Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 80 - 83)

2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc

Trong những năm qua cùng với sự nỗ lực của các ngành các cấp trong việc phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại với Trung Quốc, sự quan tâm của các cơ quan quản lý và sự nỗ lực của các NHTM trong việc phát triển các loại hình dịch vụ Ngân hàng phục vụ cho giao lưu kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hoạt động thanh toán biên mậu phục vụ cho hoạt động XNK qua biên giới Việt - Trung tại các Ngân hàng tại Lạng Sơn đã đạt được những kết quả cơ bản như sau:

- Thứ nhất, sau khi các thoả thuận hợp tác thanh toán biên mậu được ký

kết, các phương thức thanh toán đã nhanh chóng được đưa vào thực hiện và mạng lại hiệu quả rõ rệt, làm tăng nhanh tốc độ thanh toán xuất nhập khẩu, hạn chế tiền mặt lưu thông và đảm bảo an toàn tài sản. Thực tế cho thấy, đây là phương thức thanh toán phù hợp với đặc thù mậu dịch biên giới.

Ngay từ khi mới triển khai thực hiện, công tác thanh toán đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình. Cho đến nay phương thức thanh toán này đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, đáp ứng đòi hỏi của quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước. Đây cũng là điều kiện giúp các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá biên giới đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ ngoại thương còn rất hạn chế thì thanh toán biên mậu trở thành một giải pháp hữu hiệu.

- Thứ hai, doanh số thanh toán không ngừng tăng trưởng, các ngân hàng

tham gia thanh toán biên mậu chủ động trong việc cân đối trạng thái đồng bản tệ, thiết lập cơ chế thanh toán phù hợp với hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới, tiết kiệm một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Thứ ba, các Ngân hàng đã tổ chức được mạng lưới thu đổi ngoại tệ

đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp của hai nước và các nhu cầu về du lịch và dịch vụ. Tỷ giá áp dụng trong thanh toán là tỷ giá linh hoạt trên cơ sở tỷ giá chéo, sát tỷ giá thị trường, do khách hàng và Ngân hàng thoả thuận trong biên độ cho phép.

- Thứ tƣ, thanh toán biên mậu góp phần thu hút khách hàng mở tài

khoản tiền gửi thanh toán tăng, do vậy nguồn vốn huy động và các dịch vụ khác cũng tăng, nhất là dịch vụ chuyển tiền thanh toán trong nước để phục vụ khách hàng trước và sau hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Công tác thu đổi đồng Nhân dân tệ tại khu vực biên giới ngày càng được mở rộng, tạo lập được nguồn vốn phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thời từng bước khẳng định được vai trò của Ngân hàng trong việc chi phối thị trường ngoại hối khu vực biên giới.

- Thứ năm, nghiệp vụ thanh toán biên mậu đã hình thành một sản phẩm

mới trong hoạt động của các NHTM, tạo ra nguồn thu dịch vụ khá lớn cho các chi nhánh NHTM thực hiện dịch vụ thanh toán biên mậu.

- Thứ sáu, thanh toán biên mậu góp phần thúc đẩy quan hệ buôn bán

giữa hai nước, từng bước khai thông những ách tắc trong thanh toán xuất nhập khẩu Việt – Trung để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong những năm qua, tạo nên một quan hệ kinh tế đối ngoại song phương, ít chịu sự chi phối của thị trường quốc tế.

- Thứ bảy, thanh toán biên mậu đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng biên giới, làm cho kinh tế vùng biên giới ngày càng khởi sắc. Đưa công tác thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá biên giới thông qua hệ thống Ngân hàng đi vào nền nếp, từng bước theo những chuẩn mực quốc tế, góp phần tăng cường quản lý Nhà nước trong các hoạt động tiền tệ tại khu vực biên giới.

- Thứ tám, thanh toán biên mậu góp phần làm giảm các hiện tượng tiêu

cực trong công tác quản lý xuất nhập khẩu biên giới với Trung Quốc, tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát tài chính của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp hai nước.

- Thứ chín, hoạt động thanh toán qua biên mậu của các Ngân hàng trên

địa bàn đã tháo gỡ bước đầu những khó khăn ách tắc nhiều năm trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp hai nước. Mặc dù doanh số thanh toán qua ngân hàng còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng đã có xu hướng tăng rõ rệt. Qua 15 năm triển khai thanh toán biên mậu trên địa bàn chưa nẩy sinh một trường hợp tranh chấp hay rủi ro nào giữa các Ngân hàng trong khâu thanh toán.

Tóm lại, hoạt động thanh toán biên mậu đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế biên giới của đấu nước, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn tỉnh biên giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)