Các phƣơng thức thanh toán áp dụng trong thanh toán biên mậu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 33 - 80)

1.4 VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC ÁP DỤNG

1.4.3. Các phƣơng thức thanh toán áp dụng trong thanh toán biên mậu

mậu

Hiện nay, các ngân hàng thương mại có Chi nhánh tại biên giới giáp ranh với các nước láng giềng đã triển khai một số phương thức thanh toán biên mậu nhằm giúp đa dạng hoá loại hình hoạt động dịch vụ này, một số phương thức thanh toán biên mậu chủ yếu đang được áp dụng hiện nay:

a. Thanh toán bằng Hối phiếu ngân hàng:

* Khái niệm hối phiếu: “Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu”.

* Phương thức thanh toán theo Hối phiếu ngân hàng là phương thức người nhập khẩu chuyển trả cho người xuất khẩu, bằng cách người nhập khẩu

nộp đủ số tiền tại ngân hàng và yêu cầu ngân hàng phát hành hối phiếu để trả cho người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ giao hối phiếu cho người nhập khẩu để trả thẳng cho người xuất khẩu.

Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh toán theo Hối phiếu Ngân hàng

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Bước 1: Khách hàng nhập khẩu lập đề nghị xin cấp Hối phiếu gửi Ngân hàng phát hành. Trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, số tiền yêu cầu thanh toán và nội dung thanh toán. Khách hàng phải có đủ số dư trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng phát hành Hối phiếu.

- Bước 2: Ngân hàng phát hành căn cứ đề nghị của người nhập khẩu, tiến hành phát hành hối phiếu cho người nhập khẩu. Trên hối phiếu phải ghi đầy đủ nội dung như: tên ngân hàng phát hành; Dấu và chữ ký thẩm quyền của ngân hàng phát hành (theo mẫu đã đăng ký); Ngày phát hành Hối phiếu; Loại tiền, số tiền thanh toán; Chữ ký thứ nhất của người nhập khẩu.

Hối phiếu có hiệu lực trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hành. - Bước 3: Ngân hàng phát hành lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán giao cho ngân hàng đối tác uỷ nhiệm thanh toán hối phiếu.

(1) Đề nghị (5) Xuất trình (2) Hối phiếu (3) Bảng kê chứng từ Ký HĐNT, giao hàng (4) HP P NH phát hành NH thanh toán Nhà NK Nhà XK (6) Thanh toán

- Bước 4: Người nhập khẩu giao hối phiếu cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) để nhận hàng hóa. Người thụ hưởng có trách nhiệm kiểm tra nội dung ghi trên hối phiếu, đảm bảo tính chính xác.

- Bước 5: Người thụ hưởng xuất trình hối phiếu tại ngân hàng được uỷ nhiệm thanh toán, yêu cầu người nhập khẩu cùng có mặt để ký lại chữ ký thứ hai, viết đúng tên người nhận tiền và số tiền giao dịch thực tế (không cao hơn số tiền ghi trên hối phiếu).

- Bước 6: Ngân hàng được uỷ nhiệm thanh toán kiểm tra tính chân thực của Hối phiếu, đối chiếu chữ ký của người nhập khẩu với liên 2 hối phiếu đã được ngân hàng lập chuyển đến, khớp hối phiếu với bảng kê chứng từ thanh toán. Nếu đúng thực hiện ghi nợ tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành để trả tiền cho người thụ hưởng.

Một số điểm hạn chế khi thanh toán bằng hối phiếu ngân hàng

- Thời gian để thanh toán hối phiếu lâu hơn các phương thức khác.

- Người chuyển tiền phải ghi Nợ ngay thời điểm hối phiếu được phát hành, trong khi việc ghi Có cho người thụ hưởng phải chờ mất một thời gian nhất định.

- Hối phiếu có thể bị thất lạc hoặc bị đánh cắp và có thể bị lợi dụng do qui trình giao nhận hối phiếu có nhiều thành phần tham gia.

- Các NHTM hiện nay thường áp dụng mức phí cao khi thanh toán bằng hối phiếu

b. Thanh toán bằng Thư uỷ thác:

Thư uỷ thác là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng đối phương trích tài khoản tiền gửi của mình để chuyển tiền đi một ngân hàng khác hoặc chuyển đổi ngoại tệ từ tài khoản Đô la mỹ (USD) sang tài khoản thanh toán bằng đồng bản tệ.

Trong phương thức này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong trường hợp trả tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi

ro không được người bán giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.

c. Thanh toán bằng điện chuyển tiền

Phương thức thanh toán theo thư ủy thác chuyển tiền là phương thức người nhập khẩu ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán bằng điện chuyển tiền

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Bước 1: Khách hàng nhập khẩu xuất trình bộ hồ sơ xin thanh toán gồm hợp bộ đồng ngoại thương kèm theo lệnh chuyển tiền và uỷ nhiệm chi đề nghị trích chuyển tiền từ tài khoản của mình để trả cho bên xuất khẩu.

- Bước 2: Ngân hàng phát hành căn cứ bộ hồ sơ chuyển tiền của khách hàng tiến hành lập điện chuyển tiền (mẫu MT 103) thông qua hệ thống SWIFT gửi tới ngân hàng đối tác TTBM, để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Trên điện chuyển tiền phải thể hiện đầy đủ nội dung sau: Ký mã hiệu tham chiếu; Ngày lập điện; Loại tiền và số tiền thanh toán; Tên địa chỉ người chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền; Tên ngân hàng trả tiền; Tên, địa chỉ, số tài khoản của người hưởng lợi; Thông tin, nội dung chuyển tiền; Phí chuyển tiền.

- Bước 3: Chuyển điện đi qua Hệ thống thanh toán viễn thông liên Ngân

(4) Thanh Toán (1) Đề nghị (3) Chứng từ (2) Chuyển điện Ký HĐNT, giao hàng NH phát hành NH thanh toán Nhà NK Nhà XK

hàng Quốc tế (SWIFT). Trả 01 bản điện cho khách hàng chuyển tiền.

- Bước 4: ngân hàng thanh toán nhận được bức điện, tiến hành kiểm tra các thông tin trên điện chuyển tiền, nếu khớp đúng thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng).

Ưu điểm

- Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền; thời gian chuyển tiền tương đối ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền.

Nhược điểm

- Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước, nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.

- Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi mới thực hiện.

d. Phương thức thanh toán qua mạng Internet

Là phương thức thực hiện các lệnh chi, các giấy báo có, các điện tra soát và các loại điện khác mà các chi nhánh giáp biên giới Việt - Trung gửi cho nhau thông qua mạng Internet. Các bức điện này đã được mã hóa và được xác thực bằng USB key. USB key là thiết bị lưu trữ các thông tin cá nhân của chủ sở hữu, đồng thời có chức năng xác nhận quyền hạn và chữ ký điện tử trong giao dịch của chủ sở hữu trong hệ thống Internet Banking.

Sơ đồ 1.3. Quy trình thanh toán qua mạng Internetbanking

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Bước 1: Khách hàng nhập khẩu xuất trình bộ hồ sơ xin thanh toán gồm hợp bộ đồng ngoại thương kèm theo lệnh chuyển tiền và uỷ nhiệm chi đề nghị trích chuyển tiền từ tài khoản của mình để trả cho bên xuất khẩu.

- Bước 2: Ngân hàng phát hành căn cứ bộ hồ sơ chuyển tiền của khách hàng tiến hành lập Điện chuyển tiền (mẫu MT 103) thông qua mạng Internet gửi tới ngân hàng đối tác TTBM, để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Trên điện chuyển tiền phải thể hiện đầy đủ nội dung sau: Loại tiền và số tiền thanh toán; Tên địa chỉ người chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền; Tên ngân hàng trả tiền; Tên, địa chỉ, số tài khoản của người hưởng lợi; Thông tin, nội dung chuyển tiền.

- Bước 3: Phê duyệt chuyển tiền qua mạng Internet. Trả 01 bản điện cho khách hàng chuyển tiền.

- Bước 4: Ngân hàng thanh toán nhận được bức điện, tiến hành kiểm tra các thông tin trên điện chuyển tiền, nếu khớp đúng thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng).

Ưu điểm

Thanh toán biên mậu qua Internet Banking, khách hàng tiết kiệm được (4) Thanh toán (1) Đề nghị

(3) Chứng từ

(2) Chuyển điện qua Internet Banking

Ký HĐNT, giao hàng

NH phát hành NH thanh toán

nhiều thời gian thanh toán, giảm thiểu được rủi ro, quy trình thanh toán được thực hiện chính xác, và đặc biệt tiết kiệm được nhiều chi phí bởi phí dịch vụ rất rẻ, việc luân chuyển chứng từ được đơn giản hóa, cho phép đối chiếu ngay chứng từ thanh toán, số dư, chi tiết từng món giao dịch, chuyển tiền, thanh toán, in chứng từ...

Nhược điểm

Có thể gặp rủi ro về phía công nghệ của ngân hàng trong trường hợp lỗi hệ thống mạng truyền thông, mạng máy tính dẫn đến sự chậm trễ trong thanh toán có thể bị trùng lặp lệnh, phụ thuộc công nghệ ngân hàng đối tác.

Tùy theo tình hình thực tế, các chi nhánh giáp biên giới với các nước có chung biên giới được phép TTBM trực tiếp thỏa thuận với các chi nhánh ngân hàng thương mại của các nước có chung biên giới để triển khai thực hiện TTBM theo các phương thức trên.

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU

Để có cái nhìn tổng quát hơn đối với hoạt động thanh toán biên mậu, bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa thì việc xem xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực này cũng là điều cần thiết, bởi lẽ đối với bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào cũng đều chịu sự tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan, nhất là những lĩnh vực mang tính chất đặc thù cao như thanh toán biên mậu, nội dung dưới đây sẽ đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng ấy.

1.5.1 Các yếu tố khách quan

a. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Hiện nay chính phủ đã ban hành một số chính sách để làm hành lang pháp lý cho hoạt động TTBM. Các chính sách được đưa ra có chính sách đem lại ảnh hưởng tích cực tới TTBM nhưng có những chính sách gây ảnh hưởng

xấu làm cản trở hoạt động TTBM phát triển bởi vì hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động ngoại thương do đó ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động TTBM: như các chính sách về thuế, chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại hối…

Do đó, nếu nhà nước đưa ra được các chính sách đúng đắn và kịp thời sẽ đem lại ảnh hưởng tốt làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa trong nước, giúp cho hoạt động TTBM có thể phát triển tốt. Ngược lại nếu đưa ra chính sách kinh tế không hợp lý như: chính sách thuế quá nặng sẽ không khuyến khích xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm giảm hoạt động TTBM, tương tự đó nếu nhà nước đưa ra các chính sách quản lý ngoại hối đối với các đồng tiền của các nước láng giềng không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán xuất nhập khẩu giữa trong nước với các nước có chung đường biên giới từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ trong nước do đó không thể đáp ứng nhu cầu TTBM của các Ngân hàng.

b. Sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới của mỗi quốc gia.

Tình hình thương mại của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTBM của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động thương mại biên giới lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như các nhân tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị luật pháp, xã hội, văn hoá, tôn giáo…do đó, nếu quốc gia nào có môi trường kinh tế chính trị ổn định, môi trường xã hội được đảm bảo an ninh thì sẽ thu hút được nhiều các doanh nghiệp nước láng giềng tham gia vào đầu tư máy móc sản xuất hàng hóa làm cho thương mại biên giới của quốc gia đó phát triển. Thương mại biên giới phát triển kéo theo sự phát triển hoạt động TTBM của quốc gia đó phát triển theo, ngược lại nếu thương mại biên giới không phát triển hoặc phát triển chậm thì sẽ làm thu hẹp hoạt động TTBM của quốc gia nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng.

c. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và sự biến động của tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạt động TTBM của các ngân hàng thương mại được thể hiện:

Biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương

Khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ trở nên đắt tương đối so với đồng ngoại tệ của các nước lân cận. Giá hàng hoá xuất khẩu đắt lên tương đối trên thị trường quốc tế làm giảm lượng hàng hoá xuất khẩu và tăng hàng nhập khẩu do giá hàng hoá quốc tế rẻ tương đối so với hàng trong nước. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái tăng lên: xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm.

Biến động tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đang tiến tới thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước, những diễn biến bất thường của tỷ giá luôn gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong phát triển hoạt động thanh toán biên mậu. Các ngân hàng thương mại cần phải chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán biên mậu đem lại (nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí …) từ đó có những giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động thanh toán biên mậu.

1.5.2 Các nhân tố chủ quan:

a. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Trong thanh toán biên mậu luôn có vai trò tham gia cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thương mại bằng các phương thức thanh toán biên mậu

khác nhau. Mỗi ngân hàng thương mại đều có cách thức tổ chức hoạt động thanh toán biên mậu riêng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhằm đạt được tính tối ưu về các dịch vụ mà họ cung cấp, sử dụng một cách tốt nhất vốn trong kinh doanh, đảm bảo được việc kiểm soát, giám sát hoạt động thanh toán biên mậu.

b. Việc tổ chức điều hành thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu của ngân hàng thương mại

Để hoạt động thanh toán biên mậu diễn ra thuận lợi, các ngân hàng thương mại cần đưa ra được một quy trình thực hiện nghiệp vụ làm sao vừa tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng, dễ thực hiện đối với cán bộ thanh toán biên mậu nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn cho ngân hàng. Việc tổ chức thực hiện tốt sẽ giúp hoạt động thanh toán biên mậu diễn ra nhanh chóng và an toàn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

c. Mạng lưới thanh toán biên mậu

Mạng lưới thanh toán biên mậu là cách thức tổ chức các chi nhánh, các điểm giao dịch thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu. Mạng lưới thanh toán biên mậu ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng, đối tượng khách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 33 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)