2.2. Thực trạng đãi ngộ nhân lực tại Công ty TNHH Diễn Loan
2.2.1. Thực trạng đãi ngộ tài chính
Phân tích dữ liệu sơ cấp
* Phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập. Trong quá trình nghiên cứu tôi không điều tra hết toàn bộ các đơn vị của công ty mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị, cá nhân tiêu biểu thông qua hai phương pháp sau:
a. Phương pháp bản câu hỏi phiếu điều tra trắc nghiệm
Mục đích của phương pháp này là nắm bắt được thực trạng và tình hình đãi ngộ tài chính tại công ty TNHH Diễn Loan. Tôi đã tiến hành phương pháp này theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng phiếu điều tra trắc nghiệm gồm những câu hỏi dành cho nhân viên về đãi ngộ tài chính tại công ty. Phiếu điều tra gồm các câu hỏi chung về công ty, các chính sách đãi ngộ của công ty và thực tế người lao động nhận được các chính sách đó như thế nào (Phụ lục số 1).
Bước 2: Phát phiếu điều tra tới người lao động. Tôi đã phát 50 phiếu điều tra đến NLĐ tại các bộ phận khác nhau nhằm thu được kết quả một cách tổng quan nhất.
Bước 3: Thu thập phiếu điều tra trắc nghiệm. Tôi đã thu về được 40 phiếu điều tra hợp lệ.
Bước 4: Xử lý phiếu điều tra. Các phiếu thu về đạt thông tin đầy đủ về mặt nội dung và yêu cầu. Tôi đã tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu, các thông tin để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
b. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Ở đây, tôi đã dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 6 nhà quản trị trong công ty theo bảng câu hỏi điều tra gồm 10 câu hỏi chuẩn bị trước. Tôi đã gọi điện trước và xin gặp để phỏng vấn trực tiếp một số vấn đề liên quan tới các hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công ty. 6 nhà quản trị sau:
Bà: Phạm Mai Lan (phó giám đốc)
Nguyễn Minh Hiền (trưởng phòng kế toán – tài chính)
Trần Tuấn Sơn (trưởng phòng kinh doanh tour du lịch)
Nguyễn Thành Nam (trưởng phòng vé máy bay)
Nguyễn Văn Việt (trưởng phòng kinh doanh vận chuyển)
Nội dung câu hỏi chủ yếu xoay quanh các nội dung về hoạt động đãi ngộ nhân lực tại công ty (Phụ lục số 3).
Từ đó, tôi ghi chép lại và nắm bắt được thực trạng của công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty.
* Phương pháp xử lý dữ liệu
Từ những dữ liệu đã thu thập được, bằng phương pháp thống kê tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu. Sau đó, tôi tiến hành so sánh, phân tích để xử lý dữ liệu. Ở đây, tôi đã so sánh dữ liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, so sánh dữ liệu giữa các năm, so sánh giữa các nội dung và hình thức đãi ngộ khác nhau để thuận lợi cho việc phân tích. Tiếp đó, tôi đã tiến hành phân tích các dữ liệu theo các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ tại công ty. Từ đó, đưa ra các nhận định làm cơ sở cho viêc đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình đãi ngộ tài chính tại Công ty TNHH Diễn Loan.
* Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp
- Qua phiếu điều tra
Số liệu từ 40 phiếu điều tra trắc nghiệm hợp lệ được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2.4: Ý kiến về công tác đãi ngộ tài chính
Đơn vị tính: Phiếu
STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ trọng 1 Mức lƣơng hiện tại
Khoảng 1-3 triệu đồng 08 20%
Khoảng 3 – 5 triệu đồng 08 20%
Khoảng 5 – 10 triệu đồng 16 40%
STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ trọng 2 Sự hài lòng về mức lƣơng Rất hài lòng 0 0% Hài lòng 12 30% Bình thường 20 80% Không hài lòng 08 20%
3. Các khoản hỗ trợ ngoài tiền lƣơng
Tiền thưởng 16 40% Phụ cấp 08 20% Phúc lợi 0 0% Trợ cấp 24 60% Cổ phần 0 0% 4. Chính sách đƣợc hƣởng ở công ty BHXH 40 100% BHYT 40 100%
Tham gia công đoàn 0 0%
Đóng góp cổ phần 0 0%
5. Chế độ thƣởng dựa trên cơ sở
Hoàn thành kế hoạch 36 60% Đạt danh hiệu 0 0% Có sáng kiến 0 0% 6. Chế độ thƣởng Rất tốt 0 0% Tốt 0 0% Khá tốt 16 40% Chưa tốt 24 60%
(Nguồn:Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm)
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng mức lương của nhân viên trong công ty tuy không cao nhưng nằm ở mức độ trung bình trong quỹ tiền lương của xã hội nói
chung, cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Nhưng khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với việc trả lương của công ty thì có 8 phiếu chiếm 20% trả lời là không hài lòng về mức lương hiện tại mà công ty trả cho họ, 20 phiếu chiếm 50% cảm thấy bình thường với mức lương và có 12 phiếu chiếm 30% cho rằng họ hài lòng với mức lương đó, với công sức họ bỏ ra và có thể chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình và gia đình. Tuy nhiên ở mức độ rất hài lòng, thì qua khảo sát cho thấy không có nhân viên nào chọn. Như vậy có thể nói, việc xây dựng bảng lương cho nhân viên của công ty là hợp lý, được nhân viên chấp nhận. Với mức lương này, họ có thể đáp ứng được những nhu cầu căn bản trong cuộc sống sinh hoạt cho gia đình. Từ bảng trên, xây dựng được biểu đồ về mức độ hài lòng của nhân viên như sau:
Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng của nhân viên về mức lƣơng hiện tại
(Nguồn:Tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm)
Tất cả nhân viên trong công ty đều được hưởng BHXH, BHYT, tham gia công đoàn, nhưng không có đóng góp cổ phần. Hầu hết các nhân viên đều đánh giá các khoản hỗ trợ như BHXH, BHYT là tốt “tỷ trọng số phiếu chọn là 40/40”.
Tuy nhiên nhân viên chưa hài lòng với chế độ thưởng của công ty, trong 40 phiếu điều tra có đến 24 phiếu điều tra chiếm 60% số phiếu nói rằng công ty chưa có chính sách thưởng thoả đáng cho nhân viên, chỉ có 16 phiếu cho rằng chế độ thưởng khá tốt.
Đánh giá: Có thể nói, đãi ngộ tài chính ở công ty TNHH Diễn Loan tuy chưa
cao so với các doanh nghiệp nước ngoài nhưng cũng đã đáp ứng được phần nào đời sống sinh hoạt của nhân viên, giúp nhân viên trong công ty yên tâm làm việc. Tuy nhiên, công ty cần nâng cao hơn nữa các chế độ đãi ngộ tài chính khác ngoài tiền lương như thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên để họ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bản thân và gia đình.
- Qua phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý trong công ty bao gồm bà Phạm Mai Lan – phó giám đốc và 5 trưởng phòng các phòng ban. Kết quả phỏng vấn thu được như sau:
Hiện nay, chính sách đãi ngộ tài chính của công ty thông qua các hình thức lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi. Kết quả phỏng vấn cho thấy công tác đãi ngộ tài chính của công ty vẫn còn nhiều bất cập, gặp nhiều khó khăn trong công tác đãi ngộ tài chính. Đa số mọi người đều cho rằng công ty vẫn chưa làm tốt công tác đãi ngộ tài chính, tiền lương thấp, các hình thức đãi ngộ khác như tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp chưa đa dạng. Công ty hiện nay đang thiếu cán bộ làm công tác quản lý tài chính có chuyên môn và quỹ lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp còn eo hẹp. Mức lương trả cho người lao động chưa cao nhưng cũng một phần phản ánh đúng trình độ người lao động. Các hình thức thưởng, phụ cấp, trợ cấp chưa đa dạng nhưng đã đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Công ty chưa có chính sách rõ ràng về đãi ngộ tài chính, hệ thống đánh giá thành tích cho người lao động chưa rõ ràng, công tác đãi ngộ tài chính đôi khi chưa chính xác, hiệu quả. Bên cạnh những bất cập trong công tác đãi ngộ tài chính công ty cũng đạt được một số hiệu quả như: thanh toán tiền lương cho công nhân viên trong công ty hết sức nhanh chóng kịp thời, công ty đang áp dụng tốt công nghệ thông tin vào trong công tác đãi ngộ tài chính. Hiện tại công ty đang có định hướng hoàn thiện công tác đãi ngộ tài chính, đảm bảo tính công bằng, phù hợp bằng cách xây dựng hệ thống đánh giá thành tích hợp lý, đào tạo lại đội ngũ làm công tác trả lương…
Tóm lại, qua kết quả phỏng vấn nhận thấy công tác đãi ngộ tài chính của công ty chưa đạt hiệu quả. Kết quả của tình trạng này là một số nhân viên đã xin chuyển công tác tới các doanh nghiệp có mức lương cao hơn, đặc biệt là sự làm việc kém hiệu quả của đội ngũ nhân viên do họ làm việc chưa hết khả năng. Công ty đang có định hướng hoàn thiện và nâng cao công tác đãi ngộ tài chính, để cho công tác này thật sự thỏa mãn nhu cầu của mọi người và công ty ngày càng có nhiều người tài giỏi vào làm hơn.
2.2.1.1. Thực trạng đãi ngộ qua tiền lương
Là một công cụ đãi ngộ nhân lực quan trọng trong phòng kinh doanh tour du lịch nói riêng và của Công ty TNHH Diễn Loan nói chung. Nó thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Căn cứ để tính lương cho người lao động: Căn cứ vào nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung; căn cứ vào bộ luật Lao động, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Lao Động ngày 29/06/2012; căn cứ vào quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14/12/2010; căn cứ vào kết quả hoạt động đánh giá nhân lực của công ty để thực hiện phân bổ tiền lương, tiền thưởng và các chính sách trợ cấp và phúc lợi.
Công ty đã áp dụng viêc trả lương cho nhà quản lý, nhân viên phòng kế toán và phòng hành chính theo cách trả lương theo thời gian căn cứ vào phiếu tính giờ và bảng chấm công của công ty và được nhận lương vào ngày 25 hàng tháng. Nếu ngày trả lương rơi vào thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày lễ thì việc trả lương sẽ được thực hiện sớm hơn một ngày.
Tiền lương = Tiền lương cơ bản + Tiền làm thêm giờ Trong đó:
Lương cơ bản = lương chính + các khoản phụ cấp, trợ cấp
Lương chính = lương tối thiểu * hệ số lương * thời gian làm việc thực tế tại công ty (thời gian làm việc theo quy định).
Lương tối thiểu do nhà nước quy định. Nhà nước quy định lương tối thiểu hiện nay là 1.150 nghìn đồng/ tháng.
Hệ số lương = hệ số chức danh + hệ số trình độ + hệ số thâm niên công tác. Thời gian làm việc theo quy định của công ty là 26 ngày/tháng
Lương thực lĩnh là lương sau khi đã khấu trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Lương thực tế = lương cơ bản – bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế Tiền làm thêm giờ = Đơn giá làm thêm giờ x Số giờ làm thêm
Đối với việc đi làm vào các ngày thứ 7, chủ nhật thì được hưởng lương 200%, ngày lễ tế thì được hưởng 300% lương thời gian đi làm.
Phương pháp tính lương theo thời gian thì tiền lương được hưởng sẽ phụ thuộc vào hệ số chức danh công việc, hệ số trình độ, hệ số thâm niên công tác.
Ví dụ: bà Lê Thu An nguyên là nhân viên phòng kế toán, hệ số lương của bà là là
4,5. Hệ số lương này bao gồm tổng của ba hệ số lương là hệ số lương chức danh, hệ số lương trình độ, hệ số thâm niên công tác. Bà được phụ cấp trách nhiệm là 20% lương. Tiền lương của bà sẽ được tính như sau:
Lương chính = 4,5 * 1.150.000 = 5.175.000 (đồng)
Lương cơ bản = 5.175.000 + 20% *5.175.000 = 6.210.000 (đồng)
Các khoản khấu trừ: bảo hiểm xă hội = lương cơ bản * 7% =6.210.000 * 7% = 434.700 (đồng)
Bảo hiểm y tế = lương cơ bản * 3% =6.210.000 * 3% = 186.300 (đồng) Lương thực lĩnh = lương cơ bản – các khoản khấu trừ
= 6.210.000 – (434.700 + 186.300)
= 5.589.000 (đồng)
Tương tự cách tính lương như trên ta tính lương cho các nhà quản lý và nhân viên còn lại.
Bên cạnh đó, công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo doanh thu đối với bộ phận nhân viên kinh doanh trong công ty.
Tiền lương khoán theo doanh thu = lương tối thiểu công ty quy định + doanh thu * Hệ số trích lương.
Trong đó:
Lương tối thiểu công ty quy định là 1.500.000 đồng. Hệ số trích lương của công ty bằng 0,5% doanh thu.
Công ty cũng trả lương vào ngày 25 hàng tháng, bằng cách theo dõi ngày công lao động thực tế của từng nhân viên trong công ty, từng phòng và ghi vào bảng chấm công. Đến cuối tháng bộ phận theo dõi tổng hợp thời gian lao động của từng người theo nội dung bảng chấm công, sau đó chuyển cho người lao động ký nhận
rồi chuyển xuống bộ phận tính lương, bộ phận tính lương xong sẽ chuyển xuống cho bộ phận kế toán để thực hiện chi trả lương cho người lao động vào đầu tháng.
Tiền lương tính cho nhân viên thử việc: trong thời gian thử việc nhân viên đó được chi trả 75% lương của người có cùng chức danh, công việc. Sau thời gian thử việc 1 tháng thì nhân viên đó được hưởng 85% lương của người có cùng chức danh, công việc và hưởng 100% lương sau 3 tháng.
Thu nhập luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của người lao động vì vậy chính sách đãi ngộ tài chính của công ty ngày càng phải hoàn thiện hơn để người lao động ngày càng có thu nhập cao hơn, đó cũng là mong muốn của tất cả người lao động. Tình hình thu nhập của người lao động trong một vài năm gần đây được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân của ngƣời lao động
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 CL TL% CL TL% Doanh thu(M) Trđ 12.065 16.398 20.975 4.333 35,91 4.577 27,91 Tổng quỹ lương(X) Trđ/th 621 985,6 1161,12 364,6 58,71 175,52 17,81 Tổng số lao động (T) Người 115 128 123 13 11,3 -5 -3,9 Thu nhập bình quân (M=X/T) Trđ/ng 5,4 7,7 9,44 2,3 42,59 1,74 22,59
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Qua bảng 2.5 thì thu nhập bình quân người lao động năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,3 triệu đồng/ người (tỷ lệ tăng là 42,59%). Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người vẫn tăng 1,74 triệu đồng/ người (tỷ lệ tăng là 22,59%) so với 2012. Như vậy ta thấy tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty chưa hẳn là cao song nhìn chung đều tăng qua các năm. Tuy nhiên năm 2013 thì thu nhập bình
quân của người lao động tăng ít hơn năm 2012 là do công ty đang trong giai đoạn mở rộng thị trường. Nhưng nhìn chung cuộc sống của người lao động vẫn được bảo đảm. Công ty cũng đã có những giải pháp cụ thể để có thể tăng lương cho người lao động. Về cơ bản việc sử dụng công cụ tiền lương của Công ty như vậy là hợp lý.
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập một số nhà quản lý và nhân viên tháng 3- 2013
Đơn vị: Đồng
TT Họ và tên Chức vụ Thu nhập
1 Nguyễn Thị Loan GĐ 15.072.000
2 Phạm Mai Lan PGĐ 13.235.800
3 Đào Hoài Thu TP hành chính 11.015.550
4 Nguyễn Minh Hiền TP kế toán 12.312.250
5 Trần Tuấn Sơn TP kinh doanh tour du lịch 12.223.450 6 Nguyễn Thành Nam TP vé máy bay và khách sạn 10.838.670
7 Lê Thu An NV phòng kế toán 5.589.000
8 Phạm Tú Anh NV phòng kinh doanh tour du lịch 5.963.570 9 Nguyễn Thị Huệ NV phòng kinh doanh vận chuyển 6.732.000 10 Lê Thị Bình NV phòng vé máy bay và khách sạn 7.025.240 11 Nguyễn Ngọc Hoa NV phòng hành chính 5.892.010 12 Nguyễn Thị Liên NV phòng kinh doanh tour du lịch 8.115.630 13 Hoàng Bích Vân NV phòng vé máy bay và khách sạn 6.920.000
(Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)
Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập của những nhân viên và nhà quản lý có sự khác nhau rõ rệt. Đối với nhà quản lý, nhân viên phòng hành chính, phòng kế toán