Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 94 - 95)

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BID

3.2.3. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Theo mô hình TA2, hoạt động tín dụng được tách riêng thành 03 bộ phận riêng biệt là Quan hệ khách hàng; Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng. Trong đó:

- Bộ phận Quan hệ khách hàng với chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, đề xuất giải ngân (không quyết định cho vay);

- Bộ phận Quản lý rủi ro với chức năng nhiệm vụ chính là: Xem xét phê duyệt cấp tín dụng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất cấp tín dụng của Bộ phận Quan hệ khách hàng.

- Bộ phận Quản trị tín dụng với chức năng chính là xem xét giải ngân cho khách hàng một cách độc lập trên cơ sở đề xuất giải ngân của bộ phận Quan hệ khách hàng. Đồng thời, bộ phận Quản trị tín dụng là bộ phận lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Việc áp dụng mô hình TA2 trong hoạt động tín dụng như trên thì với mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng hay giải ngân đều được xem xét bởi ít nhất hai bộ phận độc lập nhau, điều đó giúp hạn chế rất lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên khi hoạt động theo mô hình này do sự không rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các phòng trong quá trình cấp tín dụng nên còn gây không ít khó khăn như thủ tục cấp tín dụng còn rườm rà, không thống nhất quan điểm giữa các bộ phận. Để giải quyết vấn đề này thì BIDV Cầu Giấy cần phải nhanh chóng hoàn thiện quy trình tín dụng theo hướng tạo ra sự phối hợp tốt giữa các bộ phận QHKH, QTTD và QLRR trong quá trình cấp tín dụng như sau:

- Một là: Quy định rõ lại chức năng của bộ phận QHKH chịu trách nhiệm đầy đủ về kiểm tra nội dung, tính chất của hồ sơ giải ngân (tính hợp pháp, hợp lệ của

hóa đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng kinh tế...), bộ phận QTTD chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ do cán bộ QHKH cung cấp so với các điều kiện đã được phê duyệt trong hợp đồng tín dụng, quyết định phê duyệt tín dụng.

- Hai là: Trước khi ban hành các quy trình mới nên rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật được áp dụng trong quy trình, tránh trường hợp nhiều quy trình mới ban hành nhưng hệ thống văn bản pháp luật áp dụng trong quy trình đã hết hiệu lực gây nên những ý kiến bất đồng giữa các bộ phận về các điều kiện và thủ tục cấp tín dụng. Điều này ảnh hưởng đến khách hàng và gây tâm lý khó chịu cho khách hàng khi đáp ứng các thủ tục để được cấp tín dụng.

- Ba là: cần áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ tín dụng, số liệu tín dụng được lưu trữ để các bộ phận có thể tra cứu bất cứ lúc nào trong quá trình cấp tín dụng tránh việc mượn hồ sơ giữa các bộ phận làm kéo dài thời gian xét duyệt cấp tín dụng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)