinh trong phạm vi kiểm soát. Vận hành mô hình và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực tốt nhất.
Một số mục tiêu kiểm soát tín dụng đến 2015 như sau:
- Mức tăng trưởng tín dụng: Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, yêu cầu cơ cấu lại tài sản của BIDV, định hướng tăng trưởng bình quân trong giới hạn <20%.
- Tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép của Ngân hàng thương mại theo thông lệ <5%.
- Cơ cấu tín dụng:
+ Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn <35%
+ Đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế phi nhà nước (bao gồm cả DNNN chuyển đổi) tối thiểu chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ.
+ Ngoài ra BIDV thực hiện xác lập quy mô cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế nhằm giảm dần đầu tư tập trung quá lớn vào một số ngành, ưu tiên tập trung đầu tư vào những ngành đánh giá là tiềm năng, ổn định, ít rủi ro, những ngành phục vụ cho các mục tiêu chính sách trọng yếu được Chính phủ quan tâm ưu tiên. Hạn chế những ngành có tiềm ẩn rủi ro hoặc cơ cấu hiện nay đang quá cao như: ngành xây lắp 11%; ngành công nghiệp tàu thủy 4%, ngành xi măng 7%. Xác định quy mô cần dựa trên thực trạng hiện tại và thế mạnh hoạt động truyền thống, đối tượng khách hàng, kinh nhiệm tài trợ các ngành kinh tế của BIDV.
Việc tổ chức khảo sát danh mục tín dụng theo ngành kinh tế được quản lý toàn hệ thống, trường hợp xuất hiện khả năng vượt giới hạn hoặc không đạt được mục tiêu sẽ có chính sách, thông qua chỉ đạo kiểm soát để hạn chế hay đẩy mạnh đầu tư cho phù hợp.
3.1.2. Định hƣớng chất lƣợng tín dụng của BIDV Cầu Giấy
Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, khả năng phát huy nội tại và yêu cầu phát triển của BIDV trong giai đoạn mới, BIDV Cầu Giấy xác định mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2012-2015 như sau:
- Thực hiện kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn và hiệu quả, giảm tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay ngoài quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, nâng cao tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Kiên quyết nâng cao tài sản đảm bảo tiền vay bàng nhiều hình thức, tăng cường vòng quay vốn tín dụng. Thực hiện nghiêm túc đúng chỉ đạo của BIDV theo các Công văn về chỉ đạo công tác tín dụng hàng năm. Việc tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo giữ đúng giới hạn, cơ cấu tín dụng và cân đối nguồn vốn huy động. Hoạt động tín dụng luôn phải thực hiện theo
- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ: không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế.
- Tăng cường hiệu lực quản lý và kỷ cương điều hành trong hoạt động tín dụng. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền, phán quyết và thực hiện tập huấn bồi dưỡng và khuyến khích tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu về tín dụng phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
- Tích cực, chủ động tiếp cận và lựa chọn các khách hàng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, khách hàng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cỏ tình hình tài chính rõ ràng, lành mạnh, kinh doanh có lãi, có phương án SXKD khả thi, có vốn tự có tham gia và có tài sản đảm bảo nợ vay, đặc biết là các doanh nghiệp, các dự án phát triển kinh tế xã hội có sức cạnh tranh cao phục vụ tốt nhất và có hiệu quả nhất các chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- Từng bước thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tăng tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng sản xuất hàng xuất khẩu, cân đối giữa nguồn huy động ngoại tệ và cho vay ngoại tệ để giảm thiểu rủi ro.
- Tăng cường phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng để có định hướng quan hệ tín dụng, chính sách lãi suất phù hợp với từng nhóm khách hàng, kết hợp với chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm minh bạch hóa hơn nữa chất lượng tín dụng.
- Tư vấn cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ khi thành lập cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động SXKD ổn định. Giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý, tài chính, hồ sơ khoản vay, đảm bảo tiền vay
khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng thì việc thực hiện nhu cầu cho khách hàng với thời gian ngắn nhất.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ theo quy chế, quy trình tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ, các khoản nợ quá hạn. Đặc biệt lưu ý trong cho vay và quản lý tín dụng đối với các DNNN chuyển đổi, sắp xếp lại. Giảm dần dư nợ xuống mức có thể kiểm soát được rủi ro đối với khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện rà soát, hoàn thiện lại thủ tục và hồ sơ pháp lý của các khoản vay và bổ sung các hình thức đảm bảo tiền vay đối với các doanh nghiệp còn có tài sản. Nghiên cứu đề xuất cơ chế đảm bảo tiền vay phù hợp với thực tế để tăng khả năng đảm bảo an toàn vốn vay.
- Thực hiện nghiêm túc quản lý nợ quá hạn, nợ xấu, tuân thủ việc định kỳ hạn điều chỉnh và gia hạn nợ theo đúng quy định. Phối hợp giữa các phòng ban liên quan để khắc phục tình trạng chuyển nợ quá hạn, nợ xấu chưa đúng thực chất. Trên cơ sở đó xác định chính xác nợ xấu để có cơ sở trích dự phòng rủi ro đúng quy định đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh.
Một số mục tiêu chất lượng tín dụng cụ thể đến 2015: - Tăng trưởng tín dụng bình quân 17-18%
- Tỷ lệ nợ xấu < 3%
- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ < 30% - Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ > 80% - Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN/tổng dư nợ > 60% - Tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ 70% - Trích dự phòng rủi ro đủ theo quy định