Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 82 - 88)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì hoạt động tín dụng tại BIDV Cầu Giấy còn một số hạn chế sau:

- Tỷ lệ nợ nhóm II trên tổng dư nợ của Chi nhánh đang là 11% cao so với yêu cầu của toàn hệ thống BIDV (dưới 10%). Dư nợ thuộc nhóm II tập trung chủ yếu vào Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam chiếm 187 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt suy thoái kinh tế năm 2008-2009, khả năng trả nợ gặp nhiều khó khăn, đang được sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, nên khả năng giảm tỷ lệ này của Chi nhánh là khó.

- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao và có xu hướng tăng lên từ năm 2011.

- Nợ xấu của Chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng lên đặc biệt là số dư nợ nhóm 3 tăng mạnh, nhóm 4 và nhóm 5 không giảm mà vẫn tăng vào năm 2011.

- Nợ xấu tập trung vào nhóm DNNVV, chiếm trên 60% tổng nợ xấu. - Nợ xấu cao hơn so với các Chi nhánh khác trên cùng địa bàn.

- Lãi treo không những không giảm mà số dư lãi treo cũng còn tăng lên theo các năm.

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011.

- Trong hoạt động tín dụng vẫn còn để xảy ra tình trạng khách hàng phàn nàn về nhiều mặt như chất lượng sản phẩm tín dụng so với ngân hàng khác, thời gian xét duyệt còn lâu, trình độ chuyên môn của cán bộ QHKH.

- Các sản phẩm của BIDV đôi lúc còn chưa đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tế phải thường xuyên thay đổi và ban hành các sản phẩm mới.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Chi nhánh chưa chú trọng đúng mức xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Một chiến lược phát triển kinh doanh cần được xây dựng trên sự đánh giá thực trạng của ngân hàng về vốn, tài sản, nhân lực công nghệ so với mức độ phát triển hiện tại của hệ thống ngân hàng trên thế giới khu vực trong nước và dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai. Chưa xây dựng được hệ thống mục tiêu qua từng giai đoạn, các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu đó. Tỷ lệ dư nợ bán lẻ tại Chi nhánh còn thấp, chưa chú trọng nhiều trong công tác tiếp thị khách hàng, đặc biệt là khách hàng dân doanh, tuy đã chủ động tìm đến khách hàng nhưng phương pháp chưa tốt, nên hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, chính sách tín dụng còn nhiều bất cập như quy định khách hàng phải có hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính theo báo cáo tài chính gần nhất đáp ứng một mức nhất định. Điều này gây khó khăn cho khách hàng vay vốn khi không đáp ứng được mức nhất định và không phản ánh được kịp

thời sự thay đổi khi mà các khách hàng có sự thay đổi vốn chủ sở hữu trong năm nhưng phải đến năm sau thì mới được áp dụng để tính.

Thứ ba, quy trình tín dụng hiện đang áp dụng tuy đã tách bạch chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận tham gia trong quá trình cấp tín dụng nhưng việc phối hợp giữa các bộ phận chưa tốt, thủ tục luân chuyển giao nhận hồ sơ chứng từ rườm rà nên việc giải ngân chậm trễ và khiến các khách hàng phàn nàn.

Thứ tư, công tác quản lý, kiểm tra giám sát chưa thực sự sát sao, thường xuyên và quyết liệt. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng, về trình độ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ đòi hỏi phải tinh thông về nghiệp vụ, nhưng hiện nay cán bộ kiểm soát của Chi nhánh còn yếu về nghiệp vụ chuyên môn tín dụng, chưa tương xứng với công việc, chính vì vậy, có lúc kiểm soát vẫn không phát hiện được sai sót trong hồ sơ tín dụng.

Thứ năm, chất lượng thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh chưa cao. Dự án, phương án đầu tư là căn cứ quan trọng để ngân hàng có thể xác định các yếu tố liên quan đến khoản tín dụng như tổng vốn đầu tư, lãi suất và thời gian đầu tư. Nhưng hiện nay, thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư là vấn đề càng khó đối với cán bộ ngân hàng. Do khả năng dự báo kém, thiếu sự nắm bắt tình hình thị trường. Mà nội dung của dự án gồm nhiều yếu tố mang tính dự báo, đặc biệt đối với dự án trung và dài hạn, dự án đầu tư mới, hoặc dự án có quy mô đầu tư lớn. Các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR đều được tính trên số liệu của 3 đến 10 năm sau. Khi mà khả năng dự báo yếu, không nắm bắt được tình hình thị trường thì những dự tính trên chỉ làm cho đủ thủ tục, chẳng ai dám chắc đúng. Bản thân cán bộ trực tiếp cũng cảm thấy điều đó.

Thứ sáu, công tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng. Tình hình kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh còn mang tính sơ sài, thiếu tính nghiệp vụ và chưa đánh giá được khả năng thu hồi nợ từ khoản vay đã được kiểm tra. Việc xác định nhu cầu và mục đích sử dụng thực sự

đối với khoản vay đòi hỏi phải có những kỹ năng phân tích tốt về kế toán và tài chính doanh nghiệp, về mặt này, nhiều cán bộ tín dụng còn yếu khi đánh giá, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

Thứ bảy, năng lực và kinh nhiệm của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mà một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người. Cán bộ tín dụng của Chi nhánh đều có trình độ đại học nhưng phần lớn còn trẻ, chưa nhiều kinh nhiệm nghề nghiệp. Trong thời gian tới thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả, thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ yếu cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Bởi vậy, việc tuyển chọn cán bộ tín dụng cần quân tâm đến: năng lực công tác tín dụng, kinh nhiệm và đạo đức của cán bộ.

* Nguyên nhân khách quan

Có nhiều nguyên nhân khách quan từ ngoài hệ thống ngân hàng tác động tới chất lượng tín dụng. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, môi trường vĩ mô chưa thông thoáng. Môi trường kinh tế, môi trường đầu tư chưa ổn định. Thị trường trong nước kém phát triển, thiếu đồng bộ, thiếu tính dự báo. Các chính sách vĩ mô nhất là các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, nhà đất hay thay đổi, có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Sự hỗ trợ của nhà nước đối với kinh tế ngoài quốc doanh còn ít, sân chơi của các doanh nghiệp chưa thực sự bình đẳng. Môi trường cạnh tranh còn yếu không lành mạnh như gian lận, tham nhũng, gây khó khăn cho người làm ăn nghiêm túc. Việc tăng cường và hoàn thiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định để các doanh nghiệp phát triển thuận lợi là rất cần thiết. Tạo điều kiện cho khách hàng mạnh lên sẽ bảo đảm cho ngân hàng mở rộng thị trường kinh doanh có hiệu quả.

Hai là, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cụ thể:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoạt động ngân hàng và luật dân sự về điều khoản lãi suất có sự mâu thuẫn nhau và cơ chế tín dụng chưa rõ ràng trách nhiệm pháp lý của bên cho vay và bên vay. Dẫn đến khó khăn cho ngân hàng khi khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ.

+ Về điều kiện cho vay, thực tế để tìm kiếm những doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay thì rất khó khăn, có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn vay mà không vay được. Còn nếu nới lỏng các điều kiện cho vay thì dễ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Theo quy định doanh nghiệp luôn phải có khả năng tài chính đảm bảo trong suốt thời gian vay, điều này trên thực tế hiện nay khó có thể đạt được đã gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng, vì đa số khi xác định khả năng tài chính của khách hàng, Ngân hàng chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính, nếu như báo cáo tài chính thiếu trung thực thì việc đánh giá khả năng tài chính chỉ mang tính hình thức trong khi hiện nay quy định về kiểm toán chưa mang tính bắt buộc.

+ Về cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp. Theo quy định của pháp luật thì cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản là bản hợp đồng được ký kết giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp, cùng bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được đồng đều. Do đó, thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản. Cụ thể như đối với DNNN hầu hết không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao của cơ quan thẩm quyền. Vì thế, thực tế nhiều DNNN vay vốn chưa thực hiện thế chấp tài sản, một phần vì chưa làm được giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ.

+ Vấn đề phát mãi tài sản thế chấp: Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế... Thời

gian và thủ tục phát mãi tài sản thường kéo dài, chi phí ngoài cao. Dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng.

Ba là, khách hàng thiếu khả năng quản trị tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh. Khách hàng không kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khiến Chi nhánh không thể nắm bắt được khả năng thực sự của khách hàng vay vốn. Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích trong hợp đồng tín dụng dẫn đến nguy cơ thất thoát vốn cho ngân hàng. Mặt khác, trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng vốn không hợp lý làm thất thoát vốn vào những chi phí không cần thiết.

Bốn là, các ngân hàng vẫn bị cuốn vào cuộc đua lãi suất và tăng trưởng tín dụng, dẫn đến việc thiếu thận trọng trong cho vay, giản lược quy trình tín dụng làm cho số khoản vay chất lượng kém tăng lên.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)